Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Đẩy mạnh tuyên truyền Quảng bá Du lịch Việt Nam

27/09/2024 | 09:59

Để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, thời gian qua, Chính phủ, Bộ VHTTDL và các bộ ngành thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, marketing du lịch là một trong nhưng đột phá chiến lược nhằm phục hồi, phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững, hiệu quả. Góp phần vào việc thúc đẩy quảng bá du lịch Việt Nam, không thể thiếu vai trò của truyền thông trong đó có truyền thông trên báo điện tử.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong vừa ký Quyết định số 2802/QĐ-BVHTTDL ngày 25/9/2024 về Phê duyệt Đề cương chi tiết nhiệm vụ "Tuyên truyền Quảng bá Du lịch Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (http://bvhttdl.gov.vn) và báo điện tử Tổ quốc (http://Toquoc.gov.vn).

Nêu rõ sự cần thiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định đó là, Bộ VHTTDL cho biết, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị và Quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định với nhiều tiềm năng, lợi thế, tới năm 2030 kỳ vọng lớn du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một động lực quan trọng tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. 

Những năm qua, du lịch Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế; Lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt hơn 11,4 triệu lượt và 14,7 triệu lượt khách du lịch. Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng năm 2024 ước đạt 481,2 nghìn tỷ đồng. 

Để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, thời gian qua, Chính phủ, Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, marketing du lịch là một trong nhưng đột phá chiến lược nhằm phục hồi, phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững, hiệu quả. 

Góp phần vào việc thúc đẩy quảng bá du lịch Việt Nam, không thể thiếu vai trò của truyền thông trong đó có truyền thông trên báo điện tử. Với sức mạnh to lớn của truyền thông trong việc cung cấp, truyền tải thông tin, báo điện tử với lợi thế về ứng dụng CNTT luôn mang tới những sản phẩm báo chí hấp dẫn, hiện đại, thu hút đông đảo, dễ dàng chia sẻ thông tin tới các đối tượng bạn đọc.

Cũng theo Bộ VHTTDL, mục đích nhằm quảng bá, định vị hình ảnh Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn, chất lượng, bền vững với thiên nhiên hùng vĩ, với nền văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc, với đa dạng các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng và các dịch vụ du lịch ngày càng được hoàn thiện… 

Khẳng định thương hiệu và cạnh tranh của du lịch Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Quảng bá Việt Nam tới cộng đồng kiều bào đang học tập, làm việc và sinh sống ở nước ngoài.

Về nội dung thực hiện, Bộ VHTTDL yêu cầu tập trung tuyên truyền, giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, điểm đến du lịch, các loại hình du lịch, các làng nghề truyền thống, các lễ hội, sự kiện văn hoá, du lịch. Những khoảnh khắc cuộc sống, nét sinh hoạt văn hoá thường ngày, phong tục tập quán, các hình thức văn hoá, văn nghệ dân gian, văn hoá ẩm thực của người dân. 

Hình ảnh du khách khám phá, trải nghiệm các sản phẩm du lịch và hoà mình vào cuộc sống của người dân bản địa tại những điểm đến. Những trải nghiệm thú vị, kể về câu chuyện truyền cảm hứng, sáng tạo và vui vẻ, mới mẻ ở các điểm đến. Tuyên truyền, giới thiệu về các sự kiện, chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước. Tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm du lịch mới. 

Tuyên truyền về chính sách visa mới và tác động của việc nới lỏng visa đến lĩnh vực du lịch; các chính sách phát triển cho các loại hình du lịch khác như: kinh tế đêm, du lịch tâm linh, du lịch nông thôn, du lịch đường sắt, du lịch trải nghiệm, khám phá... Các giải pháp phát triển du lịch sau khi các khó khăn (về dịch bệnh, chính sách visa) đã được tháo gỡ; Du lịch Việt Nam cần làm gì để phát triển tương xứng với tiềm năng.

Về tổ chức thực hiện, Bộ VHTTDL yêu cầu Trung tâm Công nghệ thông tin chủ trì xây dựng đề cương chi tiết nhiệm vụ, gửi Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.

Chủ trì xây dựng nội dung dự toán ban đầu, cung cấp các hồ sơ liên quan gửi Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch kiểm tra, ban hành Quyết định phê duyệt dự toán. Chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn đối với việc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Báo điện tử Tổ Quốc phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Chủ động triển khai công việc theo đúng đề cương, dự toán được phê duyệt đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm tổng hợp, cung cấp gửi cho Quỹ các hồ sơ thanh, quyết toán nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ VHTTDL cũng yêu cầu Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp, hỗ trợ Trung tâm Công nghệ thông tin, Báo điện tử Tổ Quốc góp ý định hướng sản phẩm, điểm đến và các nội dung liên quan quảng bá du lịch để tổ chức tốt các nội dung./.

Xem nội dung văn bản tại đây


Bảo Trân

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×