Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Đậm đà hương vị tết cổ truyền đón năm mới khắp châu Á

05/02/2019 | 08:36

Châu Á đón tết trong niềm vui hân hoan xóa đi những điều không may mắn và đón nhận những điềm lành trong không khí đoàn viên bên gia đình.

Đậm đà hương vị tết cổ truyền đón năm mới khắp châu Á

(Tổ Quốc) - Châu Á đón tết trong niềm vui hân hoan xóa đi những điều không may mắn và đón nhận những điềm lành trong không khí đoàn viên bên gia đình.

Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đón tết dương lịch thì một số các quốc gia châu Á khác lại đón tết âm lịch vào khoảng thời gian từ tháng Hai, tháng Ba hoặc tháng Tư. Văn hóa đón năm mới vào thời điểm khác biệt gắn bó với từng bản sắc riêng của mỗi quốc gia và mỗi dân tộc. Theo tục lệ, một số quốc gia đón may  mắn với phong tục hắt nước thì những quốc gia khác lại chào đón tết bằng việc làm các hình nộm nhằm xua đuổi các tà ma.

 Dưới đây là 6 quốc gia châu Á đón tết đặc biệt theo văn hóa truyền thống riêng:

Tết nguyên đán của người Việt Nam

Tờ westernunion cho rằng, Tết của người Việt Nam là dịp để sum vầy và đoàn tụ. Điều này có nghĩa, vào mỗi dịp tết, người dân sẽ chào đón sự  trở về của anh em họ hàng, thờ cúng tổ tiên. Các món ăn đặc trưng trong tết cổ truyền Việt Nam sẽ là bánh chưng, thịt lợn, dưa hành…

Đậm đà hương vị tết cổ truyền đón năm mới khắp châu Á - Ảnh 1.

Người Việt Nam đón tết vào mùa hoa đào nở

 Theo tờ báo này, người Việt Nam cũng đón tết vào mùa hoa đào nở. Các vật trang trí sẽ được treo lên các cây hoa đào cầu nguyện cho những điều may mắn và tốt đẹp trong năm mới.

Hình ảnh tết Việt xưa và nay

Truyền thống của người châu Á thường lì xì trong năm mới để có thể nhận được nhiều may mắn.

Trung Quốc đón tết trong lễ hội xuân

Theo truyền thuyết, tết của người Trung Quốc bắt đầu với một câu chuyện huyền bí. Vào thời cổ đại dưới đáy biển sâu có một con quái vật tên "Nian" sinh sống. Mỗi năm một lần con vật này lại lên bờ, vào làng để tìm kiếm thức ăn gồm các loài động vật và cả con người. Biết được quái vật sợ lửa, tiếng ồn và màu đỏ, người dân làng đã bao phủ các ngôi nhà trong làng bằng giấy đỏ và đố pháo tạo tiếng ồn khiến con vật hoảng sợ bỏ đi.

Người dân vẫn xem đây là câu chuyện có từ lâu. Tâm niệm theo truyền thuyết, họ bắt đầu treo đèn đỏ và múa sư tử ồn ào khắp phố phường, tạo nên tiếng ồn lớn. Sau đó, người dân đã ăn mừng vì đuổi được quái vật bằng các món ăn như mì trường thọ, tượng trưng cho một cuộc sống lâu dài, và tặng cho trẻ em phong bì màu đỏ có đồng tiền may mắn để có thể gặp được nhiều điều hoan hỉ trong năm mới.

tq1
tq1
tq2
tq2
tq3
tq3


Tết nguyên đán của người Hàn Quốc (tết Seollal)

Tết Seollal của người Hàn Quốc thường diễn ra vào ngày 16/2. Cũng giống như các nước châu Á khác, Tết ở Hàn Quốc tính theo âm lịch và diễn ra với nhiều nghi lễ ấn tượng khác nhau.

Tết nguyên đán ở Hàn Quốc còn được gọi là Seollal, bắt đầu từ 1/1 âm lịch, và kéo dài 3 ngày liên tiếp.

Đậm đà hương vị tết cổ truyền đón năm mới khắp châu Á - Ảnh 4.

Người dân Hàn Quốc mặc quần áo truyền thống hanbok và cầu nguyện tổ tiên cho sức khỏe và bình an trong năm mới.

Món ăn truyền thông cũng được dâng lên tổ tiên. Buổi lễ này nhằm để nhớ về nguồn cội tổ tiên của mỗi gia đình trong dịp tết.

Đậm đà hương vị tết cổ truyền đón năm mới khắp châu Á - Ảnh 5.

Con cháu sẽ bái lạy ông bà, cha mẹ với sự thành kính lớn nhất để chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Sau đó ông bà và cha mẹ sẽ thưởng tiền, vàng hoặc ngọc quý tùy thuộc vào từng độ tuổi và điều kiện kinh tế gia đình. Điều này giống nghi thức lì xì mừng tuổi ở Việt Nam.

Tết của người Thái (tết Songkran)

Songkran là dịp mừng năm mới của người Thái. Lễ hội này diễn ra từ ngày 13-15/4.

Songkran  được biết đến là tết té nước mừng năm mới của Thái Lan. Theo quan niệm của người Thái, việc té nước vào người khác mang ý nghĩa giúp họ gột rửa những điều chưa tốt trong năm cũ, đón nhận sự may mắn trong năm mới.

Ngày đầu tiên, người Thái sẽ nấu nướng, bày biện thức ăn để dâng lên chùa vào sáng ngày tiếp theo.

Đậm đà hương vị tết cổ truyền đón năm mới khắp châu Á - Ảnh 6.

Ngày chính của lễ Songkran được gọi là Wan Payawan (ngày 14/4). Vào ngày chính lễ, người dân sẽ dành thời gian ở sum vầy bên gia đình.

Nghi thức quan trọng nhất của Songkran là lễ tắm Phật tại chùa. Vào ngày thứ ba, người dân Thái sẽ đến chùa cầu nguyện may mắn.

Tết cổ truyền của người Bali (tết Nyepi)

Tết Nyepi của người Bali thường diễn ra vào ngày 17/3. Trong những ngày này, cuộc diễu hành của người dân Bali mang theo hình nộm chúa quỷ Bhuta Kala (tiếng địa phương Ogoh – Ogoh) với hai chiếc răng nanh to lớn được mang đi khắp đường phố.  Đoàn người trong trang phục trắng toát với những chiếc kèn hay trống hộ tống cùng với các Ogoh – Ogoh đi vòng quanh khắp nơi và tạo ra sự náo nhiệt khắp cả phố.

tet thai 2
tet thai 2
tet thai
tet thai

Lễ cầu nguyện được tổ chức vào ban đêm trong sự im lặng tuyệt đối.

Khi ngày lễ Nyepi đến, cả nước sẽ ngưng mọi hoạt động. Chính phủ cấm bật đèn, tiếng xe ô tô và làm việc. Nguwoif dân sẽ giữ im lặng cả ngày nhằm xua đuổi ác quỷ. Sự im lặng được cho rằng sẽ khiến quỷ dữ nghĩ rằng người dân đã rời khỏi hòn đảo.

Tết của người Tây Tạng (lễ hội Losar)

Tết Losar là tết của người Tây Tạng. Người Tây Tạng thường chuẩn bị các món ăn đặc trưng nhất có dresi gồm gạo ngọt trộn bơ, nho khô và khoai tây củ nhỏ; bánh phồng ngọt và mặn dưới nhiều hình dạng, kích cỡ.

Đậm đà hương vị tết cổ truyền đón năm mới khắp châu Á - Ảnh 8.

Các gia đình thường dậy sớm, mặc những bộ quần áo mới và đẹp nhất. Các bà mẹ sẽ nấu một nồi rượu lúa mạch gọi là changkol (tương đối giống bia) và chờ mặt trời lên.

Người dân tổ chức cúng tế những vị thần bảo hộ các Lạt Ma. Họ treo cờ sặc sỡ trên đồi, núi và nóc nhà, đốt lá cây bách xù và đốt hương dâng lên thần thánh cùng nhau hát và cầu nguyện những điều tốt đẹp trong năm mới.


Hồng  Nhung

Hồng Nhung

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×