Công bố Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2014
17/04/2015 | 11:16Ngày 14/4/2015, tại Khách sạn Meliã Hà Nội đã diễn ra buổi công bố Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2014
Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là một công cụ giám sát chính sách phản ánh trải nghiệm của công dân, tập trung vào các chính quyền địa phương trong việc thực thi chức năng quản trị, hành chính công và cung cấp dịch vụ công. PAPI đo lường sáu chỉ số nội dung: Sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở, Công khai – Minh bạch, Trách nhiệm giải trình với người dân, Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, Thủ tục hành chính công và Cung ứng dịch vụ công. Khảo sát được thực hiện toàn quốc hàng năm, bắt đầu từ năm 2011.
Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) công bố hôm nay cho thấy trong bốn năm qua, sáu chỉ số nội dung về quản trị và hành chính công PAPI đo lường cho thấy mức độ cải thiện là không đáng kể.
Tiến sỹ Pratibha Mehta phát biểu tại buổi công bố
Tiến sỹ Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết: “Thông qua việc cung cấp bằng chứng về trải nghiệm của công dân, PAPI và các dữ liệu mà khảo sát thu thập được giống như chiếc gương phản chiếu hiệu quả của chính quyền địa phương. Mục đích tối thượng của Chỉ số PAPI là cung cấp dẫn chứng để các cấp chính quyền sử dụng và tìm ra những giải pháp để cải thiện những vấn đề thực thi chính sách chưa được hiệu quả trên thực tế, đồng thời đảm bảo chất lượng công tác quản trị và dịch vụ công cho mọi người dân Việt Nam – từ đó có thể cải thiện chính hình ảnh của chính quyền địa phương trong tấm gương phản chiếu đó.”
Năm 2014, các chỉ số nội dung về Công khai, minh bạch và Trách nhiệm giải trình với người dân đạt tiến bộ không đáng kể. Ví dụ: Trung bình chỉ có 8 trong số 100 người biết đến, đã đọc và tin tưởng các thông báo công khai về ngân sách ở quận, xã mình.
Chỉ số nội dung Thủ tục hành chính công không có mấy cải thiện trong cảm nhận chung của công dân. Luật quy định việc xử lý hồ sơ thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất không được kéo dài quá 30 ngày. Tuy nhiên, một phần ba (34%) người nộp đơn phải đợi 100 ngày mới giải quyết xong giấy tờ, và 8% phải đợi từ 100-720 ngày mới có kết quả cuối cùng.
Chỉ số nội dụng Cung ứng dịch vụ công có cải thiện chút ít về chất lượng cơ sở hạ tầng cơ bản và an ninh, trật tự địa bàn khu dân cư. Tuy nhiên, mức độ hài lòng với chất lượng bệnh viện công cấp huyện lại giảm sút. Bên cạnh đó, chỉ số nội dung thành phần về giáo dục tiểu học công lập đạt điểm thấp nhất trong số bốn dịch vụ công được khảo sát đo lường. Chất lượng dạy học thấp, chi ngoài quy định để con em được quan tâm hơn và phản hồi không đều đặn từ nhà trường là những lý do chính khiến người dân quan ngại.
Cuối cùng, người dân tham gia khảo sát hầu như không ghi nhận được tiến bộ gì trong chỉ số nội dung Kiểm soát tham nhũng. Thay đổi lớn nhất so với khảo sát lần trước là có nhiều người trả lời đồng ý rằng tham nhũng và hối lộ là vấn đề đáng lo ngại ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong việc cung ứng dịch vụ công cấp tỉnh. Ví dụ, trong chỉ số việc làm nhà nước, gần một nửa số người trả lời ít nhất đồng ý phần nào rằng cần phải hối lộ thì mới có được việc làm trong khu vực nhà nước.
Khảo sát cũng hỏi người tham gia về trải nghiệm của họ với hối lộ khi sử dụng dịch vụ công ở bệnh viện và trường tiểu học. Khoảng 12% cho biết họ đã phải hối lộ để được phục vụ ở bệnh viện, và 30% trong số những người trả lời có con đang học tiểu học cho biết họ phải hối lộ. Các con số này gia tăng so với năm 2012. Khi đó, 10% phải hối lộ để được cung ứng dịch vụ bệnh viện và 12% hối lộ cho con cái theo học tiểu học.
PAPI 2014 bổ sung thêm các câu hỏi về Minh bạch bồi thường đất đai. Luật đất đai được sửa đổi có hiệu lực từ tháng 7/2014, trước khi khảo sát PAPI 2014 bắt đầu. Do đó, các dữ liệu thu thập được có thể là cơ sở để giám sát việc thực hiện luật này.
Dữ liệu cho thấy số lượng người dân bị thu hồi đất đã ít hơn so với những năm trước: 5% số người tham gia khảo sát cho biết gia đình họ hoặc hàng xóm của họ bị thu hồi đất. Những người bị mất đất vẫn tập trung ở khu vực Tây Bắc, còn người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam và Trung Nam bộ cho thấy mức độ thu hồi đất thấp hơn.
Về bồi thường, đa số người trả lời cho biết họ hoặc họ hàng của họ bị mất đất đã nhận được tiền bồi thường. Tuy nhiên, hơn một phần năm cho biết họ không hề nhận được khoản bồi thường nào. Đồng thời, chỉ 36% những người bị mất đất trong năm qua cho biết họ nhận được mức bồi thường thỏa đáng.
Tương tự những năm trước, điểm số PAPI giữa các tỉnh có nhiều cách biệt, thể hiện sự khác biệt đáng kể về chất lượng quản trị công cấp tỉnh. Ví dụ, hầu hết người dân tham gia khảo sát ở các tỉnh Vĩnh Long, Long An và Bình Dương cho biết họ nhận được dịch vụ và quản trị công chất lượng cao. Còn người dân ở các tỉnh Cao Bằng, Ninh Thuận, Điện Biên và Quảng Ngãi cho biết họ nhận được dịch vụ và quản trị công chất lượng thấp, và trải nghiệm sự bất bình đẳng trong tương tác với chính quyền và sử dụng dịch vụ công.
CTTĐT
Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) công bố hôm nay cho thấy trong bốn năm qua, sáu chỉ số nội dung về quản trị và hành chính công PAPI đo lường cho thấy mức độ cải thiện là không đáng kể.
Tiến sỹ Pratibha Mehta phát biểu tại buổi công bố
Tiến sỹ Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết: “Thông qua việc cung cấp bằng chứng về trải nghiệm của công dân, PAPI và các dữ liệu mà khảo sát thu thập được giống như chiếc gương phản chiếu hiệu quả của chính quyền địa phương. Mục đích tối thượng của Chỉ số PAPI là cung cấp dẫn chứng để các cấp chính quyền sử dụng và tìm ra những giải pháp để cải thiện những vấn đề thực thi chính sách chưa được hiệu quả trên thực tế, đồng thời đảm bảo chất lượng công tác quản trị và dịch vụ công cho mọi người dân Việt Nam – từ đó có thể cải thiện chính hình ảnh của chính quyền địa phương trong tấm gương phản chiếu đó.”
Năm 2014, các chỉ số nội dung về Công khai, minh bạch và Trách nhiệm giải trình với người dân đạt tiến bộ không đáng kể. Ví dụ: Trung bình chỉ có 8 trong số 100 người biết đến, đã đọc và tin tưởng các thông báo công khai về ngân sách ở quận, xã mình.
Chỉ số nội dung Thủ tục hành chính công không có mấy cải thiện trong cảm nhận chung của công dân. Luật quy định việc xử lý hồ sơ thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất không được kéo dài quá 30 ngày. Tuy nhiên, một phần ba (34%) người nộp đơn phải đợi 100 ngày mới giải quyết xong giấy tờ, và 8% phải đợi từ 100-720 ngày mới có kết quả cuối cùng.
Chỉ số nội dụng Cung ứng dịch vụ công có cải thiện chút ít về chất lượng cơ sở hạ tầng cơ bản và an ninh, trật tự địa bàn khu dân cư. Tuy nhiên, mức độ hài lòng với chất lượng bệnh viện công cấp huyện lại giảm sút. Bên cạnh đó, chỉ số nội dung thành phần về giáo dục tiểu học công lập đạt điểm thấp nhất trong số bốn dịch vụ công được khảo sát đo lường. Chất lượng dạy học thấp, chi ngoài quy định để con em được quan tâm hơn và phản hồi không đều đặn từ nhà trường là những lý do chính khiến người dân quan ngại.
Cuối cùng, người dân tham gia khảo sát hầu như không ghi nhận được tiến bộ gì trong chỉ số nội dung Kiểm soát tham nhũng. Thay đổi lớn nhất so với khảo sát lần trước là có nhiều người trả lời đồng ý rằng tham nhũng và hối lộ là vấn đề đáng lo ngại ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong việc cung ứng dịch vụ công cấp tỉnh. Ví dụ, trong chỉ số việc làm nhà nước, gần một nửa số người trả lời ít nhất đồng ý phần nào rằng cần phải hối lộ thì mới có được việc làm trong khu vực nhà nước.
Khảo sát cũng hỏi người tham gia về trải nghiệm của họ với hối lộ khi sử dụng dịch vụ công ở bệnh viện và trường tiểu học. Khoảng 12% cho biết họ đã phải hối lộ để được phục vụ ở bệnh viện, và 30% trong số những người trả lời có con đang học tiểu học cho biết họ phải hối lộ. Các con số này gia tăng so với năm 2012. Khi đó, 10% phải hối lộ để được cung ứng dịch vụ bệnh viện và 12% hối lộ cho con cái theo học tiểu học.
PAPI 2014 bổ sung thêm các câu hỏi về Minh bạch bồi thường đất đai. Luật đất đai được sửa đổi có hiệu lực từ tháng 7/2014, trước khi khảo sát PAPI 2014 bắt đầu. Do đó, các dữ liệu thu thập được có thể là cơ sở để giám sát việc thực hiện luật này.
Dữ liệu cho thấy số lượng người dân bị thu hồi đất đã ít hơn so với những năm trước: 5% số người tham gia khảo sát cho biết gia đình họ hoặc hàng xóm của họ bị thu hồi đất. Những người bị mất đất vẫn tập trung ở khu vực Tây Bắc, còn người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam và Trung Nam bộ cho thấy mức độ thu hồi đất thấp hơn.
Về bồi thường, đa số người trả lời cho biết họ hoặc họ hàng của họ bị mất đất đã nhận được tiền bồi thường. Tuy nhiên, hơn một phần năm cho biết họ không hề nhận được khoản bồi thường nào. Đồng thời, chỉ 36% những người bị mất đất trong năm qua cho biết họ nhận được mức bồi thường thỏa đáng.
Tương tự những năm trước, điểm số PAPI giữa các tỉnh có nhiều cách biệt, thể hiện sự khác biệt đáng kể về chất lượng quản trị công cấp tỉnh. Ví dụ, hầu hết người dân tham gia khảo sát ở các tỉnh Vĩnh Long, Long An và Bình Dương cho biết họ nhận được dịch vụ và quản trị công chất lượng cao. Còn người dân ở các tỉnh Cao Bằng, Ninh Thuận, Điện Biên và Quảng Ngãi cho biết họ nhận được dịch vụ và quản trị công chất lượng thấp, và trải nghiệm sự bất bình đẳng trong tương tác với chính quyền và sử dụng dịch vụ công.
CTTĐT