Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025: Đã tổ chức được hơn 1.100 lớp tập huấn

16/07/2023 | 17:10

Dự án Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình - Dự án 7 (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025) được chia được thành 2 tiểu Dự án. Trong giai đoạn thực hiện 2021 -2023, Dự án đã đạt được nhiều kết quả.

Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình

Tiểu dự án có mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp nhằm hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo đói; bảo đảm thực hiện Chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu quả, bền vững.

Năm 2022, ngân sách trung ương bố trí 192,13 tỷ đồng vốn sự nghiệp (tại trung ương 28,8 tỷ đồng, địa phương 163,33 tỷ đồng). Kết quả giải ngân trung ương là 15,234 tỷ đồng, chiếm 52,9%; tại địa phương là 93,302 tỷ đồng, chiếm 48,6% vốn phân bổ của Tiểu dự án.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025: Đã tổ chức được hơn 1.100 lớp tập huấn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Dự án đã tổ chức khoảng 1.142 lớp tập huấn cho 148.456 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo; 27 đoàn học tập kinh nghiệm; khoảng 15.000 người dân được tập huấn, hướng dẫn, tư vấn tạo sinh kế, hướng nghiệp, học nghề, tìm kiếm việc làm, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao thu nhập để vươn lên thoát nghèo.

Về cơ bản, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã chủ động xây dựng tài liệu, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo, các đối tượng tham gia thực hiện Chương trình. 

Tiểu dự án còn một số tồn tại, hạn chế: Nguồn vốn bố trí vào cuối năm nên khó khăn trong công tác giải ngân cũng như tiến độ thực hiện hoạt động. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, đề xuất được đưa ra là cần bố trí kinh phí vào đầu năm để chủ động trong công tác lập kế hoạch hoạt động, phân bổ vốn thực hiện.

 Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá

Mục tiêu của tiểu dự án này nhằm thiết lập quy trình, hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình. Tổ chức giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng và quy định của pháp luật.

Trong năm 2022, ngân sách trung ương bố trí 101,97 tỷ đồng vốn sự nghiệp (tại trung ương 15,3 tỷ đồng, địa phương 86,67 tỷ đồng). Kết quả giải ngân tại trung ương là 1,033 tỷ đồng, chiếm 6,8%; tại địa phương là 49,195 tỷ đồng, chiếm 48,2% vốn phân bổ của Tiểu dự án.

Kết quả thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. Trong đó, xây dựng 02 quy trình là quy trình giám sát, quy trình đánh giá; xây dựng hệ thống Chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá Chương trình (01 biểu Chỉ số, khung kết quả thực hiện Chương trình, 01 biểu Kết quả thực hiện Chương trình, 13 Biểu mẫu thu thập thông tin phục vụ công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình, 01 Mẫu Báo cáo giám sát Chương trình, 01 Mẫu Báo cáo đánh giá Chương trình). Đồng thời, ban hành Kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình năm 2022, tổ chức giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng và quy định của pháp luật. Các, bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá theo quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Số đoàn kiểm tra, giám sát do cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 1.175 đoàn cấp tỉnh, 239 đoàn cấp huyện.

Hệ thống chỉ số, biểu mẫu thực hiện giám sát, đánh giá Chương trình làm căn cứ pháp lý để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổ chức thực hiện được ban hành tương đối đầy đủ.

Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì tiểu dự án còn tồn tại, hạn chế: Một số nội dung giám sát, đánh giá chưa được tích hợp trong hướng dẫn giám sát, đánh giá Chương trình như rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; chưa hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu về giảm nghèo, Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững kết nối với Hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia.

Nhằm thực hiện Dự án tốt hơn trong thời gian tới, giải pháp được đưa ra là cần hoàn thiện văn bản về hệ thống giám sát, đánh giá theo quy định. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện đề án xây dựng các cơ sở dữ liệu, hệ thống quản lý chương trình, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí kinh phí triển khai thực hiện.

Nhị Xuân

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×