Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Đi làm ngày nghỉ bù dịp lễ 30/4 - 1/5 người lao động được tính lương như thế nào?

12/04/2023 | 08:00

Cách tính lương khi đi làm vào ngày nghỉ bù của ngày lễ sẽ khác với mức lương của các ngày lễ.

NLĐ được trả lương bao nhiêu khi đi làm ngày lễ 30/4 - 1/5?

Cả nước sắp bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, đây là một trong những kỳ nghỉ lễ dài trong năm. Đặc biệt, năm nay ngày nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương cũng sát với kỳ nghỉ lễ này, dẫn đến ngày nghỉ của người lao động (NLĐ) được kéo dài. 

Cụ thể, ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) là ngày 29/4 dương lịch, tiếp đó là ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Tuỳ vào chế độ làm việc của từng đơn vị, doanh nghiệp mà cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ sẽ có số ngày nghỉ khác nhau, tối đa 04 hoặc 05 ngày. 

Đi làm ngày nghỉ bù dịp lễ 30/4 người lao động được tính lương như thế nào? - Ảnh 1.

Cả nước sắp bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 - 1/5.

Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, các ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30/4 và 1/5 năm 2022 là những dịp lễ mà NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

 

Tuy nhiên, trong trường hợp NLĐ có nhu cầu làm việc vào các ngày được phép nghỉ lễ thì sẽ được tính lương như thế nào?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, NLĐ làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, sẽ được trả lương ít nhất bằng 300% chưa kể Công thức tính tiền lương đối với NLĐ hưởng lương theo ngày làm việc vào các ngày nghỉ lễ, Tết như sau:

Tiền lương 1 ngày lễ = Tiền lương một ngày 300% lương ngày

Theo đó, nếu NLĐ đi làm vào ngày lễ 30/4, 01/5 thì sẽ được trả lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.

Đi làm ngày nghỉ bù dịp lễ 30/4 người lao động được tính lương như thế nào? - Ảnh 2.

Có nhiều người lao động lựa chọn đi làm vào ngày nghỉ lễ để tăng thu nhập.

Đi làm ngày nghỉ bù, NLĐ được tính lương như thế nào? 

Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ quy định trường hợp NLĐ được nghỉ bù tại Khoản 3 Điều 111 như sau:

Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại Khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì NLĐ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương khi đi làm vào ngày nghỉ bù, cụ thể:

NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì NLĐ được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, trường hợp đi làm vào ngày nghỉ bù, NLĐ sẽ được trả tính lương như khi làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần.

Đi làm ngày nghỉ bù dịp lễ 30/4 người lao động được tính lương như thế nào? - Ảnh 3.

Cách tính lương khi đi làm vào ngày nghỉ bù của ngày lễ sẽ khác với mức lương của các ngày lễ.

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần của NLĐ được xác định như sau:

NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Ngoài ra, NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Như vậy, nếu NLĐ đi làm vào ngày nghỉ bù thì tiền lương sẽ được tính như sau:

- Nếu làm việc vào ban ngày: ít nhất 200% lương của ngày làm việc bình thường.

- Nếu làm việc vào ban đêm: ít nhất 270% lương của ngày làm việc bình thường. Như vậy, mặc dù cùng chung kỳ nghỉ lễ, nhưng nếu NLĐ đi làm vào ngày nghỉ bù của ngày lễ thì mức lương sẽ khác với mức lương của các ngày lễ.

 

Đi làm ngày nghỉ bù dịp lễ 30/4 người lao động được tính lương như thế nào? - Ảnh 4.

Doanh nghiệp có phải thưởng cho NLĐ dịp 30/4 và 1/5?

Theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người đó.

Với quy định này, việc có thưởng cho NLĐ hay không sẽ được xác định dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người đó. Điều này được quyết định bởi người sử dụng lao động.

Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn thưởng hoặc không thưởng cho NLĐ nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Tuy nhiên, nếu quy chế thưởng của doanh nghiệp hoặc trong các thỏa thuận khác với NLĐ có ghi nhận về việc thưởng tiền hoặc hiện vật vào dịp lễ 30/4 và 01/5 thì doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng cam kết.

Ngoài ra, các quy định hiện hành cũng không giới hạn mức thưởng dịp lễ, Tết cho NLĐ. Do đó, khoản tiền thưởng dịp 30/4 và 1/5 mà NLĐ nhận được sẽ không có mức cố định. Tùy vào nguồn tài chính của doanh nghiệp mà người sử dụng lao động có thể thưởng nhiều tiền hoặc thưởng ít tiền cho NLĐ.

HẠ VŨ

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×