Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Công tác bảo tồn di sản văn hóa và những thành công đạt được trong thế kỷ 21 của Trung Quốc

18/07/2017 | 16:43

Với một nền văn minh lâu đời, Trung Quốc rất giàu có các nguồn di sản. Sự phát triển nhanh về mặt kinh tế và những tiến bộ xã hội trong những thập kỷ gần đây đã cho thấy cả thách thức và cơ hội trong công tác bảo tồn di sản tại quốc gia này. Kể từ đầu thế kỷ 21, bảo tồn di sản văn hóa tại Trung Quốc đã có những bước phát triển lớn và có tính chuyên nghiệp với những hoạt động mới và hiệu quả hơn, chuyên sâu về lý luận và tăng cường trao đổi, hợp tác với các tổ chức bảo tồn di sản quốc tế.

1. Những thành công trong thời gian gần đây

Những tiến bộ trong công tác bảo tồn di sản tại Trung Quốc được phản ánh trong quá trình liên tục củng cố nền tảng cho hoạt động di sản. Trong thập kỷ vừa qua và trong 4,5 năm trở lại đây, Trung Quốc đã thực hiện kiểm kê Di sản quốc gia lần thứ ba với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Các cuộc khảo sát đặc biệt đồng thời được thực hiện với Vạn Lý Trường Thành, Con kênh Grand, Con đường tơ lụa và các di sản dưới nước. Từ kết quả của các cuộc khảo sát này, số lượng di sản văn hóa vật thể đã đăng ký tăng đáng kể từ 300.000 đến 760.000 trong khi số lượng các khu di tích được quốc gia ưu tiên bảo vệ đặc biệt tăng từ 750 năm 2000 lên con số 4.296 tính cho đến thời điểm hiện nay. Ngoài ra, số lượng di sản được ưu tiên bảo tồn cấp khu vực và địa phương cũng tăng mạnh.

(Ảnh minh họa - nguồn: vov.vn)

Nhờ những nỗ lực gấn đây, số lượng lớn các di sản trong danh sách ưu tiên đã được bảo tồn hiệu quả với nhiều công trình được nâng cấp đáng kể. Song song với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc đã thành công với công tác bảo tồn các di sản văn hóa có giá trị thông qua thực hiện các chiến lược bảo tồn tại các công trình xây dựng trọng điểm cấp quốc gia bao gồm Dự án Đập Thủy điện Tam Hiệp, Di chuyển dòng nước Bắc Nam và dự án Truyền tải Khí gas từ khu vực phía Tây sang phía Đông. Nhiều di sản văn hóa quan trọng được cứu nguy thông qua nhiều dự án lớn nhằm bảo tồn Vạn Lý Trường Thành, các tòa nhà lịch sử trước thời Nhà Nguyên, tại phía Nam tỉnh Thiểm Tây và các di sản quan trọng trong khu vực tự trị Tây Tạng. Các dự án cứu nguy và bảo tồn các di sản văn hóa sau động đất tại tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải thể hiện khả năng đáp ứng trong trường hợp khẩn cấp của các nhà bảo tồn học Trung Quốc trong xác định các thảm họa lớn. Các dự án hỗ trợ của các nước trên thế giới bao gồm trung tu khu vực lối vào Cung điện Bogd Khan tại Ulaanbaatar, Mongolia và bảo tồn Chùa Chau Say Tevoda và Ta Keo, Angkor, Cambodia cho thấy khả năng chuyên nghiệp của Trung Quốc trong bảo tồn di sản văn hóa và cam kết của nước này trong vai trò bảo tồn các di sản thế giới.

Trong suốt thời kỳ này, Trung Quốc thực hiện các hoạt động quan trọng với công tác bảo tồn các di sản khảo cổ trên quy mô lớn và xây dựng các công viên khảo cổ học, có được những kinh nghiệm lớn trong điều chỉnh các mối quan hệ giữa phát triển đô thị và bảo tồn các di sản. Các dự án bảo tồn và thành lập các công viên khảo cổ học tại Yin Xu, Anyang, thành phố Lạc Dương thời nhà Tùy và nhà Đường tại Lạc Dương, Jinsha tại Thành Đô và Cung điện Damming tại Tây An áp dụng các phương thức mới trong công tác bảo tồn, sử dụng, diễn giải và giới thiệu về các khu khảo cổ học, liên kết các mối quan tâm lớn của các nhà hoạt động, ngành du lịch và sự tăng trưởng kinh tế trong công tác bảo tồn. Các dự án này mang đến sự ổn định trong phát triển các khu di sản khảo cổ học và bảo tồn tính đa dạng văn hóa trong khi hỗ trợ các cộng đồng địa phương và tạo lợi ích về mặt xã hội và kinh tế. Đây cũng là một thời kỳ có bước tiến lớn và nổi bật trong công tác bảo tồn và quản lý Di sản thế giới của Trung Quốc. Vào năm 1985, Trung Quốc đã phê chuẩn Hiệp định về Bảo tồn Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Cuối năm 2015, 48 di sản tại Trung Quốc đã được đưa vào trong Danh sách Di sản thế giới (Trung Quốc đã thành công trong đề cử các di sản trong Danh sách Di sản thế giới với chặng đường liên tục kéo dài 13 năm). Sự thành công này có được từ sự phát triển của một quốc gia với hệ thống cơ chế hiệu quả về đề cử, bảo vệ, quản lý, điều hành và nghiên cứu về Di sản thế giới. Quan trọng hơn, Trung Quốc ngày càng nâng cao ý thức bảo tồn di sản nhờ sự phổ biến các quan niệm liên quan đến Di sản Thế giới bao gồm các giá trị chung nổi bật, tính chân thực và tính nguyên vẹn cũng như các hoạt động trong bảo tồn nguồn di sản văn hóa lớn như Vạn Lý Trường Thành, Con đường Tơ lụa và con kênh Grand. Từ những kinh nghiệm đó, cách thức và phương thức tiếp cận được tăng cường cũng đã được áp dụng không chỉ nhằm bảo vệ Di sản Thế giới tại Trung Quốc mà tăng cường công tác bảo tồn các di sản khác tại quốc gia này.

Kể từ những năm 90 và đặc biệt trong 15 năm qua, Trung Quốc đã có bước phát triển nhanh về mặt lí luận về bảo tồn di sản văn hóa. Cùng với kiến thức chuyên sâu hơn về khái niệm liên quan đến công tác bảo tồn: tính chân thực, nguyên vẹn và sử dụng phù hợp, nhiều loại hình di sản văn hóa mới đã được công nhận, tạo thêm nền tảng lớn về lý thuyết trong công tác bảo tồn di sản tại Trung Quốc. Thông báo về Tăng cường Bảo tồn di sản văn hóa do Hội đồng quốc gia ban hành vào 12/2005 xác định các chỉ dẫn, nguyên tắc cơ bản, mục đích chung và các biện pháp trọng điểm. Đầu năm 2006, Ban Quản lý Di sản văn hóa quốc gia (SACH) đã tổ chức Diễn đàn thường niên về Bảo tồn Di sản văn hóa Trung Quốc, tập trung vào di sản công nghiệp, cảnh đẹp văn hóa, lộ trình văn hóa, các con kênh, sự phát triển phù hợp của các Di sản thế giới, bảo tồn và sử dụng di sản văn hóa, tăng cường hệ thống pháp lý.

Một loạt các hội nghị quốc tế quan trọng được tổ chức tại Trung Quốc bao gồm Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Di sản thế giới, Kỳ họp Quốc hội thứ 15 và Hội nghị chuyên đề khoa học của Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế (ICOMOS), Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về Bảo tồn di sản và Phát triển ổn định, Hội nghị chuyên đề quốc tế về Quan điểm và Hành động trong công tác bảo tồn và trùng tu các tòa nhà lịch sử tại Đông Á, Hội nghị chuyên tế quốc tế về Bảo tồn Bề mặt kiến trúc sơn gỗ tại Đông Á, các phiên họp của ICOMOS, các cuộc cuộc họp của Ủy ban Tư vấn và Ủy ban Khoa học. Ngoài các tài liệu từ các hội nghị nói trên, một loạt tài liệu quốc tế đã được thông qua như Tuyên bố của Tô Châu về Tăng cường giáo dục thanh niên về Bảo tồn Di sản thế giới, Tuyên bố của Tây An về Bảo tồn Hệ thống kết cấu, di tích và khu vực di sản, Tuyên bố của Chiết Giang về Bảo tồn Di sản và Phát triển ổn định, Tuyên bố của Bắc Kinh về Bảo tồn và Trùng tu công trình di sản tại Đông Á, Bản ghi nhớ của Bắc Kinh về Bảo tồn Cai hua (bức vẽ được trang trí trên gỗ). Các hội nghị và tài liệu quốc tế tăng cường thông tin và sự trao đổi giữa Trung Quốc và các đồng nghiệp nước ngoài, đồng thời có những đóng góp quan trọng tạo sự giàu có và phát triển công tác bảo tồn quốc tế.

2. Những thách thức phải đối mặt

Trong khi Trung Quốc đạt được nhiều thành công trong bảo tồn di sản văn hóa trong thập kỷ vừa qua, nhiều thách thức vẫn còn tồn tại chủ yếu là du lịch đại trà cũng như ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu và áp lực liên tục từ quá trình phát triển.

Để giải quyết vấn đề du lịch đại trà cấp quốc gia, vào năm 2013, Trung Quốc ban hành Luật Du lịch của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quy định về sức chứa và sự quản lý tại khu di sản. Ngoài ra, SACH tổ chức hai hội nghị du lịch quốc tế lớn liên kết với Viện Bảo tồn Getty (GCI) và các tổ chức khác vào năm 2009 và 2013. Tài liệu được tổng hợp từ hội nghị đầu tiên được đưa vào trong các quyết định tại Phiên họp thứ 34 của Ủy ban Di sản thế giới. Sau khi diễn ra hội nghị thứ hai, SACH đã ban hành Thông báo về Tăng cường nghiên cứu về sức chứa tại khu di sản được ưu tiên bảo tồn như một chính sách quốc gia. Hệ thống tiên phong trong đặt chỗ qua mạng và kiểm soát lượng khách vào tại Cung điện Potala đã cho thấy sự thành công và đã được áp dụng đối với các di sản khác tại Trung Quốc. Trung tâm du lịch Hang Mạc Cao mới thành lập thuộc Viện Đôn Hoàng là một minh chứng khác về giải quyết tình trang du lịch đại trà.

(Ảnh minh họa- nguồn: khoahoc.tv)

Để đối phó với những thay đổi khí hậu, SACH đã thực hiện hai biện pháp chính: Tăng cường an ninh tại khu di tích, giải quyết vấn đề về can thiệp đến công tác bảo tồn, chiến dịch lắp đặt hệ thống an toàn và an ninh tại khu di tích kết hợp với tập huấn cho cán bộ nhân viên. Sáu nhóm di sản được ưu tiên bảo vệ đã tiến hành các biện pháp này. Trận lụt tại Bắc Kinh vào năm 2012, một thảm họa lớn gây ra thiệt hại nặng nề do các nhân tố thay đổi khí hậu đã kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp này. Các khu di tích thực hiện các biện pháp nói trên chịu ảnh hưởng thấp nhất từ thảm họa này. ICOMOS Trung Quốc hiện nay đang thành lập ủy ban khoa học quốc gia về phòng tránh thảm họa nhằm tăng cường lý thuyết và hành động thực tế tại khu vực này.

Áp lực từ quá trình phát triển vừa là cơ hội và là thách thức. Một mặt, phát triển tạo nhiều nguồn đầu tư trong công tác bảo tồn. Từ năm 2010 đến 2015, tổng ngân sách dành cho bảo tồn di sản đạt 140 RMB với mức tăng hàng năm đạt 16,5%. Sự đầu tư này góp phần tăng cường hoạt động bảo tồn di sản. Mặt khác, các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia đã có những ảnh hưởng lớn đến di sản và SACH đã phát động các chiến dịch gắn liền với các dự án này trên phạm vi cả nước nhằm cứu các di sản. Gần đây, quá trình công nghiệp hóa tại vùng nông thôn đã ảnh hưởng lớn đến bảo tồn các ngôi làng và thị trấn vốn là di tích lịch sử. Trong bối cảnh đó, SACH đã thực hiện một loạt các hoạt động bao gồm tổ chức hội nghị về bảo tồn các thị trấn có giá trị lịch sử tại tỉnh Chính Định và Hà Bắc, đồng thời quảng bá những minh chứng điển hình trong công tác bảo tồn các ngôi làng và thị trấn có giá trị lịch sử tại các tỉnh An Huy, Chiết Giang. ICOMOS Trung Quốc thành lập Hội đồng khoa học nghiên cứu về các ngôi làng và thị trấn lịch sử vào năm ngoái nhằm giải quyết vấn đề này.

Đặc biệt đáng chú ý là các Nguyên tắc bảo tồn di sản Trung Quốc do ICOMOS Trung Quốc thiết lập trong quá trình hợp tác với GCI và Hội đồng Di sản Australia và được SACH thông qua vào năm 2000. SACH và GCI đã duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều năm qua, điểm nhấn cho sự hợp tác này là các Nguyên tắc Trung Quốc, một văn kiện có tính chất đánh đấu quan trọng. Bản tóm tắt tổng thể các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa tại Trung Quốc đã xác định các quá trình và nguyên tắc cơ bản, giải quyết những xung đột đã tồn tại lâu dài, tăng cường nghiên cứu về mặt lý thuyết, xác định các tiêu chuẩn hoạt động bảo tồn cũng như tăng cường học tập và trao đổi thông tin giữa Trung Quốc và các tổ chức bảo tồn quốc tế. Vì vậy, văn kiện này đã thể hiện ảnh hưởng lan rộng và sâu sắc đến lĩnh vực di sản trong nước và quốc tế.

Với sự phát triển nhanh của lí luận cũng như hành động thực tiễn trong công tác bảo tồn di sản văn hóa tại Trung Quốc vào đầu thế kỷ 20, Nguyên tắc Trung Quốc cần phải phù hợp với những hoàn cảnh mới. Bản rà soát được SACH thông qua và được thực hiện bởi ICOMOS Trung Quốc và GCI kéo dài trong bốn năm qua và ấn bản được chỉnh sửa với nhiều căn cứ đích xác hơn và hướng tới tương lai với những chỉ dẫn đích thực khi đưa những thành công gần đây vào trong công tác bảo tồn di sản văn hóa của Trung Quốc. Văn kiện này phản ánh kiến thức và ý thức của cộng đồng bảo tồn di sản tại Trung Quốc về các giá trị của di sản, nguyên tắc bảo tồn, sử dụng phù hợp và bảo tồn các loại di sản văn hóa mới được xác định (danh lam thắng cảnh, lộ trình di sản và các con kênh). Văn kiện thể hiện sự đổi mới trong quan điểm và tầm nhìn về công tác bảo tồn từ cách suy nghĩ về các khu di tích như địa điểm không thể thay đổi bất kì điều gì tới việc xem chúng như các nguồn lực có thể được sử dụng hợp lý nhằm tạo lợi ích cho các thế hệ hôm nay và mai sau; từ chỉ quan tâm đến di sản vật thể của khu di tích tới việc bao gồm di sản phi vật thể và các truyền thống văn hóa; từ xem các yếu tố thiên nhiên của danh lam thắng cảnh văn hóa như hệ thống riêng biệt đến việc coi các nhân tố này trong mối gắn kết với khu di sản; và cuối cùng từ áp dụng phương thức đơn lẻ cho từng khu di sản tới phát triển phương thức đan xen giữa các khu di sản theo hình thức liên kết. Với những nhân tố mới này, sự tái bản Nguyên tắc Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng chỉ dẫn hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Trung Quốc trong những năm tới với hy vọng sẽ đóng góp quan trọng cho công tác bảo tồn quốc tế.

Kể từ đầu thế kỷ mới, Trung Quốc đã nổi lên như một quốc gia có sự phát triển mạnh trong công tác bảo tồn di sản văn hóa và là một thành viên quan trọng trong hệ thống bảo tồn di sản văn hóa toàn cầu. Hướng tới tương lai, Trung Quốc đứng trước các cơ hội bảo tồn và những thách thức lớn, điều này đặt ra cho Trung Quốc phải có những cam kết vững chắc và liên tục về bảo tồn các di sản văn hóa của quốc gia và những nỗ lực không ngừng nghỉ trong quá trình hợp tác với các đồng nghiệp quốc tế nhằm bảo tồn tính đa dạng và sự giàu có của nền văn minh nhân loại./.

Hiền Lê (lược dịch, nguồn getty.edu)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×