Dân tộc Pu Péo, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam
12/12/2019 | 14:05Dân tộc Pu Péo là một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam
Tên gọi khác: Ka Beo, Pen Ti Lô Lô, La Quả
Nhóm ngôn ngữ: Ka Đai
Địa bàn cư trú tập trung các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Đồng Nai
Dân số (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009): 687 người
1. Truyền thống
- Tiếng nói: Tiếng Pu Péo.
- Chữ viết: Không có.
- Đặc điểm sinh kế: Làm nương và ruộng bậc thang, trồng ngô, lúa, mạch ba góc, đậu.
- Nghề truyền thống: Dệt, rèn, đan lát, làm gạch ngói, nấu rượu ngô.
- Ẩm thực: Lương thực chính là bột ngô đồ chín; Cơm, canh, nước nấu lá cây; Rượu, hút thuốc lá.
- Trang phục: Nữ áo, váy, yếm; Nam quần áo nhuộm chàm.
- Nhà cửa: Nhà sàn; Nhà đất.
- Văn học, nghệ thuật (dân ca, dân vũ, dân nhạc, trò chơi dân gian…): Hát đối đáp giao duyên; Nhạc cụ trống đồng.
- Lễ hội tiêu biểu: Lễ cúng các vị thần thiên nhiên, Lễ cúng thần rừng; Lễ xuống đồng.
- Hôn nhân: Nguyên tắc ngoại tộc hôn chặt chẽ.
- Tang ma: Đặt nghiêng các hũ thờ trên bàn khi nhà có tang.
- Tổ chức cộng đồng, gia đình: Sống quy tụ, có sinh hoạt cộng đồng tốt; Làng bản theo luật tục; Gia đình phụ hệ.
- Tục lệ, tín ngưỡng: Thờ tổ tiên và các vị thần thiên nhiên.
2. Thực trạng và Xu hướng biến đổi
- Ảnh hưởng văn hóa người Việt: phụ nữ Pu Péo sử dụng vải in công nghiệp để trang trí trên trang phục.
- Thực hành nghi lễ truyền thống ít được duy trì.
- Nguy cơ mai một về cổ tích, dân ca.
3. Giải pháp
- Bảo tồn khẩn cấp nghi thức, làn điệu hát trên nương rẫy, hát ru, hát đố.
- Bảo tồn trang phục nữ. - Khôi phục lễ hội, nghi lễ nông nghiệp.