Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Chính sách gia đình quốc gia Malaysia

30/01/2019 | 11:28

Chính sách gia đình quốc gia Malaysia hỗ trợ và bổ sung các chính sách hiện có như Chính sách xã hội quốc gia, Chính sách quốc gia về phụ nữ và Chính sách trẻ em quốc gia. Chính sách này cũng thể hiện tinh thần của Hiến pháp Liên bang, Nguyên tắc Quốc gia và các mục tiêu của Tầm nhìn 2020. Ngoài ra, chính sách này cũng đề cập đến các cam kết quốc tế của Malaysia như các cam kết theo Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) và Công ước về quyền trẻ em (CRC).


Chính sách gia đình quốc gia Malaysia - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: lppkn.gov.my

1. Những bước cần tập trung để xây dựng một gia đình Malaysia

i. Một hướng tổng thể và toàn diện cho hạnh phúc gia đình bao gồm phát triển thể chất, tinh thần, kinh tế, xã hội, tâm lý và tâm linh ở mọi giai đoạn trong vòng đời gia đình.

ii. Gia đình là đơn vị cơ bản nhất cung cấp nền tảng cho sự phát triển nguồn nhân lực, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia. Do đó, các chính sách, chương trình, dịch vụ và cơ sở hạ tầng để trao quyền cho những gia đình thông qua thế mạnh vốn có của mỗi gia đình sẽ được phát triển để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao với tính toàn diện.

iii. Sự hình thành và chắc chắn của mỗi tổ chức gia đình để mỗi thành viên có thể được trao quyền nhằm thể hiện, chung sức và công bằng, vai trò của mỗi cá nhân về mối quan hệ gia đình, kinh tế, nghề nghiệp và lối sống để cải thiện sự ổn định, hài hoà và hạnh phúc.

iv. Nỗ lực hướng dẫn và nuôi dưỡng các gia đình có kĩ năng để khắc sâu, nội tâm hoá, thực hành các giá trị đạo đức và giá trị gia đình. Những giá trị này có thể là chất xúc tác cho thành công và tự bảo vệ bản thân. Việc thực hành những giá trị đạo đức của từng thành viên trong gia đình có thể sẽ được tăng cường trong các cơ sở giáo dục, cộng đồng và tại nơi làm việc.

v. Những nỗ lực để tăng cường mối quan hệ giữa các thế hệ là vô giá và quan trọng trong việc chuyển giao các giá trị tích cực cho các thế hệ tương lai. Do đó, một nền văn hoá trân trọng tính gia đình có những thuộc tính như yêu thương, quan tâm, tôn trọng lẫn nhau, công bằng, hỗ trợ và bảo vệ những người già yếu và người nghèo có thể được nuôi dưỡng, tăng cường và thực hành rộng rãi.

vi. Quyền và bình đẳng, sẽ được áp dụng vào các luật và chính sách để đảm bảo an toàn, an ninh, và thiết lập một nền văn hoá bình đẳng giới trong gia đình. Nhận thức và kiến thức về tôn trọng quyền gia đình và quyền của mỗi cá nhân trong gia đình sẽ được nâng cao để các cá nhân nhận được sự tôn trọng và tự trọng. Những thực hành tích cực sẽ được khuyến khích để nuôi dưỡng một nền văn hoá hoà hợp, công lý và bình đẳng đối với bất kể giới tính và tuổi tác. Cần đảm bảo thông tin và quyền bảo vệ pháp lý, cũng như sự tham gia của xã hội, chia sẻ công bằng nguồn lực trong gia đình bảo vệ khỏi bạo hành, lạm dụng và bỏ mặc phụ nữ, trẻ em và người già.

vii. Tăng cường cam kết và trách nhiệm xã hội của tất cả các bên để thực hiện những chính sách thân thiện với gia đình và các chương trình liên quan. Nhiều nỗ lực sẽ hướng đến các kế hoạch gia đình hạnh phúc, thực hiện, giám sát và đánh giá tất cả những chương trình phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, y tế, xã hội, tinh thần, môi trường, khoa học và công nghệ và pháp luật. Thông qua chính sách này, các cam kết có thể được tăng cường để xem xét và tái cấu trúc các chính sách, mục tiêu, chiến lược và phát triển chương trình để thân thiện với gia đình hơn.

viii. Tăng cường thực hiện các chương trình an sinh cho từng gia đình có cấu trúc và khả năng dễ tổn thương khác nhau. Với đặc tính nền văn hoá quan tâm, các cam kết xã hội và trách nhiệm của tất cả các bên sẽ được tăng lên. Cơ sở, vật chất cơ sở hạ tầng sẽ được mở rộng và phối hợp để hỗ trợ các chương trình hướng đến những loại gia đình khác nhau như gia đình đơn thân, gia đình nghèo, gia đình sẽ bị tổn thương (bị bỏ mặc hoặc vô gia cư), gia đình có trẻ em khuyết tật và gia đình có nhu cầu đặc biệt.

ix. Phát triển nguồn nhân lực và gia đình hạnh phúc: Cam kết và trách nhiệm xã hội của tất cả các bên sẽ được tăng cường, mở rộng để cung cấp các dịch vụ và cơ sở công nghệ thông tin cũng như truyền thông (ICT); việc cung cấp hệ thống hỗ trợ gia đình và cơ hội cho các thành viên để tự phát triển bản thân.

Chính sách gia đình quốc gia là chính sách ưu tiên quan điểm gia đình trong mọi nỗ lực phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo các thế hệ có chất lượng.

Mục tiêu của chính sách là phát triển gia đình thịnh vượng, mạnh khoẻ để đảm bảo sự ổn định xã hội.

Chính sách gia đình quốc gia Malaysia - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: lppkn.gov.my

2. Nguyên tắc của chính sách gia đình quốc gia (NFP)

Nguyên tắc 1: Mỗi gia đình có nguồn lực riêng và có trách nhiệm đối với sự sống, sự phát triển của các thế hệ tương lai.

Nguyên tắc 2: Các gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình.

Nguyên tắc 3: Các cấu trúc gia đình khác nhau tạo nên những nhu cầu khác nhau.

Nguyễn tắc 4: Mối quan hệ gia đình bền chặt, sẻ chia và trách nhiệm đảm bảo một gia đình hạnh phúc.

Nguyên tắc 5: Kiến thức và thông tin như là nền tảng cho gia đình hạnh phúc.

Nguyên tắc 6: Các luật, chính sách và chương trình thân thiện với gia đình.

Nguyên tắc 7: Các thành viên trong gia đình có những quyền cơ bản để được bảo vệ và tự trọng.

Nguyên tắc 8: Các cam kết của người sử dụng lao động để đảm bảo gia đình hạnh phúc.

3. Chiến lược thúc đẩy chính sách gia đình quốc gia (NFP)

i. Tăng cường cam kết và sự tham gia của nhiều bên liên quan để ưu tiên "quan điểm gia đình" trong mọi nỗ lực phát triển kinh tế xã hội;

ii. Đảm bảo luật, chính sách, thủ tục và các quy định ưu tiên quan điểm gia đình;

iii. Đảm bảo rằng các chương trình, dịch vụ và tiện nghi thân thiện với gia đình có thể được tiếp cận.

Chính sách gia đình quốc gia Malaysia - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: lppkn.gov.my

4. Thực hiện chính sách gia đìnhquốc gia (NFP)

i. Nghiên cứu và phát triển hạnh phúc gia đình

Khuyến khích nghiên cứu và phát triển hạnh phúc gia đình có thể được sử dụng làm đầu vào cho việc xây dựng chính sách và pháp luật cũng như lập kế hoạch chương trình và khuyến khích nghiên cứu phát triển gia đình hạnh phúc do các cơ quan chính phủ, khu vực tư nhân, các viện nghiên cứu, các tổ chức dạy học và các tổ chức phi chính phủ (NGOs).

ii. Vận động để ưu tiên cho gia đình hạnh phúc

Cam kết ưu tiên cho gia đình trong các chính sách và chương trình phát triển bởi các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách và người ra quyết định trong khu vực công, tư, lãnh đạo của tổ chức xã hội dân sự và gia đình thông qua vận động.

iii. Đào tạo và giáo dục lâu dài cho sự phát triển nguồn nhân lực và sự thịnh vượng của gia đình

Cung cấp cơ hội và cơ sở vật chất cho các gia đình tham gia đào tạo cùng giáo dục lâu dài về phát triển nguồn nhân lực và phúc lợi gia đình; khuyến khích các gia đình tìm kiếm kiến thức và nâng cao các kỹ năng liên quan đến nuôi dưỡng những thành viên trong gia đình có giá trị tốt và tính toàn vẹn về đạo đức, sáng tạo.

iv. Cung cấp tài nguyên và môi trường thuận lợi cho việc trao quyền cho gia đình

Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ khác nhau thông qua việc chia sẻ tài nguyên và các điểm/cơ sở dịch vụ vì lợi ích gia đình.

v. Tư vấn và quan hệ đối tác chiến lược với nhiều cơ quan chính phủ, khu vực tư nhân, tổ chức phi chính phủ, tổ chức dạy học và cộng đồng.

Sự hiểu biết và cam kết của công chúng với các khu vực tư nhân để thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội tập trung vào gia đình hạnh phúc; hợp tác toàn diện và có hệ thống giữa các bên liên quan; việc thực hiện các chương trình tập trung vào gia đình thông qua việc chia sẻ thông tin, nghiên cứu tài nguyên, nguồn nhân lực đào tạo từ chính phủ, tư nhân, tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức nghiên cứu và tổ chức dạy học.

vi. Giám sát và đánh giá

Giám sát, đánh giá sẽ cung cấp thông tin về tác động của các hành động được thực hiện và sẽ là đầu vào cho việc xây dựng chính sách trong tương lai cũng như cải tiến những chương trình tiếp theo.

Chính sách gia đình quốc gia là một chính sách quan trọng tập trung vào các khía cạnh của sự thịnh vượng và phát triển gia đình. Chính sách này cung cấp phương hướng cho sự phát triển những dịch vụ và chương trình thân thiện với gia đình để nuôi dưỡng các gia đình khoẻ mạnh nhằm đáp ứng tầm nhìn 2020. Việc thực hiện chính sách gia đình quốc gia cần được thực hiện bởi tất cả các bên liên quan để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng thấm nhuần các giá trị chuẩn mực.


Hiền Lê (nguồn: lppkn.gov.my)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×