Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông và hợp tác quốc tế về phòng chống Doping

22/02/2024 | 07:32

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Cục trưởng Cục TDTT Lê Thị Hoàng Yến trong khuôn khổ buổi làm việc với Trung tâm Doping và Y học thể thao diễn ra vào sáng 20/2/2024. Cuộc họp có sự góp mặt của đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đoàn Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao: Năm 2024 với rất nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành TDTT, theo đó Trung tâm sẽ phải hoàn thành và triển khai cùng lúc các nhiệm vụ từ công tác chuyên môn đến ổn định bộ máy tổ chức. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng mà Trung tâm đặt chỉ tiêu hoàn thành tập trung vào các vấn đề chính như: xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống Doping phù hợp với các quy định của Bộ luật phòng, chống Doping thế giới và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm tra Doping trong và ngoài thi đấu. Triển khai tốt các hội đồng trong công tác phòng, chống Doping. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống Doping đặc biệt là văn bản hợp tác với Chinada...

Đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông và hợp tác quốc tế về phòng chống Doping - Ảnh 1.

Phó Cục trưởng Lê Thị Hoàng Yến chủ trì buổi làm việc.

Ông Nguyễn Đoàn Sơn cho biết thêm qua các cuộc họp với tổ chức phòng chống Doping Thế giới (WADA) diễn ra gần đây đã cho thấy việc một số văn bản quy định về các quy định phòng chống Doping của Việt Nam đã ban hành đều có nhiều điều khoản không còn phù hợp với tình hình phát triển thực tiễn của thể thao thế giới. Do đó, WADA đề nghị Việt Nam sớm ban hành Thông tư mới để thay thế Thông tư số 7/2015/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2015 và Thông tư số 1/2023/TT-BVHTTDL ngày 21/02/2023 của Bộ VHTTDL về phòng chống Doping trong hoạt động TDTT phù hợp với các quy định của Bộ luật phòng, chống Doping thế giới và các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ lấy mẫu kiểm tra Doping cho các VĐV theo kế hoạch. Tham gia Hội nghị, Hội thảo, tập huấn trực tuyến hoặc trực tiếp của WADA, SEARADO hoặc các tổ chức phòng, chống Doping khác. Tiếp tục thực hiện công tác quản lý kết quả trong trường hợp có các mẫu kiểm tra Doping có kết quả phân tích bất lợi (AAF)...

Đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông và hợp tác quốc tế về phòng chống Doping - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đoàn Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao báo cáo về kế hoạch công tác năm 2024.

Đối với các chỉ tiêu chuyên môn, ông Nguyễn Đoàn Sơn nhấn mạnh: trong năm 2024 Trung tâm Doping và y học thể thao đặt mục tiêu tổ chức 04 lớp về giáo dục truyền thông, phòng, chống Doping tại các Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Tổ chức 01 lớp cho các CTV về giáo dục truyền thông phòng, chống Doping tại Hà Nội. Thực hiện truyền thông phòng, chống Doping trực tiếp tại 15 giải đấu thể thao của các Liên đoàn tổ chức. Hướng dẫn VĐV và người hỗ trợ VĐV tham gia các khóa học và kiểm tra lấy chứng chỉ trên hệ thống ADEL.

Cùng với đó, tổ chức lấy mẫu kiểm tra Doping ngoài thi đấu trước Olympic gồm 17 mẫu. Lấy mẫu kiểm tra Doping trong thi đấu 28 mẫu tại các giải vô địch quốc gia năm 2024. Tiếp tục triển khai các hoạt động của Hội đồng xử phạt, hội đồng miễn trừ do điều trị năm 2024....

Ngoài ra, Trung tâm Doping và Y học thể thao cũng đề xuất Bộ VHTTDL, Cục TDTT xem xét, tháo gỡ khó khăn, bố trí nguồn vốn để Trung tâm tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản dự án xây dựng trụ sở của Trung tâm, sớm nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng; Đồng thời, tăng cường nhân lực cho Trung tâm, đặc biệt là cán bộ chuyên môn để Trung tâm hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, triển khai đồng bộ các hoạt động.

Đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông và hợp tác quốc tế về phòng chống Doping - Ảnh 3.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Đánh giá cao bản kế hoạch công tác năm 2024 của Trung tâm Doping và Y học thể hao, Phó Cục trưởng Lê Thị Hoàng Yến khẳng định: lãnh đạo ngành ủng hộ về mặt chủ trương cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và thực hiện công việc của Trung tâm nhằm giúp đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra.

Phó Cục trưởng Lê Thị Hoàng Yến cũng lưu ý rằng năm 2024 toàn ngành TDTT sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng và có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, điều hành, tuyển chọn, đào tạo VĐV,... Theo đó các yêu cầu về chuyên môn, trong đó có yếu tố phòng, chống Doping được đặc biệt chú trọng. Do đó, lãnh đạo ngành TDTT yêu cầu Trung tâm Doping và Y học thể thao cần phối hợp chặt chẽ với các phòng chuyên môn của Cục TDTT, chủ động, linh hoạt xử lý các vấn đề trong thẩm quyền để điều tiết và giúp cho công tác phát triển thể thao đỉnh cao nước nhà ngày càng chuyên nghiệp, tuân thủ theo đúng các quy định của WADA.

Để làm tốt việc này, bà Lê Thị Hoàng Yến yêu cầu cần đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông về phòng, chống Doping trong hoạt động thể thao. Phổ biến danh sách chất cấm, phương pháp cấm của tổ chức phòng, chống Doping thế giới.

Theo Cục Thể dục Thể thao

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×