Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Đào tạo để phát triển năng khiếu tài năng điện ảnh

26/11/2010 | 14:09

(VP)- Tài năng nghệ thuật nói chung và tài năng điện ảnh nói riêng có được phụ thuộc vào đâu, nhờ đâu mới phát triển được? có những cách nào để phát hiện và đào tạo tài năng điện ảnh? và làm thế nào để tài năng không bị mai một mà còn luôn được vun trồng?

Năng khiếu và tài năng điện ảnh

Giống như nghệ sĩ ở nhiều nước khác, ở Việt Nam cũng có nhiều nghệ sỹ điện ảnh tạo dựng được tên tuổi nhờ một phần lớn ở năng khiếu và tài năng. Các nhà tâm lý đánh giá năng khiếu như một khái niệm mang tính điều kiện và tạm thời, phụ thuộc rất nhiều vào việc đứa trẻ có năng khiếu sẽ phát triển khả năng của mình như thế nào, liệu gia đình có sẵn sang ủng hộ những say mê của đứa trẻ hay không. Chẳng hạn, một đứa trẻ được nuôi dạy và lớn lên trong một gia đình hoạt động điện ảnh sẽ có nhiều khả năng trở thành một diễn viên, nghệ sĩ điện ảnh hơn rất nhiều so với một đứa trẻ mà cha mẹ không liên quan gì đến điện ảnh. Năng khiếu điện ảnh có thể được bộc lộ ở những thời điểm khác nhau của cuộc sống, có thể từ lúc nhỏ, hay cũng có thể vào lúc đã trưởng thành.

Ở nước ngoài, bên cạnh giáo dục văn hóa thì các nhà trường cũng rất quan tâm đến những khả năng ngoài năng lực học tập của trẻ như bóng bàn, bóng rổ, piano, violin… Còn ở Việt Nam, rất nhiều bậc phụ huynh cũng đã quan tâm đến việc cho con em đi học các môn nghệ thuật, trong đó có điện ảnh, có thể muốn phát huy tài năng của các em nhưng cũng có thể theo trào lưu…

Nhờ đâu để phát triển năng khiếu điện ảnh?

Theo đánh giá của GS,TS, NSND Đình Quang thì thế hệ ngày nay có rất nhiều tài năng. Vấn đề là bản than mỗi người có tận tâm, biết gạt bỏ bớt những cái cám dỗ đời thường, và biết cái nào là chân giá trị. Tài năng là vấn đề của mỗi cá nhân nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào ý chí, nghị lực và niềm đam mê nghệ thuật. Tuy nhiên, ở đâu đó, giá  trị của chất xám, của sáng tạo nghệ thuật, chưa được đãi ngộ tương xứng. Xã hội hiện nay đang có xu hướng chuộng các giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần, điều đó ít nhiều cũng làm lệch hướng người làm nghệ thuật, và làm cho những tài năng, có thể có điều kiện, chưa phát triển đúng quỹ đạo của nó.

Tuy nhiên, năng khiếu điện ảnh phải qua sự rèn luyện mới phát hiện được. Năng khiếu có rất nhiều loại hình trong đó có điện ảnh, hội họa, âm nhạc, thẩm mỹ nói chung, thể dục thể thao…nhưng không phải trẻ em nào cũng có sẵn năng khiếu về điện ảnh. Một nguyên tắc cơ bản đó là năng khiếu phải bao gồm sự rèn luyện mới phát hiện được. Không có một người thầy nào giỏi đến mức chỉ nhìn qua là phát hiện được năng khiếu của trẻ em mà đều trải qua từng lớp học mới nhận biết năng khiếu của em đó, để người học bước vào ngưỡng cửa của sáng tạo.

Để tài năng không bị mai một mà còn luôn được vun trồng có vai trò rất lớn của sự phát hiện và đào tạo. Theo GS-TS-NSND Đình Quang: “Nói đến đào tạo điện ảnh thì trước tiên phải xác định quan niệm thế nào là đào tạo và đào tạo điện ảnh không có nghĩa là biến từ không thành có. Nhà trường không phải là nơi ban phát tài năng cho các học viên”. Trong khi đó, về thực chất của mục tiêu đào tạo là tuyển chọn những người mà bản thân họ đã có một tiềm năng nghệ thuật, có một năng khiếu nhất định, nhưng năng khiếu đó đang ở dạng quặng thô, họ chưa biết cách khai thác, phát triển. Nhà trường là nơi  nhận biết được những tiềm năng nghệ thuật ấy và có phương pháp khai thác, bồi dưỡng để tiềm năng ấy phát triển. Liên quan đến vấn đề này còn phải kể đến phương thức tuyển sinh, phương pháp giảng dạy, mục tiêu giảng dạy, môi trường, điều kiện hỗ trợ…

Trên thực tế nhà trường bằng việc thông qua hoạt động giảng dạy, đã giao phó cho học viên một hệ thống kiến thức cơ bản, nhưng cơ bản không có nghĩa là đủ. Cơ bản là điều kiện để người học bước vào ngưỡng cửa của sáng tạo, phải có cơ bản thì mới có thể gõ cửa và mở tiếp những cánh cửa khác. Và cũng giống như hoạt động đào tạo nói chung, thì “tự đào tạo” vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Thầy không thể đào tạo nếu học viên không tự đào tạo.

Vai trò quan trọng của người thầy

Trước ý kiến cho rằng, muốn có tài năng thì phải quan tâm tới việc đưa sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài, chứ không thể chỉ trông chờ vào hệ thống đào tạo trong nước, GS-TS-NSND Đình Quang cho biết: “Nói thế mới đúng một nửa. Như khóa diễn viên đầu tiên của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, thời kỳ đó vẫn còn là trường trung cấp, mà cho đến nay báo chí và người trong ngành vẫn gọi là “thế hệ vàng”, với các nghệ sĩ tên tuổi: Trọng Khôi, Doãn Hoàng Giang, Đoàn Dũng, Trà Giang, Thế Anh, Nguyệt Ánh… họ chỉ học trong nước mà thôi”. Để bù cho việc không được du học, Trọng Khôi lao vào học tập. Ai đến thăm nhà đều ngỡ ngàng hỏi: “Diễn viên mà cũng phải đọc nhiều sách thế này à?”. Hồi mới giải phóng, lần đầu tiên được đi công tác Sài Gòn, ông thì lại chi hết 200 đồng tiết kiệm vào hai thùng sách

Không thể phủ nhận rằng để đào tạo được tài năng có vao trò quan trọng của người thầy. Tuy nhiên hiện nay thầy giỏi không nhiều và không phải ai giỏi nghề cũng có thể làm thầy nhưng câu “không thầy đố mày làm nên”. Và cũng cần nhìn nhận, thầy là một nghề khác hẳn nếu xem xét ở phương diện phương pháp sư phạm.

Cũng theo GS-TS-NSND Đình Quang, người thầy biết làm nghề là một chuyện, nhưng thầy còn cần phải biết các phương pháp, kinh nghiệm để trao cho học trò cái nghề ấy lại là chuyện khác. Ở các nước họ có khoa sư phạm nghệ thuật, để đào tạo ra thầy. Ở ta gần đây mới có và điều đó lý giải phần nào nguyên nhân tình trạng thiếu thầy giỏi. Và thầy thì cũng phải chuyên tâm tu dưỡng. Nhưng như tình trạng hiện nay, đúng là để làm một người thầy tận tâm, không dễ vì người thầy chỉ là một phía thôi, còn học trò có tận tâm hay không lại là chuyện khác. Về điều này, có thể liên hệ đến nhà sân khấu lỗi lạc người Nga Stanilavsky khi ông tâm niệm: “Hãy yêu nghệ thuật ở trong mình, chứ không phải là yêu mình trong nghệ thuật”.

Đào Long

(Theo báo Điện ảnh Việt Nam)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×