Văn hóa

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Đà Nẵng: Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực

10/07/2025 | 16:18

Trong 25 năm qua, các nội dung của Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã có những thay đổi với những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp. Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương, Thành phố Đà Nẵng đã kiên trì, chỉ đạo, đẩy mạnh các nội dung của Phong trào và đạt nhiều kết quả.

Cụ thể, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Chính phủ, chính quyền các cấp, các ngành nói chung và của lãnh đạo, cán bộ và người dân thành phố Đà Nẵng nói riêng. Phong trào đã diễn ra sôi nổi, liên tục, rộng khắp, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các phong trào thi đua yêu nước khác, trở thành động lực mạnh mẽ, xây dựng những cá nhân, tập thể, gia đình, tổ dân phố, thôn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tạo dựng diện mạo văn hóa mới trong xây dựng và phát triển đất nước, gắn kết chặt chẽ các nội dung phong trào với thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW "về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"; đấu tranh có hiệu quả trước âm mưu thủ đoạn "diễn biến hòa bình" và các quan điểm sai trái trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa của các thế lực thù địch, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Đà Nẵng: Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Qua 25 năm thực hiện Phong trào, nhiều mục tiêu quan trọng về xây dựng đời sống văn hóa đã được thực hiện tại hầu hết các địa phương, cơ sở, đơn vị, cộng đồng dân cư, gia đình… tạo ra những thay đổi đáng kể về đời sống văn hóa toàn dân. Phong trào ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng và đi vào chiều sâu. Theo đó, tư tưởng, đạo đức và lối sống văn hóa lành mạnh từng bước được khơi dậy; truyền thống tốt đẹp của dân tộc như "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa", tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và ý chí tự lực, tự cường... ngày càng được phát huy; nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao hướng về cơ sở được tổ chức, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm đầu tư, hoàn thiện và ngày càng phát huy hiệu quả, để trở thành một điểm sinh hoạt văn hóa của người dân.

Việc triển khai thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH trong 25 năm qua đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các tổ chức đoàn thể, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo và sự tham gia hưởng ứng tích cực của người dân thành phố, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội. Kết quả của Phong trào đã góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố; tạo ra một diện mạo Đà Nẵng ngày càng khang trang, hiện đại, văn minh.

Phong trào đã tập hợp được các tầng lớp Nhân dân tham gia, góp phần cải thiện đời sống cộng đồng dân cư; gắn liền với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, cộng đồng dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội… Qua đó, đã phát huy sức mạnh của quần chúng Nhân dân, giúp nhau làm kinh tế gia đình, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực góp phần tạo nên nét đẹp, văn minh cho cơ sở.

Các chương trình, kế hoạch kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ trọng tâm của thành phố tiếp tục được lồng ghép vào các nội dung chính của Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và được triển khai vận động thực hiện đến tận cơ sở và là động lực để thúc đẩy để hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch hàng năm của từng địa phương và đơn vị.

Mặt trận, đoàn thể các cấp đã xây dựng được những mô hình tự quản; các hội viên, đoàn viên đã gương mẫu, đi đầu thực hiện NSVH-VMĐT ở khu dân cư. Các địa phương, cơ sở đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo ra những biện pháp cách làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Việc lồng ghép nội dung Đề án "Xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị" vào Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã và đang là giải pháp có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố. Thông qua các hoạt động của Phong trào, đời sống văn hóa cơ sở, môi trường văn hóa có sự chuyển biến tích cực; các quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh ngày càng thâm nhập sâu ý thức mỗi người dân.

Chất lượng các danh hiệu văn hóa luôn được lãnh đạo thành phố và người dân quan tâm; tiêu chí các danh hiệu văn hóa luôn được cập nhật bổ sung, nâng cao để đảm bảo chất lượng và phù hợp với định hướng của thành phố trong từng giai đoạn. Công tác đăng ký, bình xét các danh hiệu văn hóa của Phong trào đã được BCĐ các cấp quan tâm triển khai thực hiện đúng quy trình, kết hợp với công tác kiểm tra, thẩm định chặt chẽ, góp phần nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố.

Phát huy những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2026 - 2030, việc tiếp tục thực hiện mục tiêu toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn thành phố, góp phần xây dựng con người Đà Nẵng, phát triển thành phố đòi hỏi sự đổi mới toàn diện về tư duy lãnh đạo, tổ chức thực hiện và huy động nguồn lực xã hội.

Một số nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra gồm: Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, Ban chỉ đạo Phong trào xã, phường sau sáp nhập; Chú trọng nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị về vai trò quan trọng của Phong trào TDĐKXDĐSVH; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với sự thay đổi của chuyển biến về số hóa, công nghệ 4.0.

Đồng thời thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả, tình hình Phong trào của 02 địa phương: Đà Nẵng, Quảng Nam sau sáp nhập để thống nhất, tìm mẫu số chung trong định hướng phát triển Phong trào, bám sát thực tiễn thành phố sau sáp nhập, đổi mới tư duy trong việc tham mưu triển khai Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".

Cùng với đó, xây dựng lồng ghép triển khai Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" với các phong trào, các cuộc vận động do Trung ương và thành phố triển khai để tăng cường nguồn lực thực hiện; Tăng cường công tác kiểm tra, triển khai thực hiện Phong trào, nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa thực hiện đúng thủ tục, tiêu chuẩn, thẩm quyền công nhận theo các quy định nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của Phong trào; Tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền phù hợp với cách mạng công nghệ 4.0 và sự thay đổi trong nhu cầu văn hóa của Nhân dân./.

CTTĐT

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×