Văn hóa

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Chiếu lại phim “Biệt động Sài Gòn” mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

21/04/2025 | 17:00

Ngày 21/4, tại Hà Nội, Viện Phim Việt Nam đã tổ chức chương trình Những ngày phim Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Trong buổi đầu chiếu phim Viện Phim Việt Nam đã giới thiệu đến công chúng 2 tập phim trong phim tài liệu Mùa xuân toàn thắng (Tập 1: Khát vọng) và phim truyện Biệt động Sài Gòn (Tập 1: Điểm hẹn).

Chiếu lại phim “Biệt động Sài Gòn” mừng 50 năm Giải phóng miền nam - Ảnh 1.

Phân cảnh trong tập 1 "Khát vọng" của bộ phim tài liệu Mùa xuân toàn thắng

Tập 1 "Khát vọng" của bộ phim tài liệu Mùa xuân toàn thắng được sản xuất vào năm 1997, do đạo diễn Trần Duy Hinh, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Viện Phim Việt Nam thực hiện. Tập phim đã kể về Mỹ Ngụy phải ký Hiệp định Paris rút toàn bộ quân Mỹ về nước. Toàn quân và dân ta quyết "đánh cho Ngụy nhào" giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Chiếu lại phim “Biệt động Sài Gòn” mừng 50 năm Giải phóng miền nam - Ảnh 2.

Phân cảnh trong tập 1 "Điểm hẹn" của bộ phim truyện Biệt động Sài Gòn

Trong khi đó, tập 1 "Điểm hẹn" của bộ phim truyện Biệt động Sài Gòn lại kể về nhân vật Tư Chung là Tư lệnh trưởng Đội Biệt Động Sài Gòn, mật hiệu F8 và chiến sĩ tình báo Ngọc Mai - mật hiệu Z20 cùng sát cánh bên nhau đóng kịch là người yêu cùng quản lí Hãng sơn Đông Á, ngày ngày chạm trán với nhiều tướng. Trong khi đó Huyền Trang là người yêu của Tư Trung cũng là một điệp báo hoạt động bí mật dưới vỏ bọc là ni sư. Vì nhiệm vụ cách mạng, Tư Trung, Ngọc Mai và Huyền Trang đã gác lại tình riêng để hoàn thành trọng trách.

Chiếu lại phim “Biệt động Sài Gòn” mừng 50 năm Giải phóng miền nam - Ảnh 3.

Tập 1 "Điểm hẹn" của bộ phim truyện Biệt động Sài Gòn

Tập phim này được sản xuất vào năm 1985, do đạo diễn Long Vân và Xưởng phim truyện Việt Nam thực hiện. Bộ phim có sự góp mặt của các diễn viên Quang Thái, Hà Xuyên, Bùi Cường…, sau này đều trở thành các NSƯT, NSND, những tên tuổi gạo cội của nền điện ảnh Việt.

Mới chỉ mở đầu của buổi chiếu phim, nhưng các tập phim đã gây xúc động cho nhiều người xem, đặc biệt các bạn trẻ. Bởi, nhờ những tác phẩm điện ảnh này họ mới có cơ hội được tìm hiểu về hành trình đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự do cho đất nước của các thế hệ cha anh.

N.Linh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×