Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Di sản 500 năm của Leonardo da Vinci khiến Pháp, Italy "tạm gác" căng thẳng

03/05/2019 | 16:45

Danh họa người Italy đã có những năm cuối đời sống và làm việc tại Pháp.

Tuần này, các hoạt động kỷ niệm 500 năm ngày mất Leonardo da Vinci đã bắt đầu tại Amboise, thung lũng Loire. Tạm quên đi những căng thẳng gần đây, Pháp và Italy đã "bắt tay" cùng tưởng nhớ danh họa thời Phục hưng tại chính thị trấn nơi ông đã sống những năm cuối đời.

Năm 1516, ở tuổi 64, Leonardo da Vinci rời Italy để tới làm việc cho Vua Francis I của Pháp. Rất nhiều kiệt tác của ông như St. John the Baptis, Mona Lisa…, đều được da Vinci mang theo và sau đó bán cho hoàng gia Pháp. Đây cũng chính là khởi nguồn cho bộ sưu tập liên quan tới da Vinci hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, Paris.

Di sản 500 năm của Leonardo da Vinci khiến Pháp, Italy tạm gác căng thẳng - Ảnh 1.

(Phải) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Italy Sergio Mattarella (ảnh: getty)

Những di sản mà danh họa Phục hưng để lại, cũng là một trong những tranh chấp giữa Pháp và Italy. Tháng 11 năm ngoái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Italy Lucia Borgonzoni chia sẻ với truyền thông rằng, bà muốn tái đàm phán lại việc để bảo tàng Louvre mượn các tác phẩm của Leonardo nhằm phục vụ cho một buổi triển lãm, bởi vì "nước Pháp không thể có tất cả". Hiện chưa rõ liệu kiệt tác mang tính biểu tượng "Người Vitruvius" của da Vinci có được phép rời Venice, Italy tới trưng bày ở Louvre hay không.

Tuy nhiên, hôm thứ Năm (2/5), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Italy Sergio Mattarella đã tìm cách phần xoa dịu những bất đồng giữa hai nước – bắt đầu gia tăng từ giữa năm 2018 xung quanh chính sách nhập cư.

Di sản 500 năm của Leonardo da Vinci khiến Pháp, Italy tạm gác căng thẳng - Ảnh 2.

Leonardo da Vinci là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của văn hóa châu Âu và thế giới (ảnh: getty)

Hai nhà lãnh đạo có mặt tại khu mộ của Leonardo da Vinci nằm trong một nhà thờ tại lâu đài Amboise, cũng như cùng tới thăm nhà của danh họa ở gần đó, Clos Luce – cũng là nơi ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 2/5/1519.

"Đó là một động thái vô cùng ấn tượng, cho thấy hai quốc gia cùng chia sẻ ký ức này, nhân vật này, nền văn hóa đã kết nối hai bên", giám đốc của lâu đài Amboise Jean-Louis Sureau nói với Reuters.

"Leonardo da Vinci sinh ra tại Italy, là người Florence. Nhưng vượt xa hơn thế, ông có một sự nghiệp làm việc cho rất nhiều người quyền lực. Sự nghiệp này, và cuộc sống của ông kết thúc tại Pháp", Sureau nhấn mạnh.

Trong ba năm tại Pháp, da Vinci tập trung vào việc hoàn thành các kiệt tác, bức vẽ và tài liệu khoa học… còn đang dang dở của mình. Ngoài ra, ông cũng xuất hiện trong nhiều bữa tiệc xa hoa của Hoàng đế Pháp.

"Người đàn ông này, trước hết là một người Italy, nhưng cũng có thể được coi là một biểu tượng của văn hóa châu Âu", Catherine Simon Marion, một đại diện của dinh thự Clos Luce nói.

Minh Đức

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×