Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Chờ đợi sự hồi sinh của nghệ thuật khi các sân khấu đồng loạt sáng đèn

14/06/2020 | 21:51

Khán giả được khích lệ đến rạp, các nghệ sĩ được khích lệ gắn bó với sân khấu hơn nữa. Đó là tín hiệu vui từ sân khấu nghệ thuật sau một thời gian trầm lắng vì dịch Covid-19.

Nghệ thuật truyền thống thu hút khán giả

Đầu tiên phải kể đến thành công của Nhà hát Kịch Việt Nam với vở kịch Bệnh sĩ của cố tác giả Lưu Quang Vũ tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 30/5, đánh dấu sự trở lại của sân khấu sau thời gian nghỉ dịch.

Thừa thắng xông lên, Nhà hát Kịch Việt Nam diễn liên tiếp vở Điều còn lại và diễn 2 đêm liên tục vở Bệnh sĩ ngày 6-7/6. Đáng mừng là khán giả đã trở lại với sân khấu sau thời gian dài giãn cách xã hội.

Chờ đợi sự hồ sinh của nghệ thuật khi các sân khấu đồng loạt sáng đèn - Ảnh 1.

Bệnh sĩ đã mở màn ấn tượng...

Tiếp đó, các nhà hát của Bộ VHTTDL đồng loạt sáng đèn, thu hút khán giả đến rạp bằng những chương trình chất lượng.

"Chớp thời cơ" dịp Tết thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi Trẻ cho "ra lò" nhiều nhất với 3 chương trình đặc biệt mới mẻ và hấp dẫn. Điều đáng nói là các chương trình đều được dàn dựng công phu, hoành tráng và vô cùng hiện đại, tươi mới. Đó là lý do mà rất nhiều phụ huynh đã vượt qua e ngại bởi dịch bệnh để đưa con em tới xem biểu diễn. Những "bữa tiệc" nghệ thuật hấp dẫn đã thực sự làm đúng sứ mệnh của mình khi "kéo" được khán giả trở lại với sân khấu.

Liên đoàn Xiếc Việt Nam cũng "tung" ra chương trình biểu diễn chất lượng, đầu tư lớn với 50 nghệ sĩ trong chương trình "Cướp biển 2020". Nhiều xuất diễn liên tục dịp Tết Thiếu nhi đều kín chỗ đã khích lệ các nghệ sĩ rất nhiều trong những ngày tái ngộ khán giả.

Sau những tháng dài đóng cửa, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã chọn diễn vở tuồng cổ Nữ tướng Đào Tam Xuân để diễn mở màn tại rạp Hồng Hà tối 6/6. Khán giả đã đến kín rạp để ủng hộ các nghệ sĩ và điều ngạc nhiên là bên cạnh những khán giả lớn tuổi còn có rất nhiều người. Đã vậy, khán phòng Nhà hát Hồng Hà tại 51 Đường Thành, Hà Nội chật kín khán giả từ đầu tới cuối.

Điều đặc biệt là vở Tuồng được giữ đúng chuẩn mực của Tuồng cổ với mong muốn các thế hệ khán giả sẽ hiểu đúng và đầy đủ về nghệ thuật Tuồng.

Tối 13/6, Nhà hát Chèo Việt Nam sẽ lựa chọn vở Vân dại để phục vụ khán giả. Theo NSND Thanh Ngoan- Giám đốc Nhà hát Chèo, vở diễn sẽ giới thiệu tới khán giả một vở chèo cổ nguyên bản được dàn dựng công phu theo đúng hình thức chiếu chèo xưa, chỉ sử dụng các nhạc cụ dân gian truyền thống và nhạc công sẽ lên sân khấu chơi trực tiếp cùng nghệ sĩ biểu diễn.

"Đây là đêm diễn đầu tiên sau dịch Covid-19 nên nghệ sĩ vô cùng phấn khởi. Khán giả yêu nghệ thuật chèo hãy đến với Nhà hát để được thưởng thức một vở chèo cổ nguyên gốc, quy tụ những nghệ sĩ tài năng hàng đầu của nghệ thuật chèo truyền thống"- NSND Thanh Ngoan hào hứng cho biết.

Chờ đợi sự hồ sinh của nghệ thuật khi các sân khấu đồng loạt sáng đèn - Ảnh 2.

...và thu hút khán giả trở lại với sân khấu (ảnh Minh Khánh)

Sẵn sàng để hồi sinh

Sự sáng đèn trở lại của các rạp hát đã thu hút được khán giả trở lại với sân khấu, nhưng tất cả chỉ mới là khởi đầu.

Theo Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, NSND Nguyễn Quang Vinh cho biết Cục sẽ trình lãnh đạo Bộ một số giải pháp được lãnh đạo Cục và các nhà hát thống nhất tại cuộc họp trực tuyến này. Theo đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ cho các đơn vị nghệ thuật về địa điểm biểu diễn (đối với các nhà hát chưa có rạp biểu diễn), đồng thời cũng sẽ lập dự trù kinh phí bồi dưỡng cho nghệ sĩ tham gia các chương trình biểu diễn theo quy định của Nhà nước.

Để giữ chân khán giả dài hơi, để nghệ thuật truyền thống và sân khấu nói chung có sức sống bền vững, ngoài các chương trình được đầu tư chất lượng, các nhà hát đã và đang tìm nhiều hướng đi mới. Trong đó, việc xây dựng nhà hát online đang được Cục Nghệ thuật biểu diễn tính đến.

NSƯT Xuân Bắc, Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát kịch Việt Nam cho rằng đây là xu hướng tất yếu để nghệ thuật sân khấu phát triển. "Để triển khai, cần phải biết mình làm cho ai, đối tượng nào, chương trình gì, thời lượng bao nhiêu cho phù hợp. Vì rõ ràng ở sân khấu khác với trên mạng"- NSƯT Xuân Bắc cho biết.

"Đầu tiên là miễn phí, sau đó thì có tiền quảng cáo, sau đó nữa có thể trả tiền để xem các chương trình mới. Chẳng hạn, tối nay diễn ra một chương trình mới có các ngôi sao biểu diễn, khán giả đi xem sẽ phải trả tiền, rồi 2 tháng sau chương trình mới phát online", Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Kịch Việt Nam hiến kế thêm.

Chờ đợi sự hồ sinh của nghệ thuật khi các sân khấu đồng loạt sáng đèn - Ảnh 3.

Các chương trình được đầu tư xây dựng công phu và thu hút

NSND Thanh Ngoan cho rằng, việc làm nhà hát online là cần thiết để thêm kênh quảng bá cho các nhà hát. "Các nhà hát xen kẽ biểu diễn 1 cách nghiêm túc. Có rất nhiều chương trình, tác phẩm hay, đặc sắc nhưng chưa được giới thiệu đến khán giả. Có thêm kênh biểu diễn, nghệ sĩ được làm việc, khán giả có thể được xem chương trình chất lượng.

Tuy nhiên, cũng phải tính toán để có thể giữ bản quyền, quảng bá cho các nhà hát và tăng được nguồn thu để có kinh phí tổ chức biểu diễn.

Sau sự hỗ trợ của Bộ VHTTD để các sân khấu sáng đèn trở lại, hầu hết các đơn vị nhà hát và nghệ sĩ đều bày tỏ hy vọng dự án hỗ trợ dài hơi này sẽ là "cú hích" để nghệ thuật sân khấu Việt vươn lên tầm mới. Khán giả cả nước sẽ có cơ hội xem nhiều tác phẩm sân khấu hay và các nghệ sĩ thêm gắn bó với sân khấu bởi được sáng tạo và cống hiến nhiều hơn./.

Hà An

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×