Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Đại biểu Quốc hội: “Người làm thư viện và người sử dụng dữ liệu thư viện phải có sự tương tác tích cực”

12/06/2019 | 11:36

Bên lề phiên thảo luận hội trường Quốc hội kỳ họp thứ 7 về dự án Luật Thư viện, đại biểu quốc hội Nghiêm Vũ Khải (Hải Phòng) đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí về dự án luật này.

PV: Thưa đại biểu Nghiêm Vũ Khải, ông đánh giá như thế nào về sự cần thiết phải ban hành Luật Thư viện?

Đại biểu Quốc hội: “Người làm thư viện và người sử dụng dữ liệu thư viện phải có sự tương tác tích cực” - Ảnh 1.

ĐBQH Ngiêm Vũ Khải (đoàn Hải Phòng)

Đại biểu Nghiêm Vũ Khải: Hiện nay chúng ta đang có một hệ thống thư viện khá đẩy đủ, chất lượng ngày càng được nâng lên, phục vụ đắc lực cho việc học tập, nghiên cứu, tham vấn, giải trí của người dân.

Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển công nghệ thông tin như hiện nay có rất nhiều hình thức phổ biến kiến thức, thông tin cho người dân. Đồng thời, Pháp lệnh thư viện cũng đã bộc lộ những bất cập mà buộc chúng ta phải tạo dựng một hành lang pháp lý đầy đủ, khả thi hơn để đưa ngành thư viện Việt Nam phát triển hơn, hiện đại hơn và phù hợp với tình hình mới.

PV: Ông đánh giá như thế nào về dự thảo Luật Thư viện được Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV lần này?

Đại biểu Nghiêm Vũ Khải: Trong Dự thảo Luật này cũng đã đề cập, phân loại và nêu ra quyền, nghĩa vụ của thư viện, những người hoạt động thư viện một cách khá đầy đủ, toàn diện.

PV: Dự kiến, dự án Luật Thư viện sẽ thông qua trong kỳ họp Quốc hội tiếp theo, ông có đề xuất gì với Ban soạn thảo?

Đại biểu Nghiêm Vũ Khải: Dự án Luật Thư viện tôi cho rằng cần phải nghiên cứu thêm và bổ sung những điều phù hợp với tình hình phát triển mới. Cá nhân tôi muốn nhấn mạnh mấy vấn đề quan trọng đó là: chính sách phải phù hợp để phát triển ngành thư viện lên hiện đại và hội nhập; thứ hai là phải có hạ tầng, nền công nghệ cao tiên tiên; thứ 3 là nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu.

Đối với vấn đề xã hội hóa trong hoạt động thư viện, trong luật quy định về Hội nghề nghiệp, nhiều đại biểu cho rằng điều này là không nhất thiết nhưng bản thân tôi thấy quy định như vậy là phù hợp.

Cuối cùng là thúc đẩy hợp tác quốc tế, đây là một công tác quan trọng để thúc đẩy giao lưu, kết nối các hệ thống thư viện quốc tế. Đối với Việt Nam chúng ta phải có hệ thống thư viện nòng cốt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Ở một số quốc gia tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, thư viện Quốc hội là thư viện số 1 của quốc gia. Chúng ta có thể đa dạng hóa hình thức sở hữu, có những thư viện mang hình thức chuyên sâu nhưng cũng có những thư viện mang hình thức tổng hợp.

PV: Ông có nói về nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, vậy theo ông người làm thư viện cần phải đáp ứng những tiêu chí gì trong tình hình mới hiện nay?

Đại biểu Nghiêm Vũ Khải: Tôi mong muốn phát triển ngành thư viện trên nền tảng hạ tầng hiện đại và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp 4.0. Để làm được vậy, chúng ta phải có đội ngũ chuyên gia, chuyên nghiệp. Người ta nói người làm thư viện là "thủ thư", phải có sự tương tác với nhau một cách tích cực chứ không phải ai đến mượn sách, tài liệu thì chỉ cần tra cứu và đưa cho họ.

Người làm thư viện có vai trò hướng dẫn thậm chí như là một người dẫn dắt để những người sử dụng dữ liệu thư viện có thể tiếp cận được những thông tin phù hợp mà họ mong muốn nhất.

Xin cảm ơn đại biểu!

Thế Công (thực hiện)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×