Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Chiến lược phát triển văn hóa 2010-2020 của khu vực Thái Bình Dương

29/07/2016 | 08:42

Chiến lược Văn hóa khu vực này là kết quả của quá trình hợp tác lâu dài trên khắp Thái Bình Dương. Trên thực tế, chiến lược đã được nhen nhóm từ những năm 1960 khi các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương, thông qua việc thành lập Liên hoan, nhận thấy nhu cầu cấp thiết để giải quyết sự mai một của các di sản văn hóa quý báu.

1.    Giới thiệu

Chiến lược Văn hóa khu vực này là kết quả của quá trình hợp tác lâu dài trên khắp Thái Bình Dương. Mặc dù được ủy quyền bởi Kế hoạch Thái Bình Dương vào năm 2004, có thể nói rằng Chiến lược Văn hóa khu vực Thái Bình Dương đã được thực hiện hàng thập kỉ nay. Trên thực tế, chiến lược đã được nhen nhóm từ những năm 1960 khi các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương, thông qua việc thành lập Liên hoan, nhận thấy nhu cầu cấp thiết để giải quyết sự mai một của các di sản văn hóa quý báu.

Bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn và khát vọng cho các nền văn hóa Thái Bình Dương tầm quốc gia và khu vực. Chiến lược văn hóa khu vực Thái Bình Dương đưa khu vực tiến một bước xa hơn. Nó thừa nhận và tôn vinh các tiết mục văn hóa đa dạng và phong phú của khu vực Thái Bình Dương. Thực tế là người dân Thái Bình Dương không phải là một nhóm nguyên khối. Nguồn gốc và quan điểm của họ rất đa dạng và việc am hiểu những nét khác biệt của các sắc thái văn hóa phong phú là trách nhiệm của tất cả mọi người. Tuy nhiên tất cả các quốc gia của chúng ta sẽ chia sẻ các nhu cầu để bảo vệ và phát huy nền văn hóa tốt hơn, thông qua một loạt các biện pháp được nêu trong chiến lược này.

Văn hóa là tấm gương phản chiếu của một quốc gia và cung cấp tập hợp các quy tắc chỉ ra rõ nét những tiêu chuẩn của xã hội. Nó là động lực cho sự phát triển đối với tăng trưởng kinh tế nhưng cũng có thể là hơi thở thổi bay cái vẻ bề ngoài bóng bẩy của bản sắc quốc gia, trí tuệ, đạo đức và đời sống tinh thần. Các nền văn hóa khu vực thực sự kết nối và nâng đỡ chúng ta và những người đồng hành.

Đối với Hội đồng Văn hóa và Nghệ thuật Thái Bình Dương và nhiều tổ chức khác đã hướng dẫn và tư vấn cho các hoạt động của cột mốc quan trọng này – chúng tôi cảm ơn tất cả các bạn đã biến Chiến lược Văn hóa khu vực Thái Bình Dương thành thực tế. Hiện tại chúng tôi kêu gọi tất cả các lực lượng làm việc cùng nhau trong mười năm tới và xa hơn nữa.


Ảnh minh họa (nguồn: ttxtdldongnai.vn)

2. Phân tích

2.1. Đầu tư các nền văn hóa Thái Bình Dương

Am hiểu các khía cạnh kinh tế, xã hội, giáo dục và chính trị của nền văn hóa không phải luôn luôn dễ dàng. Văn hóa bao gồm các điệu múa, bài hát, thánh ca, các màn trình diễn, thủ công mỹ nghệ mà hầu hết mọi người đã quen thuộc và được tổ chức tại Liên hoan nghệ thuật Thái Bình Dương bốn năm một lần. Nhưng văn hóa là nhiều hơn như thế, đó là cách thức, là chất lượng cuộc sống, là bản sắc, quyền lợi, sự khác biệt và lòng khoan dung, là sinh kế bền vững và lành mạnh, là sự sáng tạo và phát triển của cá nhân và cộng đồng, và quan trọng nhất là về tương lai. Văn hóa cũng là một lĩnh vực, giống như nông nghiệp, ngư nghiệp hay du lịch, đòi hỏi sự đầu tư của nhà nước và tư nhân. Đó là lý do tại sao Chiến lược văn hóa khu vực này có tiêu đề: Đầu tư vào các nền văn hóa Thái Bình Dương.

Chiến lược rất đơn giản: nêu ra 10 mục tiêu – 7 cho cấp quốc gia và 3 cho cấp khu vực – trong đó bao gồm tất cả các khía cạnh của văn hóa và các thành phần của lĩnh vực văn hóa. Chiến lược tập trung làm việc trên sáu mục tiêu: kiến thức truyền thống và di sản văn hóa phi vật thể; các địa điểm và không gian văn hóa; cơ sở hạ tầng và các tổ chức văn hóa; các ngành công nghiệp văn hóa; hàng hóa và dịch vụ văn hóa; và những người thực hành văn hóa. Những mục tiêu này là thành phần của lĩnh vực văn hóa đã được xác định như mục tiêu hàng đầu và cung cấp các cơ hội lớn nhất cho sự tăng trưởng và phát triển – những lĩnh vực mà đầu tư sẽ gặt hái lợi ích lớn nhất.

Chiến lược được thiết kế để có thể sử dụng bởi một lượng khán giả không chuyên và rộng lớn. Các nhà hoạch định chính sách, các nhà thực hành, các cơ quan khu vực và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các cộng đồng và giáo hội nên thấy dễ dàng và thiết thực để làm theo. Nhưng trên hết, chiến lược hướng dẫn các quốc gia làm thế nào để nền văn hóa chính thống hòa nhập vào các lĩnh vực kinh tế và xã hội, và làm thế nào để thúc đẩy văn hóa như một lĩnh vực riêng.

Tiềm năng của lĩnh vực văn hóa Thái Bình Dương phần lớn chưa được khai thác. Nó không thể thiếu đối với cuộc sống của mọi người dân Thái Bình Dương, có tiềm năng lớn để thúc đẩy, hỗ trợ phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế trong khu vực, và chưa nhận được nhiều sự chú ý hoặc công nhận như một lĩnh vực chính thức yêu cầu sự quản lý khôn ngoan để tối đa hóa sự đóng góp về kinh tế và xã hội. Chiến lược Văn hóa khu vực giai đoạn 2010-2020 đặt ra các bước để gặt hái sự công nhận đầy đủ, đóng góp nhiều mặt cho khu vực.

2.2. Cơ sở nền tảng

Vào cuối những năm 1960, các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương lo ngại về các tác động làm mai một các bản sắc văn hóa đã có của người dân Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo công nhận tầm quan trọng của văn hóa đối với bản sắc của người dân Thái Bình Dương, đặc biệt là tại thời điểm khi mà nhiều quốc gia trong khu vực đang tìm kiếm vị trí của mình trên đấu trường quốc tế. Các hành động phải được thực hiện để chống lại sự mai một này, và họ quyết định thành lập Liên hoan nghệ thuật Nam Thái Bình Dương. Fiji là chủ nhà của liên hoan khai mạc năm 1972.

Mặc dù tổ chức lỏng lẻo trong những năm đầu, Liên hoan được quản lí bởi Ủy ban tổ chức lễ hội mà sau này phát triển thành Hội đồng nghệ thuật Thái Bình Dương (CPA) khi liên hoan trở thành Liên hoan nghệ thuật Thái Bình Dương. Trong khi chức năng chính của CPA là quản lí Liên hoan, sau đó chịu trách nhiệm các vấn đề văn hóa khác nói chung trong khu vực. Trong những năm qua, CPA, bây giờ được gọi là Hội đồng văn hóa nghệ thuật Thái Bình Dương (CPAC), đã khởi xướng một số dự án và hoạt động văn hóa trong khu vực, một số trong đó đã được hoàn thành và một số đang được tiến hành.

Từ khi thành lập, CPA, và sau này là CPAC đã thảo luận về các rào cản đối với sự phát triển văn hóa khu vực Thái Bình Dương và cách giải quyết các rào cản này. Trong quá trình này, một số vấn đề đã được xác định phổ biến với hầu hết các quốc gia và lãnh thổ. Chúng bao gồm việc thiếu các chính sách văn hóa quốc gia và pháp luật phù hợp, không có các cơ sở hạ tầng và tổ chức văn hóa quốc gia hoặc yếu kém, thiếu nhân lực và phát triển nguồn tài chính trong lĩnh vực văn hóa. Trong số này nhiều vấn đề được xem như bắt nguồn từ hồ sơ và thiếu ưu tiên văn hóa của các nhà lãnh đạo khu vực. Để giải quyết vấn đề này, CPAC đã triệu tập một Hội nghị khu vực các Bộ trưởng Văn hóa tại Noumea từ 16-18 tháng 9 năm 2002.

Trong suốt hội nghị năm 2002, các bộ trưởng đã cân nhắc một số vấn đề được trình bày bởi CPAC. Trong số đó nhiều vấn đề rất quan trọng để quản lí và phát triển văn hóa phù hợp trong khu vực Thái Bình Dương. Sau đó các bộ trưởng giải quyết các vấn đề này và các thỏa thuận của họ đươc nêu trong Tuyên bố Noumea 2002.
Kế hoạch Thái Bình Dương được phê chuẩn bởi các nhà lãnh đạo khu vực tại Hội nghị diễn đàn các đảo Thái Bình Dương vào năm 2005 với mục tiêu tổng thể nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực và giải quyết các thách thức đối với khu vực và dân tộc. Từ những mục tiêu tổng thể này, bốn mục tiêu chính đã được xác định, trở thành trụ cột của Kế hoạch. Đó là: tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, quản trị và an ninh tốt. Trong những trụ cột này, văn hóa được đặt dưới sự phát triển bền vững.

Trong khi Kế hoạch Thái Bình Dương là tài liệu hướng dẫn cho Chiến lược văn hóa khu vực, Chiến lược đã vượt xa các cân nhắc về cách văn hóa có thể hỗ trợ các trụ cột của phát triển bền vững và khám phá vai trò của nền văn hóa, không chỉ trong việc hỗ trợ cả bốn trụ cột của Kế hoạch mà còn là nền tảng cơ bản cho các trụ cột này. Như một tài liệu thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực, Chiến lược hỗ trợ hơn nữa các mục đích của Kế hoạch Thái Bình Dương.

2.3. Các quyết định của Hội đồng Văn hóa và nghệ thuật Thái Bình Dương

Tại cuộc họp lần thứ 5 của ban chấp hành Hội đồng nghệ thuật tổ chức tại Noumea, New Caledonia từ ngày 8-10 tháng 8 năm 2007, SPC ghi nhận sự cần thiết để thực hiện tiến trình với mục tiêu của Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương – mục 11.1 Kế hoạch Thái Bình Dương – để phát triển chiến lược văn hóa khu vực và tăng cường bản sắc văn hóa Thái Bình Dương.

Tại cuộc họp thứ 21 ở Pago Pago, American Samoa, vào 31/3/2008, Hội đồng nghệ thuật Thái Bình Dương đã phát triển chiến lược văn hóa khu vực Thái Bình Dương để các quốc gia thành viên xem xét và thành lập một nhóm công tác đến khi kết thúc. Sau cuộc họp Hội đồng lần thứ 22, Fiji tình nguyện điều hành nhóm làm công tác và bắt đầu xây dựng dự thảo chiến lược khu vực.

Cuộc họp lần thứ 23 của Hội đồng vào tháng 3/2010 đã thông qua dự thảo chiến lược về nguyên tắc và thống nhất rằng, khi hoàn thành, dự thảo Chiến lược văn hóa khu vực cần được phê chuẩn bởi Ủy ban SPC, Đại diện các cơ quan hành chính và chính phủ, và các nhà lãnh đạo Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương.

2.4. Chiến lược

Chiến lược này được hình thành sau các cuộc tham vấn giữa đại diện các tổ chức khu vực, các cán bộ phát triển văn hóa quốc gia và các chuyên gia từ PICTs. Sau quyết định thành lập nhóm công tác của CPAC để phát triển chiến lược, các tình nguyện viên từ Fiji, Kiribati, New Caledonia, Solomo Islands, French Polynesia, Samoa và Papua New Guinea đã đứng ra thành lập nhóm công tác, và Fiji là chủ tịch. Sau đó một thành viên từ Palau được kết nạp vào nhóm công tác, cũng như các đại diện từ trường đại học Nam Thái Bình Dương và SPC PATVET. SPC đã cung cấp thư kí hỗ trợ nhóm công tác.

Nhóm công tác đã được giao nhiệm vụ giải quyết mục tiêu khu vực Kế hoạch Thái Bình Dương để phát triển chiến lược theo xu thế chủ đạo và tăng cường bản sắc văn hóa Thái Bình Dương.

Nhóm công tác sử dụng một listserv SPC (danh sách điện tử) để thông tin liên lạc và tham vấn, và một loạt các cuộc họp giữa các thành viên nhóm công tác đã diễn ra vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010 để soạn thảo chiến lược. Một cuộc họp quan trọng tại Nadi bao gồm cả một đại diện từ ban thư kí MSG ở Vanuatu, và dự thảo Chiến lược văn hóa khu vực đã được các bộ trưởng văn hóa MSG thông qua trong cuộc họp tại New Caledonia trong suốt Liên hoan văn hóa và nghệ thuật Melanesian 2010 (12-25 tháng 9). Các tham vấn qua thư điện tử được thực hiện tại các thời điểm khác nhau với các đại diện từ PARBICA, PIMA, Pacaa và SPBEA.

Một số cuộc họp khác đã được tổ chức giữa chủ tịch và ban thư kí SPC. Các buổi tham vấn USP và PaCaa được tổ chức để củng cố các chiến lược và kết quả. Các cuộc họp tiếp tục được tổ chức với ban thư kí Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương để tăng cường hợp tác trong việc thực hiện các ngành công nghiệp văn hóa, thương mại và các quyền sở hữu trí tuệ, các hoạt động chung, và để báo cáo về việc triển khai Chiến lược văn hóa và giáo dục Thái Bình Dương giai đoạn 2010-2015.

3. Mục đích

Chiến lược văn hóa khu vực Thái Bình Dương 2010-2020 được thiết kế để tăng cường các nền văn hóa Thái Bình Dương bằng cách cung cấp khuôn khổ cho việc xây dựng và phát triển chính sách văn hóa, một phần quan trọng trong đó là việc lồng ghép văn hóa vào trong các kế hoạch phát triển quốc gia và thông qua bốn trụ cột của Kế hoạch Thái Bình Dương cho việc hội nhập khu vực.

Chiến lược văn hóa khu vực đặt ra để:

- Hướng dẫn hội nhập văn hóa trong sự phát triển ở khu vực Thái Bình Dương

- Giải quyết các rào cản đối với sự phát triển văn hóa ở Thái Bình Dương

- Phản ánh các vấn đề mới nổi liên quan đến văn hóa đối đầu với những người dân đảo Thái Bình Dương

- Tạo ra một công cụ thiết lập tiêu chuẩn cho sự phát triển văn hóa trong khu vực Thái Bình Dương

- Xác định các ưu tiên cho việc hợp tác phát triển trong lĩnh vực văn hóa

Nhiều vấn đề mà Chiến lược giải quyết đã được công nhận trong một thời gian. Ngoài ra, các vấn đề gần đây như sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và các lĩnh vực liên ngành như y tế, sự bền vững môi trường, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, đầu tư, thương mại và ngoại thương cũng được giải quyết. Những thách thức kinh tế và xã hội toàn cầu ảnh hưởng đến sinh kế bền vững đã được đưa vào xem xét.

Đây là một tài liệu chính sách: nó công nhận các sự lựa chọn chính sách phải được thực hiện khi quyết định địa điểm và phương thức đầu tư. Nó nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù văn hóa là trung tâm để phát triển quốc gia, tăng trưởng và hạnh phúc, hiện nay nó thường bị lược bỏ hoặc giảm thiểu trong các tài liệu và chính sách hướng dẫn quan trọng. Do đó Chiến lược thúc đẩy phát triển các chính sách văn hóa, các chỉ số và thống kê văn hóa để chính sách được dựa trên chứng cứ thực tế. Chiến lược cũng ủng hộ các cách tiếp cận liên ngành mạnh mẽ. Những hành động này sẽ làm tăng đầu tư nhà nước, tư nhân và cộng đồng bằng cách làm rõ mối liên kết giữa văn hóa và các lĩnh vực khác, và bằng cách hiểu rõ những đóng góp kinh tế và xã hội của văn hóa đối với các quốc gia.

Nhìn chung, Chiến lược văn hóa khu vực 2010-2020 là một tài liệu khả thi, đặt nền tảng tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư, phát triển và tăng trưởng trong tương lai, không chỉ cho lĩnh vực văn hóa mà cho cả khu vực nói chung.

Tầm nhìn

Các nền văn hóa Thái Bình Dương luôn được đánh giá, nuôi dưỡng và hỗ trợ - ở hiện tại và cả trong tương lai.

Sứ mệnh


Khuyến khích một lĩnh vực văn hóa toàn diện:

- Liên quan đến và bao gồm tất cả các khía cạnh cuộc sống hàng ngày của người dân Thái Bình Dương

- Được hỗ trợ bởi các khu vực công và tư nhân

- Góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực

Các nguyên tắc và giá trị hướng dẫn

Giá trị hướng dẫn

- Tôn trọng quyền văn hóa con người, đa dạng văn hóa, các giá trị và bản sắc văn hóa Thái Bình Dương được chia sẻ

- Công nhận rằng văn hóa không chỉ có giá trị nội tại mà còn là phương tiện để đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, sinh kế bền vững và phát triển quốc gia

- Công nhận sự đóng góp của cả phụ nữ và nam giới để duy trì và phát triển văn hóa

- Công nhận vai trò trung tâm của thanh thiếu niên trong việc duy trì và thúc đẩy văn hóa

- Công nhận các mối tương tác giữa con người, tâm linh, đất, biển, tài nguyên thiên nhiên với văn hóa và di sản

- Công nhận sự sáng tạo, phát minh thực tế và tiềm năng, sức sống văn hóa của các dân tộc, các cộng đồng, quốc gia và vùng lãnh thổ Thái Bình Dương

- Công nhận tầm quan trọng của hợp tác và làm việc cùng nhau với tất cả các lĩnh vực của cộng đồng ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế

Nguyên tắc chỉ đạo

Chiến lược:   

- Không lặp lại các khuân khổ, kế hoạch và công cụ đang tồn tại mà bổ sung cho chúng

- Phản ánh cách tiếp cận tư vấn theo bối cảnh và là một tài liệu sống

- Thúc đẩy sự toàn vẹn, tôn trọng, đoàn kết và tương trợ

- Thúc đẩy vai trò của tất cả mọi người trong văn hóa: phụ nữ và nam giới; người lớn tuổi, thanh niên và trẻ em; và những người có nhu cầu đặc biệt

Thực hiện

Sau sự chứng thực bởi các bộ trưởng văn hóa Thái Bình Dương, SPC CRGA, hội nghị, và các nhà lãnh đạo Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương, mong đợi rằng chính phủ sẽ thực hiện Chiến lược ở cấp quốc gia, khi mà bảy trong số mười mục tiêu là mục tiêu quốc gia (thậm chí đó là một sáng kiến khu vực). Điều quan trọng là đưa Chiến lược vào các kế hoạch của các cơ quan chức năng văn hóa quốc gia để thực hiện.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, các tổ chức khu vực và quốc tế như SPC, PISF và UNESCO sẽ tiếp tục là đối tác quan trọng trong quá trình thực hiện. Ngoài việc là cơ quan đầu mối khu vực cho ba trong mười mục tiêu, SPC sẽ phấn đấu tạo điều kiện cho việc tài trợ giúp các quốc gia thu thập dữ liệu và tiến hành đào tạo, và cho sự phát triển chuyên nghiệp của cán bộ văn hóa. SPC cũng sẽ tạo điều kiện thường xuyên tổ chức các cuộc họp đối tác phát triển văn hóa để đảm bảo các cơ hội đối thoại liên tục, chia sẻ kinh nghiệm và điều phối khu vực trong việc thực hiện Chiến lược.

Các cơ quan lãnh đạo đã được xác định cho tất cả các hoạt động chính nằm trong Chiến lược văn hóa khu vực (xem phần VII các chỉ số và hoạt động). Trong hầu hết các trường hợp, đó là các bộ văn hóa quốc gia, hoặc SPC. Tuy nhiên không mong đợi các tổ chức này có thể đạt được các mục tiêu khi làm việc riêng biệt. Tất cả các tổ chức tham gia, trực tiếp hay gián tiếp, trong lĩnh vực này đóng vai trò nhất định trong việc thực hiện Chiến lược, và danh sách các đối tác tiềm năng đã được trình bày để hỗ trợ các cơ quan lãnh đạo trong việc xác định các nhóm, các tổ chức và cá nhân để hợp tác.


Ảnh minh họa (nguồn: vietnamnet.vn)

Để tạo điều kiện thực hiện, Chiến lược 2010-2020 sẽ được chia thành ba, mỗi kế hoạch thực hiện 3 năm: 2012-2014, 2015-2017 và 2018-2020. Mỗi kế hoạch sẽ được phát triển bởi mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ Thái Bình Dương để phản ánh các lĩnh vực ưu tiên được xác định riêng của mình. Điều này tạo ra sự linh hoạt trong việc thực hiện Chiến lược, và cho phép: a) việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trong khu vực, b) PICTs tiếp tục công việc đã được bắt đầu ở cấp quốc gia, và c) sự phát triển của các phương pháp và bộ công cụ dựa trên các kinh nghiệm của PICT mà sau đó có thể áp dụng như một mô hình ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Chi phí cho việc thực hiện Chiến lược sẽ được phát triển và theo sau các thỏa thuận để thông qua và là một phần của quá trình phát triển các kế hoạch thực hiện. Các chi phí này có thể khác nhau trong các PITC, bởi vì chúng được dựa trên các mức nguồn tài nguyên hiện tại của cá nhân các PICT, tình trạng của lĩnh vực văn hóa quốc gia, và PICT tiến triển bao xa trong mối quan hệ với các hoạt động đã được thực hiện.

Việc tài trợ cho các hoạt động đã đề ra trong Chiến lược sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các cam kết tăng ngân sách từ PICTs (xem mục tiêu 6.1), thành lập các quỹ khu vực và cơ sở để hỗ trợ lĩnh vực văn hóa (mục tiêu 8.2, 8.3 và 8.4), tăng đầu tư khu vực tư nhân trong ngành (mục tiêu 6.3 và 6.4) và tăng cường hỗ trợ cho các lĩnh vực từ các đối tác phát triển (mục tiêu 6.2).

Giám sát và đánh giá

Chiến lược văn hóa khu vực 2010-2020 xác định một bộ chỉ số được sử dụng để đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu của mình (xem phần VI, bảng chỉ số và các hoạt động chính). Trong nhiều trường hợp dữ liệu cần thiết để đo lường các chỉ số này hiện không được thu thập và nhu cầu cải thiện việc thu thập và trình bày các số liệu thống kê văn hóa trong khu vực được công nhận một cách rõ ràng. Quá trình này sẽ nhận thấy việc thành lập cơ sở dữ liệu cho lĩnh vực văn hóa cho phép đánh giá sự thay đổi theo thời gian và đánh giá tác động của các chính sách và chiến lược được chính xác hơn.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên, cùng với SPC, sẽ báo cáo về tiến độ đạt được các mục tiêu của Chiến lược văn hóa khu vực tại các cuộc họp của Hội đồng văn hóa và nghệ thuật Thái Bình Dương. Đánh giá cũng sẽ được thực hiện như một phần của quá trình phát triển các kế hoạch thực hiện 3 năm (2012-2014, 2015-2017 và 2018-2020) và lặp lại vào cuối mỗi kế hoạch.

Đánh giá độc lập của Chiến lược văn hóa khu vực sẽ được tiến hành vào năm 2015, giai đoạn giữa của Chiến lược, để hỗ trợ việc sàng lọc liên tục và sửa đổi và cho phép các kinh nghiệm được học hỏi trong 5 năm lần đầu tiên được tích hợp đầy đủ vào 5 năm lần thứ hai. Đánh giá độc lập lần thứ hai sẽ được tiến hành vào năm 2020, giai đoạn cuối của Chiến lược, để đánh giá các ảnh hưởng tổng thể và thành công của Chiến lược văn hóa khu vực.

4. Chiến lược văn hóa

Mục tiêu quốc gia

Mục tiêu 1: Lồng ghép văn hóa chính thống vào kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế và xã hội quốc gia

Mục tiêu 1 được thiết kế để hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa và các biểu hiện của văn hóa, bảo tồn các di sản văn hóa, bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể và bảo vệ tri thức truyền thống bằng cách ủng hộ cho sự phát triển các chính sách văn hóa quốc gia và lồng ghép văn hóa vào việc lập kế hoạch và chính sách phát triển quốc gia.

Các chính sách văn hóa quốc gia là một công cụ cần thiết trong việc định hướng cho lĩnh vực văn hóa và cho việc hướng dẫn chính sách trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên hiện nay chỉ có một quốc gia Thái Bình Dương đã thành lập và thông qua chính sách văn hóa quốc gia của riêng mình. Mục tiêu này ủng hộ việc điều chỉnh các chính sách văn hóa quốc gia để định hướng cho lĩnh vực văn hóa và hướng dẫn cho các lĩnh vực khác.

Văn hóa là động cơ thúc đẩy kinh tế và xã hội nhưng hiện tại những đóng góp của văn hóa thường bị phớt lờ trong kế hoạch và chính sách phát triển. Điều này đi kèm với chi phí kinh tế, xã hội và văn hóa. Mục tiêu này ủng hộ cho việc phát triển và sử dụng thường xuyên các công cụ như các bản đánh giá tác động của văn hóa, lập bản đồ văn hóa, các số liệu thống kê và chỉ số văn hóa trong việc phát triển và thực hiện kế hoạch và chính sách.

-Xây dựng và thực hiện các chính sách văn hóa quốc gia

-Tích hợp văn hóa vào hoạch định và thực hiện chính sách quốc gia

-Biến các đánh giá ảnh hưởng của văn hóa thành một phần thiết yếu của kế hoạch phát triển, cùng với các đánh giá tác động của môi trường

-Xây dựng, thu thập các số liệu thống kê và chỉ số văn hóa

Mục tiêu 2: Bảo vệ và thúc đẩy quyền văn hóa

Mục tiêu 2 được thiết kế để bảo vệ và thúc đẩy quyền văn hóa của người dân của các PICT thông qua việc áp dụng các công ước quốc tế và việc phát triển luật pháp quốc gia.

Năm 2002 các bộ trưởng văn hóa kêu gọi thiết lập luật pháp để bảo vệ người dân của các PICT chống lại việc sử dụng không đúng cách cả các di sản truyền thống vật thể và phi vật thể, và chống khai thác lạm dụng các kiến thức truyền thống; và họ đã thông qua luật pháp khu vực về bảo vệ kiến thức truyền thống và các biểu hiện của văn hóa.

Tất cả các PICT đều kí kết một loạt các công ước quốc tế, chẳng hạn như Công ước di sản thế giới UNESCO 1972, Công ước UNESCO về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể 2003, và Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (trong đó đặc biệt nhấn mạnh quyền trẻ em tham gia đầy đủ và học hỏi từ các di sản văn hóa của họ).

- Đảm bảo quyền văn hóa của tất cả các dân tộc thông qua việc phê chuẩn và thực hiện các công cụ quyền văn hóa quốc tế, bao gồm các Công ước UNESCO

- Xem xét, cập nhật, phát triển, ban hành và thực hiện luật pháp về di sản văn hóa và kiến thức truyền thống phù hợp với văn kiện quốc tế và luật pháp mô hình khu vực

- Thiết lập và thi hành các phương pháp hợp pháp và phi pháp để bảo tồn di sản văn hóa, cải thiện tiếp cận di sản văn hóa, và bảo vệ và thúc đẩy các nhà sản xuất và quản lý các ngành công nghiệp văn hóa

Mục tiêu 3: Phát triển và duy trì các địa điểm, không gian và cơ sở hạ tầng văn hóa

Mục tiêu 3 được thiết kế để:

- Đảm bảo các các di chỉ, địa điểm có ý nghĩa văn hóa được chấp nhận tầm quan trọng và giá trị thông qua việc bảo vệ và duy trì

- Thúc đẩy, thiết kế, phát triển và duy trì cơ sở vật chất và hạ tầng đặc biệt dành riêng cho các hoạt động văn hóa, bao gồm các bảo tàng và các trung tâm văn hóa nơi mà những điều này không tồn tại

- Đảm bảo các tổ chức văn hóa hiện có như các bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, các trung tâm văn hóa, các trung tâm nghệ thuật trình diễn, các thư viện, lưu trữ và các khu vườn thực vật đều được nâng cấp (nếu cần thiết) và duy trì tốt

Các di chỉ và địa điểm văn hóa quan trọng thường xuyên bị bỏ quên, qua đó ngăn cản việc truyền tải tri thức và gắn kết xã hội.

Nhiều quốc gia hiện thiếu các cơ sở vật chất văn hóa đầy đủ và dựa vào các cơ sở thể thao để hỗ trợ các hoạt động và lễ hội văn hóa địa phương, quốc gia và khu vực. Không gian cho biểu diễn văn hóa và trưng bày nghệ thuật, di sản đa dạng là không đủ. Điều này ngăn cản trẻ lớn và thanh niên nói riêng chủ động tham gia các hoạt động văn hóa và cản trở sự truyền tải kiến thức văn hóa. Ngoài ra, một số quốc gia không có bảo tàng và/hoặc các trung tâm văn hóa.

Các tổ chức văn hóa ở nhiều quốc gia hoặc bị phớt lờ, hoặc bị cho là thứ yếu, do đó cản trở khả năng thu hút khán giả, sự tham gia chủ động của công chúng và sự tương tác. Không gian lưu trữ và triển lãm nhìn chung còn hạn chế và bất cập.

- Bảo tồn, duy trì và thúc đẩy các di chỉ và địa điểm có ý nghĩa văn hóa và tâm linh

- Khánh thành và duy trì các không gian và cơ sở vật chất cho việc thể hiện và truyền tải văn hóa ở cấp địa phương và quốc gia

- Tài trợ, nâng cấp, và duy trì các cơ sở lưu trữ và triển lãm văn hóa

Mục tiêu 4: Mở rộng các ngành công nghiệp văn hóa Thái Bình Dương

Mục tiêu 4 được thiết kế để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa Thái Bình Dương như một công cụ cho sự phát triển và tạo ra các cơ hội cho các dân tộc PICT.

Các ngành công nghiệp văn hóa tạo cơ hội tiềm năng giải quyết các vấn đề về nghèo đói và phát triển bền vững thông qua việc tạo ra thu nhập bởi cộng đồng, các nhà văn hóa và các doanh nhân. Chúng được quốc tế công nhận như một lĩnh vực tăng trưởng cho phép mọi người thể hiện sự sáng tạo của bản thân với phẩm chất và điều kiện riêng của họ. Mục tiêu này ủng hộ sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế và xã hội quan trọng thông qua việc nhấn mạnh về: a) sản xuất và tiếp thị các mặt hàng và dịch vụ, b) bảo vệ các mặt hàng văn hóa và các dịch vụ thương mại của PICT, và c) các di sản vật thể và phi vật thể như một nguồn tài nguyên trong việc lập kế hoạch và thực hiện chính sách.

- Thiết lập và tăng cường các cơ quan văn hóa quốc gia, Hội đồng/cơ quan nghệ thuật và các nhóm nghệ thuật địa phương

- Cải thiện điều kiện quốc gia cho sự thể hiện đạo đức, bán hàng và tiếp thị hàng hóa và các dịch vụ văn hóa, bao gồm cả việc xây dựng thương hiệu và nhãn mác xuất xứ

- Bảo đảm hàng hóa và các dịch vụ văn hóa được bảo vệ theo các hiệp định thương mại quốc tế, khu vực và song phương

- Đào tạo, hỗ trợ và thúc đẩy thợ thủ công, các nghệ sĩ, các nhà văn hóa, các nhà sản xuất, các doanh nhân và các nhà quản lý

- Đo lường sự đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa đối với kinh tế quốc gia và phúc lợi xã hội

Mục tiêu 5: Nghệ thuật chính thống và văn hóa trong giáo dục-đào tạo

Mục tiêu 5 ủng hộ cho việc lồng ghép văn hóa trong giáo dục và đào tạo cho một xã hội khoan dung và hiểu biết hơn.

Văn hóa được truyền tải thông qua giáo dục nhưng vẫn còn những khoảng trống trong việc lấp đầy nền văn hóa trong hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy ở Thái Bình Dương. Mục tiêu này được dựa trên và bổ sung cho Chiến lược văn hóa và giáo dục Thái Bình Dương 2010-2015.

- Đưa nghệ thuật và văn hóa vào các trường học chính quy và không chính quy, TVET và giáo dục bậc đại học, cao đẳng.

- Tăng cường và phát triển nguồn nhân lực văn hóa, bao gồm đào tạo nhân sự soạn thảo luật chuyên về luật sở hữu văn hóa, và các chuyên gia đánh giá ảnh hưởng của văn hóa.

- Đào tạo các cán bộ, các nhà hoạch định chính sách và giám đốc văn hóa quốc gia trong việc xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá chính sách quốc gia.

- Cải thiện thông tin liên lạc, sự ủng hộ và quan hệ đối tác giữa các lĩnh vực văn hóa và giáo dục (bao gồm cả phương tiện truyền thông).

Mục tiêu 6: Tăng cường nguồn vốn tài trợ và đầu tư trong lĩnh vực văn hóa

Mục tiêu 6 ủng hộ cho các chính phủ PICT để: a) tăng cường hỗ trợ lĩnh vực văn hóa như một nguồn đầu tư kinh tế và xã hội trong tương lai của dân tộc họ, b) tận dụng tốt hơn các nguồn tài trợ và hỗ trợ phát triển hiện có và mới.

Phân bổ ngân sách hàng năm hiện nay của PICT cho lĩnh vực văn hóa không cho phép phát triển toàn diện ngành văn hóa, do đó làm giảm các cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và tăng cường an ninh.

Việc phát triển đối tác tài trợ cho văn hóa không được đầy đủ, vì vậy làm giảm các cơ hội cho sự tiến bộ của các hoạt động văn hóa, công tác bảo tồn di sản và sản xuất hàng hóa và các dịch vụ văn hóa.

Hiện nay, không có hoặc có rất ít các biện pháp, như các ưu đãi về tài chính và xổ số, để kích thích tăng trưởng lĩnh vực văn hóa. Không đủ quan hệ đối tác giữa khu vực tư nhân và các nhà thực hành văn hóa để hỗ trợ sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp văn hóa.

- Tăng cường đóng góp ngân sách quốc gia của PICT cho văn hóa để, không kể những cái khác.

- Tăng cường các cơ chế thể chế quốc gia cho việc phát triển văn hóa.

- Duy trì và thúc đẩy các tổ chức văn hóa.

- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa.

- Hỗ trợ các lễ hội văn hóa địa phương, quốc gia, khu vực và các hoạt động văn hóa khác.

- Nâng cao nhận thức của lĩnh vực văn hóa, sự tiếp cận và đảm bảo nguồn tài trợ của đối tác phát triển trong vòng ngân sách và ngoài ngân sách quốc gia.   

- Tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư vào lĩnh vực văn hóa thông qua các vấn đề sau, không kể những cái khác: Ưu đãi thuế để khuyến khích các ngành công nghiệp văn hóa, cung cấp các phương tiện tài chính thân thiện với người sử dụng như cơ chế thẻ tín dụng, ngân hàng nông thôn và các trung tâm tài nguyên văn hóa tài chính cho các nhà thực hành văn hóa, các nhà sản xuất, các doanh nghiệp và cộng đồng tham gia vào việc bảo tồn, truyền tải và quảng bá văn hóa, phát triển hơn nữa sự tham gia của các khu vực tư nhân trong lĩnh vực văn hóa (xem ví dụ Hiệp hội bảo tàng các quy tắc đạo đức các đảo Thái Bình Dương).

Mục tiêu 7: Văn hóa chính thống trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội khác

Mục tiêu 7 ủng hộ cho việc văn hóa hội nhập sâu hơn vào các lĩnh vực phát triển khác và các vấn đề toàn cầu cấp bách mà PICT đang phải đối mặt.

Văn hóa là một phần không thể thiếu của sự phát triển. Nó vừa tác động đến và chịu tác động của các hoạt động phát triển trong các lĩnh vực khác. Các mong muốn, chuẩn mực, giá trị và thực tiễn văn hóa rất quan trọng trong: a) việc sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên biển và đất liền; b) các lĩnh vực phát triển khác như y tế, du lịch, thương mại và ngoại thương, thể thao, phát triển nông thôn và đô thị, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản và môi trường, và c) các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và đa dạng sinh học (trong đó văn hóa được đặt tại rủi ro nhưng cũng có thể là một nhân tố giảm nhẹ quan trọng).

- Đảm bảo các phương pháp tiếp cận văn hóa, bao gồm cả kiến thức truyền thống, đều được tích hợp trong việc quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Hội nhập văn hóa trên khắp các lĩnh vực phát triển khác.

- Đảm bảo các khía cạnh văn hóa đều được gắn hoàn toàn với các chính sách về biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và bảo tồn đa dạng sinh học.

Mục tiêu 8: Tăng cường lĩnh vực văn hóa ở cấp khu vực

Mục tiêu 8 ủng hộ cho: a) tham vấn cấp Bộ thường xuyên về các vấn đề văn hóa ở cấp khu vực, b) thiết lập các cơ chế tài trợ khu vực cho các hoạt động văn hóa, c) hỗ trợ cho các tổ chức xã hội dân sự khu vực như, không kể những các khác, Hiệp hội bảo tàng các đảo Thái Bình Dương, ICOMOS Pasifika, PARBICA, PIALA, và d) tăng cường các quan hệ đối tác, mạng lưới và sáng kiến trong khu vực như, không kể những cái khác, Liên minh nghệ thuật Thái Bình Dương và Mạng lưới/trung tâm di sản Thái Bình Dương cho việc thúc đẩy lĩnh vực văn hóa.

Lĩnh vực văn hóa bị cản trở bởi sự thiếu quan tâm và chỉ đạo thường xuyên của cấp Bộ trong khu vực, trong khi đó là điều bình thường của các lĩnh vực khác như giáo dục, thương mại và ngoại thương, kinh tế và nông nghiệp. Điều này ngăn cản lĩnh vực văn hóa khỏi việc đạt được hồ sơ khu vực thỏa đáng, do đó hạn chế việc tiếp cận các nguồn tài trợ.

Các nhà làm phim Thái Bình Dương có quyền tiếp cận hạn chế các cơ quan tài trợ cho phép họ thực hiện và sản xuất những bộ phim có nội dung địa phương và các câu chuyện nói về Thái Bình Dương.

Các nghệ sĩ Thái Bình Dương có quyền tiếp cận hạn chế các cơ quan tài trợ, không giống như các nghệ sĩ ở khu vực phát triển và đang phát triển khác.

Việc bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể ở Thái Bình Dương hiện nay bị cản trở bởi sự thiếu hỗ trợ về tài chính và kĩ thuật.

Khu vực có một số mạng lưới và tổ chức xã hội dân sự khu vực đòi hỏi củng cố và tăng cường hơn nữa các liên kết thông tin để có thể tự trị và hoạt động đầy đủ.

- Thiết lập các bộ trưởng hai năm một lần cho các hội nghị văn hóa

- Thiết lập và duy trì quỹ sản xuất phim Thái Bình Dương

- Thiết lập và duy trì tổ chức nghệ thuật Thái Bình Dương

- Thiết lập và duy trì quỹ di sản Thái Bình Dương

- Hỗ trợ các cơ quan, mạng lưới và sự kiện văn hóa

- Đưa văn hóa chính thống vào các sáng kiến, kế hoạch, chiến lược và khuôn khổ tiểu vùng và khu vực

- Thành lập đội ngũ cố vấn văn hóa Thái Bình Dương để thúc đẩy chuyên môn về lĩnh vực văn hóa trong khu vực và duy trì bộ nhớ thể chế của các chính sách văn hóa, chương trình, nghiên cứu và sáng kiến

Mục tiêu 9: Xây dựng công cụ thiết lập tiêu chuẩn văn hóa

Mục tiêu này ủng hộ cho việc thiết kế và thực hiện các công cụ thiết lập tiêu chuẩn văn hóa cho khu vực trong những lĩnh vực sau: thiết kế chính sách, thực hiện và đánh giá, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, và thống kê văn hóa.

Sự phát triển và sử dụng các công cụ sẽ tăng cường sự phát triển lĩnh vực văn hóa và cho phép các nhà thực hành và chuyên gia văn hóa làm việc hiệu quả hơn, rõ ràng mạch lạc hơn và chứng minh vai trò và tác động của văn hóa trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội.

- Phát triển bộ công cụ xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá chính sách văn hóa

- Phát triển bộ công cụ các chỉ tiêu và số liệu thống kê văn hóa để hướng dẫn PICT trong việc thu thập, biên soạn, phân tích và phổ biến các dữ liệu văn hóa

- Phát triển tài liệu hướng dẫn và sổ tay dựa trên cơ sở cần thiết để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa

Mục tiêu 10: Tăng cường năng lực của PIFS để thực hiện mục tiêu thứ 11 của Kế hoạch Thái Bình Dương, trong sự phối hợp với SPC

Mục tiêu 10 ủng hộ việc tăng cường và mở rộng vai trò của PIFS trong việc hỗ trợ các lĩnh vực văn hóa phối hợp với SPC.

Chiến lược này công nhận vai trò quan trọng của Ban thư kí Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương trong việc phát triển và thực hiện chính sách thương mại, bao gồm các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến kiến thức truyền thống và trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Thiết lập chương trình làm việc tại PIFS để hỗ trợ việc phát triển toàn diện, thúc đẩy xuất khẩu và bảo vệ thương mại của các ngành công nghiệp văn hóa Thái Bình Dương; và phát triển các chiến lược nhằm tăng cường quyền sở hữu trí tuệ và bảo tồn kiến thức truyền thống Thái Bình Dương.

(Nguồn: spc.int-Hồng Nhung lược dịch)



Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×