Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Chính sách phát triển văn hóa Đức

20/12/2017 | 08:00

Khác với các nước châu Âu, Đức được thành lập từ nhiều bang độc lập và các thủ đô tự trị với các chính sách văn hóa riêng, theo đó hình thành nhiều tổ chức văn hóa. Trong số đó, có những tổ chức với truyền thống văn hóa riêng biệt không bị tập trung hóa hoặc bị đồng hóa dưới thời đế quốc Đức (Reich) được thành lập năm 1871.

I. Giới thiệu

Trong khi chính phủ mới dưới thời đế quốc Đức chịu trách nhiệm về các chính sách ngoại giao, các bang trực thuộc chính phủ lại chịu trách nhiệm về các chính sách văn hóa riêng của họ. Quyền tự trị của các thành phố mở rộng trong các lĩnh vực văn hóa với sự hỗ trợ của một cam kết vững bền với các ngành văn hóa và nghệ thuật.

Chính sách văn hóa tại Đức dựa trên mô hình liên bang. Tất cả các cấp chính quyền hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp quy định quyền hạn liên quan trong lĩnh vực văn hóa. Hiến pháp quy định sự hợp tác giữa các cấp chính quyền về vấn đề văn hóa bằng cách hỗ trợ các tổ chức và hoạt động văn hóa. Mục tiêu quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển các chính sách văn hóa trên toàn nước Đức là đạt được sự cân bằng giữa trách nhiệm ngành kinh tế công trong đảm bảo sự tồn tại và chi phí cho các chương trình và tổ chức văn hóa mà không có sự can thiệp của chính phủ trong các hoạt động văn hóa.

Hiện nay, một trong những mục đích chính của chính sách văn hóa của nước Đức là khuyến khích càng nhiều người tham gia vào nghệ thuật và văn hóa. Chính sách văn hóa cũng như các chính sách xã hội giải quyết các thách thức về mặt xã hội cũng như xu hướng phát triển nhân khẩu học, luồng di cư, các hệ thống điều chỉnh giá trị, phát triển tài chính, kinh tế hóa và số hóa.

Ảnh minh họa. Nguồn: travelworldinside

II. Phạm vi quyền lực, sự ra quyết định và quản lý

1. Tổng quan về hệ thống

Đức là một quốc gia có bộ máy tổ chức liên bang với nhiều tầng quản lý khác nhau: Hiện nay, chưa có quy định chung về trách nhiệm của chính quyền liên bang trên các lĩnh vực văn hóa hoặc giáo dục. Do vậy, các bang là các nhà hoạt động chính trên lĩnh vực văn hóa và chịu trách nhiệm xây dựng ưu tiên hàng đầu về mặt chính sách, tạo nguồn ngân sách cho các tổ chức văn hóa liên quan và hỗ trợ các dự án có tầm quan trọng trong khu vực.

Với hệ thống tổ chức liên bang và phi tập trung cao, nhiều đơn vị quản lý thực thi nhiệm vụ thiết lập và thực hiện các chính sách văn hóa bao gồm: các cơ quan lập pháp hoặc tự quản (quốc hội, các hội đồng), các cấp quản lý chính quyền trực thuộc chính phủ (các bộ hoặc cục, sở phụ trách vấn đề văn hóa) hoặc các cơ quan tư vấn (các ủy ban phụ trách chuyên môn).

a. Cấp liên bang

Quyền hạn của chính phủ liên bang đối với các chính sách văn hóa bao gồm giáo dục phổ thông và sau đại học. Kể từ năm 1998, Quốc hội Đức lần lượt thành lập Ủy ban Văn hóa và Thông tin liên bang với vai trò như một cơ quan giám sát hoạt động của Cơ quan ủy quyền về văn hóa và thông tin liên bang (BKM) và tư vấn cho các bộ chịu trách nhiệm về chính sách ngoại giao văn hóa tại Văn phòng chính phủ Đức. Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của Ủy ban Văn hóa và Thông tin quốc hội là rà soát tất cả các sáng kiến về pháp luật và những thay đổi pháp lý trong khi tôn trọng ảnh hưởng có thể của chúng đến nền văn hóa.

b. Các tiểu bang và thị trấn, thành phố

Các tiểu bang, thị trấn và thành phố là các nhà hoạt động chính, chịu trách nhiệm về chính sách văn hóa tại Đức. Phạm vi và mức độ ưu tiên trên các lĩnh vực có sự thay đổi giữa các tiểu bang, giữa các thành phố, thị trấn. Theo quy định, văn hóa được kết hợp ở cấp bộ với các lĩnh vực chính sách khác chủ yếu liên quan đến giáo dục hoặc khoa học. Trong các trường hợp như vậy, các bộ, cục và sở chuyên trách về các vấn đề văn hóa đã được thành lập. Tại các thành phố và đô thị, quản lý các vấn đề văn hóa là trách nhiệm của các ủy viên văn hóa với cơ cấu hoạt động riêng biệt. Các hội đồng thành phố và địa hạt thành lập Ủy ban văn hóa riêng.

Các tiểu bang có thể tự ý chuyển nguồn ngân sách dành cho lĩnh vực văn hóa tới các thành phố, thị trấn. Luật Tài chính quy định đối với các lĩnh vực văn hóa có hiệu lực vào năm 1993, thực hiện trong thời kỳ 10 năm và sau đó được mở rộng áp dụng trong thời hạn nhất định. Xét trên lĩnh vực văn hóa, chính quyền Đức khẳng định vai trò liên quan đến văn hóa tại thủ đô Berlin và các cuộc đối thoại về di sản văn hóa. Sự hiện diện của Đức trong các chính sách văn hóa tại Liên minh châu Âu ngày càng trở nên quan trọng.

c. Các nhà hoạt động phi chính phủ

Mạng lưới tăng cường các tổ chức trung gian giữa bang và bối cảnh văn hóa đã hỗ trợ cho các hoạt động công cộng và có vai trò quan trọng tạo ra một cuộc sống sôi động, phát triển về mặt văn hóa tại Đức. Nhiều nhà tài trợ và công cụ văn hóa chính là một nhân tố quan trọng xét về mặt cơ cấu trong hệ thống quy định của Hiến pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành hoạt động của ngành văn hóa tại Đức.

2. Hợp tác liên bộ hoặc liên chính phủ

Các hành lang hợp tác cũng hoạt động tại thành phố, đô thị thông qua các tổ chức chính quyền địa phương như Hiệp hội các thành phố Đức, Hiệp hội các thị trấn và đô thị Đức, Hiệp hội các địa hạt Đức. Các tổ chức này đã thành lập các tiểu ban chuyên trách và các ủy ban văn hóa nhằm xác định các chủ đề cụ thể tạo nên sự tương đồng tại cấp bang và cấp liên bang. Văn phòng Ủy viên liên bang về Văn hóa và Thông tin (BKM) liên kết với KMK trong việc giải quyết vấn đề riêng khi cần thiết. Ngoài các liên kết song phương giữa bộ ngành liên quan và các khu thành thị riêng biệt, hoạt động tư vẫn diễn ra giữa các bộ và tổ chức chính quyền địa phương về các vấn đề có tầm quan trọng trong quy hoạch đất đai nói chung. Tại nhiều khu đô thị, các văn phòng chức năng riêng biệt đã được thành lập nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các tiểu khu vực.

Ảnh minh họa. Nguồn: crowehorwath.ie

3. Hợp tác văn hóa quốc tế

3.1. Tổng quan về cơ cấu và xu hướng chính

Kể từ cuộc tranh luận về quan điểm hợp tác văn hóa quốc tế mới vào những năm 60 tại Đức, sau chính sách quốc phòng và kinh tế, chính sách văn hóa được xem như là trụ cột thứ ba của các chiến lược ngoại giao. Dù ảnh hưởng của các tổ chức địa phương và khu vực cũng như các tổ chức phi chính phủ ngày càng lớn, các chính sách quốc phòng và kinh tế vẫn là vấn đề trọng tâm. Trong 20 năm qua, chính sách ngoại giao văn hóa liên tục phải chịu sự cắt giảm chi phí. Cho đến năm 2005, vấn đề này mới được giải quyết khi vị thế của chính sách ngoại giao văn hóa ngày càng được khẳng định trong các chương trình nghị sự và được tăng cường nguồn kinh phí từ ngân sách liên bang.

3.2. Các nhà hoạt động công và chính sách ngoại giao văn hóa

Các chỉ thị, hướng dẫn của chính phủ liên bang xác định ưu tiên hàng đầu của chính sách ngoại giao văn hóa và Văn phòng Ngoại giao là đơn vị xây dựng cũng như liên kết các ưu tiên này. Ủy viên Văn hóa và Thông tin liên bang chịu trách nhiệm về nhiều lĩnh vực quan trọng như dịch vụ truyền thông quốc tế hoặc sự hoàn trả các tác phẩm nghệ thuật. Các bộ khác thuộc liên bang như Bộ Giáo dục và Nghiên cứu liên bang, Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế liên bang cũng rất tích cực trong tham gia vào các chính sách ngoại giao văn hóa mặc dù xét về mức độ còn thấp hơn nhiều so với Văn phòng Ngoại giao và Cơ quan ủy quyền về Văn hóa và Thông tin liên bang. Vào năm 2014, Văn phòng Ngoại giao đi đầu trong thực hiện quy trình rà soát chính sách ngoại giao, một quá trình tự tìm hiểu về triển vọng và quan điểm phát triển chính sách ngoại giao của Đức.

Các cơ quan chức năng liên quan cấp bang liên kết chặt chẽ với Chính quyền liên bang trong thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa. Các đô thị, thành phố và các nhóm xã hội tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa trên phạm vi quốc tế.

3.3. Các nhà hoạt động và các chương trình hợp tác châu Âu/quốc tế

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa ngày càng trở nên quan trọng. Minh chứng chính là những nỗ lực lớn tạo các cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa. Vào năm 2015, Ủy ban UNESCO tại Đức đặc biệt tích cực tham gia vào quá trình phát triển và thông qua Hiệp định Bảo vệ và tăng cường sự đa dạng của các loại hình văn hóa như một công cụ pháp lý quốc tế. Các mối quan hệ hợp tác được mở rộng trên toàn châu Âu trong lĩnh vực văn hóa kể từ năm 1992 theo quy định tại điều 151 Hiến chương về Nền tảng cộng đồng châu Âu và điều 128 Hiệp ước Masstricht (Hiệp ước về Liên minh châu Âu) và điều 167 Hiệp ước Lisbon. Chương trình bao gồm các chương trình nhỏ, trung tâm phát triển văn hóa và thông tin cùng hỗ trợ hợp tác giữa các bang thành viên với nhau và giữa các bang thành viên với bên thứ ba. Mục đích chung của chương trình này là ngoài tăng cường sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa còn phải đẩy mạnh tính cạnh tranh của các ngành văn hóa và sáng tạo. Các đầu mối liên lạc trên phạm vi quốc gia chịu trách nhiệm thông tin về các chương trình cung cấp nguồn ngân sách cho ngành văn hóa với đại diện là Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, vẫn có các chương trình gây quỹ ngoài chương trình châu Âu sáng tạo dành cho các nhà hoạt động văn hóa. Một dự án khác do Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu khởi xướng vào năm 2008 nhằm hỗ trợ các hoạt động tại các vùng đô thị trong tăng cường tính đa dạng của loại hình văn hóa chính là “Chương trình các thành phố liên văn hóa”. Trong suốt thời kỳ Đức giữ chức chủ tịch EU vào năm 2007, chủ đề chính sách văn hóa châu Âu rất được chú trọng.

3.4. Hợp tác trực tiếp về mặt chuyên môn

Ngoài tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch phát triển thành phố đạt chuẩn quốc tế, các cộng đồng tại tất cả các bang tham gia vào xây dựng các mối quan hệ đối tác khu vực song phương hoặc đa phương cùng với cộng đồng hoặc cấp chính quyền trên lãnh thổ của các quốc gia khác (chủ yếu tại châu Âu). Kể từ những năm 70, nhiều nhà hoạt động tư nhân, các tổ chức chuyên nghiệp (nhà hát, bảo tàng hoặc thư viện) và các mạng lưới không chính thức đã bắt đầu phát triển các mối quan hệ ngoại giao quốc tế của chính họ cùng với các chương trình trao đổi văn hóa.

Văn phòng Ngoại giao không trực tiếp tham gia cấp kinh phí cho chương trình nhưng chịu trách nhiệm phân bổ phần lớn nguồn kinh phí cho các tổ chức trung gian thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa như Viện Goethe và Viện Quan hệ quốc tế IfA. Ngoài ra, Văn phòng Ngoại giao hỗ trợ Dịch vụ trao đổi học thuật Đức (DAAD), cấp chi phí tổ chức các cuộc trao đổi quốc tế giữa các sinh viên và nhà khoa học. Chương trình Các nghệ sĩ tại Berlin với giải thưởng được trao cho các nghệ sĩ nước ngoài trong lĩnh vực nghệ thuật nghe nhìn, văn hóa và âm nhạc cho những người có một năm làm việc tại Berlin.

Ngoài ra, Văn phòng Ngoại giao hỗ trợ các dự án văn hóa lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến các chính sách ngoại giao văn hóa. Đặc biệt, Ngôi nhà Văn hóa thế giới cũng nhận được các khoản tài trợ từ Văn phòng Ngoại giao trong tổ chức các chương trình liên kết như các buổi hòa nhạc, văn hóa đọc, triển lãm và hội thảo.

3.5. Đối thoại và hợp tác liên văn hóa giữa các vùng biên giới

Trong những năm qua, Chính phủ đặc biệt là Văn phòng Ngoại giao đã xây dựng một số chương trình hỗ trợ các cuộc đối thoại liên văn hóa giữa các vùng biên giới. Mục đích của các chương trình này là tăng cường khả năng giao lưu liên văn hóa của các thế hệ trẻ, đồng thời góp phần tạo sự rõ nét trong các chính sách giáo dục và ngoại giao văn hóa.

Tổ chức quan trọng khác là Hiệp hội Văn hóa liên bang với nhiều chương trình và dự án về các cuộc đối thoại liên văn hóa giữa các vùng biên giới như Bảo tàng Tình đoàn kết liên quốc gia và chương trình được xây dựng vào năm 2012 “Quỹ Hợp tác Đức-châu Phi”.

4. Các vấn đề văn hóa trong quá trình phát triển và các cuộc tranh luận về chính sách văn hóa

Sự sụp đổ của hệ thống tại châu Âu và thống nhất nước Đức vào năm 1989-1990 đã tạo nhiệm vụ văn hóa mới trong cả nước Đức và các mối quan hệ của Đức với các nước láng giềng.

Tình hình tài chính khó khăn của nguồn ngân sách công là một nhân tố quyết định trong các cuộc thảo luận về chính sách văn hóa ở cấp bang và thành phố kể từ giữa những năm 90. Hiện nay, áp lực đối với các tổ chức văn hóa cộng đồng đè nặng lên các cấp chính quyền địa phương cũng như cấp bang. Cùng với trách nhiệm ngày càng lớn, chính phủ liên bang tăng liên tiếp 5 lần nguồn ngân sách dành cho ngành văn hóa vào năm 2011. Trong 10 năm qua, các cuộc thảo luận và hành động của các nhà hoạt động trong lĩnh vực công và tư nhân đều tập trung vào:

- Hỗ trợ các tổ chức văn hóa tại thành phố mới Berlin.

- Trao quyền nhiều hơn cho chính phủ liên bang về vấn đề văn hóa

- Đơn giản hóa và tăng cường nguồn ngân sách văn hóa giữa các cấp chính quyền.

- Thông qua luật mới về bản quyền, thuế đối với các tổ chức cũng như tái áp dụng các quy định về bảo hiểm xã hội đối với các nghệ sĩ tự do.

- Giáo dục văn hóa

- Các ngành công nghiệp văn hóa

- Thu hồi các tài sản văn hóa bị tịch thu bất hợp pháp

- Hiệp ước UNESCO về Bảo vệ và Tăng cường tính đa dạng của các loại hình văn hóa

- Bảo tồn văn hóa theo hiến pháp.

- Tăng cường cam kết về văn hóa

- Hướng tới một cộng đồng văn hóa với tăng cường sự đa dạng về nhu cầu

- Di cư, sự đa dạng văn hóa, hợp tác liên văn hóa.

(Theo artscouncil.ie, BT VHTTDL)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×