Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Chiến lược phát triển tổng thể ngành văn hoá Trung Quốc

04/07/2016 | 14:05

Việc xây dựng Chiến lược phát triển tổng thể ngành văn hoá là nhằm cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm đường lối của nhà nước về phát triển văn hóa, xác lập những mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu; là cơ sở hoạch định quy hoạch, kế hoạch để từng bước thực hiện việc xây dựng một nền văn hóa Trung Quốc đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

1. Thúc đẩy chiến lược đối với các công việc liên quan đến ngành công nghiệp văn hoá và nghệ thuật

Tăng sự thành công của nền văn hoá và nghệ thuật bằng việc thúc đẩy chiến lược đối với các công việc có liên quan đến ngành văn hoá và nghệ thuật, đây cũng là nhiệm vụ chủ yếu trong lĩnh vực này đồng thời cũng cung cấp thêm nhiều nhiệm vụ hơn nữa cho ngành nghề văn hoá nghệ thuật.

Nhà nước yêu cầu các phòng ban có liên quan đến ngành văn hoá ở tất cả các cấp đều phải ưu tiên cho việc phát triển các công việc liên quan đến văn hoá, và cung cấp cho nhân dân những sáng tạo ngày càng tốt hơn. Để làm cho ngành văn hoá và nghệ thuật ngày càng phát triển, điều đầu tiên đó là phải tạo ra nhiều công việc mới nhằm làm giàu cho đời sống văn hoá nhân dân cũng như đạt được thành tựu trong việc phát triển chung. Sau đó, phải tạo ra các tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại. Sản xuất ra các tác phẩm xuất sắc phải dựa trên nền phát triển chung nhưng hơn hết phải thúc đẩy được sự phát triển đó. Từ quan điểm lịch sử, các tác phẩm xuất sắc phải được xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử phát triển hiện tại. Vì thế, trước những năm 1940 chủ tịch Mao Trạch Đông đưa ra chiến lược phát triển văn hoá nghệ thuật với nội dung là “cải tiến phải dựa trên thành công chung và phải tuyên truyền theo hướng dẫn cải tiến.” Từ những năm 1980, công cuộc xây dựng văn hoá đã trở nên ngày càng phong phú hơn cả về hình thức lẫn nội dung, bên cạnh đó đã thể hiện được hiện trạng phồn vinh của đất nước nói chung.



Ảnh minh họa. (nguồn: vietnamese.china.com)


Kết luận cho việc phát triển hiện tại, đất nước Trung quốc đã thực hiện được một yêu cầu mới cho ngành văn hoá nghệ thuật đó là “gia tăng được ý thức trong chiến dịch thực thi các tác phẩm xuất sắc”. Điều quan trọng nhất trong quá trình thực hiện chiến lược các tác phẩm xuất sắc đó là vận dụng được các mối quan hệ giữa các tác phẩm xuất sắc với sự phát triển chung. Việc sản xuất các tác phẩm xuất sắc cũng đã giúp truyền sức sống của sự phồn vinh thịnh vượng trong khi sự phồn vinh ấy lại thúc đẩy việc sản xuất ra các tác phẩm ưu tú. Để thực thi tốt hơn chiến lược các tác phẩm ưu tú, Bộ Văn hoá đã và đang nỗ lực tập trung vào việc sáng tạo văn hoá nghệ thuật, và đã thực thi được một số kế hoạch. Bộ đã tập trung vào lực lượng và đầu tư vào các dự án chính nhằm đảm bảo về các nhu cầu nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất, đây cũng là các dự án sáng tạo chính. Một chương trình quan trọng về hệ thống kiểm tra đánh giá giá trị đã được thành lập để hướng dẫn và phối hợp với việc sáng tạo chương trình chính. Việc xây dựng các tổ chức sáng tạo chương trình đã được tăng cường thêm. Một hệ thống trợ cấp và giải thưởng cho việc sáng tạo văn hoá nghệ thuật đã được thiết lập để khuyến khích việc sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật ưu tú. Các đơn vị địa phương cũng đều khuyến khích bằng việc thiết lập các quỹ tài trợ cho việc sáng tạo để dành cho các chương trình chính.

Việc đào tạo nhân sự cho nghệ thuật cũng được nhấn mạnh với việc cải thiện tổng thể về cấp và trình độ chung của nhân sự. Việc quản lý các hoạt động và giải thưởng cho văn hoá nghệ thuật được tăng cường nhằm hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức. Giải thưởng cao nhất của cấp Nhà nước đó là Giải thưởng Wenhua cũng đã được thành lập. Liên hoan nghệ thuật Trung quốc được tổ chức thường niên và cũng là dịp trao các giải thưởng Liên hoan nghệ thuật Trung quốc. Giải thưởng  Wenhua và Liên hoan nghệ thuật Trung quốc đã thúc đẩy có hiệu quả việc sáng tạo nghệ thuật trên toàn lãnh thổ và tạo ra một quỹ tài trợ có tiếng của sự phồn vinh phát triển chung.

2. Đảm bảo quyền công bằng cho toàn dân tham gia vào các hoạt động văn hóa

Nhằm thoả mãn sự gia tăng về nhu cầu của quần chúng về văn hoá và cải thiện chất lượng văn hoá trên toàn lãnh thổ là mục tiêu chính cho lý do phát triển văn hoá xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đảm bảo quyền cho toàn công dân để được công bằng tham gia vào các hoạt động văn hoá và ủng hộ những người tham gia vào các hoạt động văn hoá và nghệ thuật. Các mục tiêu chính của công việc văn hoá quần chúng là giới thiệu các hoạt động văn hoá quần chúng để tạo được một quỹ tài trợ chắc chắn cho việc phát triển toàn diện của văn hoá xã hội chủ nghĩa, bảo trợ cho các phong cách sống lành mạnh văn minh, xây dựng các trạm văn hoá cộng đồng, các làng hay thành phố văn hoá, các cơ sở kinh doanh văn hoá và các khu trường sở văn hoá, và cải thiện chất lượng đời sống văn hoá con người. Các hoạt động văn hoá quần chúng thường được thực hiện theo nguyên tắc “Năng động, lành mạnh, phong phú và đa sắc màu” và “Phụng sự vì nhân dân”.

Kết cấu chính của mạng lưới văn hoá quần chúng được xem như: các phòng trưng bày nghệ thuật được xây dựng ở cấp thành phố hay ở quận và cấp trên nữa, các trung tâm văn hoá được xây dựng ở cấp tỉnh và các trạm văn hoá lại được xây dựng ở cấp thành phố nhỏ. Qua các nỗ lực lâu dài, một mạng lưới văn hoá bao phủ cả từ vùng ngoại ô và các vùng nông thôn hẻo lánh đã được hình thành và cùng với các hoạt động phong phú được sáng tạo nhằm truyền thêm sức sống cho cuộc sống văn hoá nhân dân. Cùng với việc cải thiện mức sống cho con người thì đời sống văn hoá cho họ cũng đang dần ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Việc kết hợp các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian với các liên hoan mới cũng như kết hợp văn hoá với thương mại và kinh tế đã kích thích được lòng tham gia nhiệt tình của nhân dân. Ngày lễ văn hoá và văn hoá giải trí ở các vùng thôn quê đã làm phong phú thêm các nội dung và hình thức hoạt động nghệ thuật. Bên cạnh đó còn có các hoạt động văn hoá truyền thống bao gồm việc chơi các nhạc cụ dân tộc, hát Ca kịch Bắc Kinh, nghệ thuật thư pháp, các hoạt động hát múa của các khán phòng, khán phòng dành cho hát Karaoke và các khán phòng dành cho các trò chơi truyền hình và giải trí như khiêu vũ yangko và các loại hình khiêu vũ khác cũng đã thu hút được một lượng lớn người tham gia. “Quảng trường văn hoá” được các cơ quan văn hoá tài trợ với sự tham gia của các đoàn kịch chuyên nghiệp đã trở thành một điểm nóng của các hoạt động văn hoá quần  chúng. Bên cạnh đó Bộ Văn hoá yêu cầu các phòng ban có liên quan ở tất cả các cấp phác thảo các kế hoạch và thực hiện chúng để làm mạnh thêm công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá ở các vùng nông thôn và xa hơn nữa là phát triển các đội chiếu phim nhằm mở rộng thị trường điện ảnh ở các vùng hẻo lánh.



Ảnh minh họa. (nguồn: vietnamese.cri.cn)

Để làm mạnh thêm văn hoá quần chúng, các phòng ban văn hoá đang kết hợp cùng với các phòng ban có liên quan và các chính quyền địa phương đã lập và thực hiện một loạt kế hoạch chính về các dự án văn hoá nhằm đẩy nhanh công cuộc xây dựng văn hoá nông thôn và các vùng hẻo lánh.

Tỉnh Văn hoá tiên tiến: Kế hoạch này được thực hiện năm 1991, với các mục tiêu đẩy mạnh và phát triển các văn hoá vùng bằng cách đánh giá các tỉnh văn hoá tiên tiến ở cấp nhà nước cũng như ở cấp tỉnh, vùng tự trị.
Hành lang văn hoá biên giới: Kế hoạch này được bắt đầu thực thi vào năm 1992. Đề xuất này làm mạnh thêm việc xây dựng văn hoá ở các vùng duyên hải và biên giới nhằm gia tăng sự phát triển văn hoá kinh tế cho các vùng này. Kể từ khi dự án được thực hiện thì chính quyền ở các cấp đã đầu tư hơn 4 tỷ Yuan vào dự án để xây dựng các trung tâm văn hoá, các thư viện, các bảo tàng, các rạp chiếu phim, các rạp hát, các khán phòng tập kịch dành cho nhạc cụ nghệ thuật dân tộc, các điểm trưng bày cổ vật văn hoá và các trung tâm văn hoá thành phố.

Kế hoạch Cây Bồ công anh: Hoạt động này nhằm thành lập các khu công viên văn hoá Bồ Công anh dành cho trẻ em nông thôn trên khắp đất nước, nhằm cung cấp các mẫu hình hoạt động văn hóa giải trí cho người dân nông thôn để làm giàu và làm sinh động thêm đời sống văn hoá con trẻ.

3. Các chính sách đặc biệt nhằm hỗ trợ và phát triển các nhóm văn hoá dân tộc thiểu số

Đất nước Trung quốc với 56 nhóm dân tộc khác nhau đều được hưởng sự công bằng về chính trị, kinh tế và văn hoá. Các dân tộc đó đã kết hợp với nhau để tạo được những thành tựu trong việc phát triển chung. Nhà nước đã giúp đỡ việc đẩy mạnh nền kinh tế và phát triển văn hoá theo đặc trưng và nhu cầu của các nhóm dân tộc khác nhau. Tất cả các nhóm dân tộc đều muốn tự do sử dụng, phát triển ngôn ngữ và chữ viết riêng cũng như tự do duy trì hay sửa đổi phong tục tập quán của mình. Nhà nước đã thực hiện hệ thống quyền tự trị dân tộc ở các vùng tập trung các dân tộc thiểu số. Nhưng bên cạnh đó việc này còn được thực thi dưới nguyên tắc của hệ thống luật pháp và Hiến pháp, các vùng tự trị có quyền thông qua các chính sách đặc biệt và các phương thức linh hoạt theo đặc trưng của vùng đó nhằm thúc đẩy nền kinh tế và phát triển văn hoá. Để thực thi các bổn phận của mình, các tổ chức tự trị có thể có một hoặc một số ngôn ngữ chung được sử dụng trong vùng. Nếu một số ngôn ngữ được sử dụng quen của một dân tộc thì đó sẽ là ngôn ngữ chính. Các vùng tự trị có quyền phát triển văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản, phát thanh, điện ảnh và truyền hình với những đặc trưng của dân tộc đó. Lựa chọn, đối chiếu, phiên dịch và xuất bản các quyển sách của dân tộc mình, bảo vệ di sản văn hoá lịch sử mà mình có bao gồm các điểm sân khấu, các khu di tích lịch sử  và các cổ vật có giá.

Bên cạnh đó với ngôn ngữ của riêng mình các dân tộc có thể được thành lập các tổ chức xuất bản riêng. Trong lúc ấy, các vùng tự trị bao gồm Xinjiang, Inner Mongolia và Tibet đã thành lập các đài truyền hình, các xưởng phim và các tổ chức phiên dịch riêng của dân tộc mình. Nhà nước đã quy định bằng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm bảo vệ và phát triển các loại hình văn hoá nghệ thuật của các dân tộc thiểu số để thừa hưởng những truyền thồng tốt đẹp tuyệt vời ấy. Nhà nước cũng đã tập trung các nỗ lực vào việc thực hiện điều tra nghiên cứu các cổ vật ở biên giới và các vùng dân tộc thiểu số; Hỗ trợ sự phát triển loại hình hát ca kịch ở các dân tộc thiểu số; tạo cho các dân tộc đó đầy đủ tính ưu trội để phát triển và làm giàu thêm các nguồn tài nguyên văn hoá; và gia tăng việc xây dựng các trang thiết bị văn hoá để thúc đẩy sự phát triển chung đối với tất cả các dân tộc thiểu số.

Để hỗ trợ và giúp đỡ các nhóm dân tộc thiểu số phát triển các nét văn hoá của mình, Nhà nước đã thực hiện các chính sách ưu tiên việc xây dựng các trang thiết bị, công cuộc đào tạo nghệ thuật và văn hoá của các cá nhân, việc trao đổi văn hoá với nước ngoài và việc bảo vệ cổ vật. Đối với việc trao đổi văn hoá nước ngoài, nhóm nhạc cụ dân tộc đã chiếm 30 đến 40% trong số nhạc cụ nghệ thuật trên khắp đất nước để được đem ra giới thiệu cho các nước bạn. Đẩy mạnh việc đào tạo văn hoá nghệ thuật ở cá nhân, ở các trường cao đẳng, ở các trường học thuộc chính quyền trung ương, tỉnh và các vùng tự trị. Cung cấp các khoá học đặc biệt dành cho các dân tộc thiểu số. Để phát triển thành công các loại hình nghệ thuật của các nhóm dân tộc thiểu số, Nhà nước đã thành lập Giải thưởng Con Công Trống, đây là giải thưởng được thành lập vào năm 1985, đã tổ chức được 7 lần và đã có thêm 60 giải thưởng đã được trao. Hành lang văn hoá biên giới là một dự án văn hoá chính của nHà nước, đã chiếm chiếm hầu hết của các nhóm dân tộc thiểu số. chương trình này đã bao phủ hầu hết các vùng lãnh thổ thuộc dân tộc thiểu số.

Hiện có 10 bộ sưu tập về văn hoá nghệ thuật dân gian của các nhóm dân tộc thiểu số, tất cả bao gồm 300 quyển tập với 450 quyển sách được viết với gần 500 triệu. Đặc biệt của các sách này  chủ yếu tập trung vào việc khai thác, tuyển chọn, lưu giữ và bảo vệ di sản văn hoá của các dân tộc thiểu số. Để thoả mãn nhu cầu đặc biệt và hiện thời của Vùng tự trị Tibet thì Nhà nước đã thực hiện một kế hoạch trong những năm gần đây cung cấp Hỗ trợ văn hoá đối với vùng này. Bộ Văn hoá đã giao công việc, tổ chức cho các tỉnh và các thành phố hỗ trợ cho Tibet. Việc này đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng văn hoá ở Tibet.

4. Tăng cường phục hồi và đẩy mạnh quản lý các cổ vật văn hóa trong kỷ nguyên mới

Đất nước Trung Quốc với chiều dài lịch sử hơn 5000 năm, đây là một trong số ít nước trên thế giới có các tiến trình lịch sử và cổ vật văn hoá cổ xưa nhất. Tổ tiên của người trung quốc đã để lại cho thế hệ sau một tài sản đồ sộ và quý giá về văn hoá, chẳng hạn như các tàn dư của di tích cổ, các ngôi mộ, các công trình, các cuốn sách và bản ghi, các dụng cụ gia đình, các đồ làm vườn, văn học, tranh vẽ, các loại hình nghệ thuật chạm trổ... đó là những di tích hữu hình. Còn đối với các di tích vô hình thì tiêu biểu có các phong tục tập quán, các lễ hội, các kĩ năng truyền thống, ca dao tục ngữ, văn học truyền khẩu, các bài ca du mục, các bài hát của dân chài, các bài hát dân gian, các bài hát đồng giao trẻ em, các thể loại ca kịch địa phương và các hình thức nghệ thuật xiếc nhào lộn. Đây là những kết tinh văn hoá của 56 dân tộc và là kết quả của niềm say mê của các nền văn minh trên thế giới. Chúng không chỉ là bộ sưu tập quý giá của đất nước Trung quốc mà còn là di sản quý giá của nhân loại.

Chính phủ Trung quốc luôn luôn quan tâm tới việc bảo vệ và sử dụng, kế thừa và phát triển các truyền thống văn hoá của mình, mặc dù giờ đây, có nhiều cổ vật văn hoá đã và đang bị thiên nhiên hay con người phá huỷ. Kể từ khi các cổ vật văn hoá không bao giờ có thể phục hồi được thì chính phủ đã đặt ra một nguyên tắc tăng cường tầm quan trọng của việc trùng tu trong đó tập trung vào việc bảo vệ. Các cổ vật văn hoá ở Trung quốc đều mang dấu ấn của một thời gian dài và đa dạng về số lượng, chẳng hạn như có những đồ vật đã lên đến hàng trăm và hàng ngàn năm, có nhiều đồ vật không thể chịu được sự ăn mòn do thiên nhiên, và có thể sẽ bị phá huỷ nếu như không có các phương pháp bảo vệ và phục hồi chúng. Vì thế, mặc dù lực lượng con người và các quỹ tài trợ thì hạn chế nhưng vẫn phải dành cho việc bảo vệ các cổ vật văn hoá, đặc biệt là những đồ vật quý giá đang nằm trong thời kì nghiêm trọng.

Việc khai quật cổ vật là một cách quan trọng trong việc nghiên cứu, bảo vệ và sử dụng cổ vật. Theo nguyên tắc tăng cường việc phục hồi trong đó tập trung vào việc bảo vệ thì khai quật khảo cổ vật phải được quản lý với điều kiện trước hết là bảo vệ và khai quật dần dần từng bước. Khai quật cổ vật và nghiên cứu ở các thành phố có thời gian lịch sử dài cũng như ở các vùng biên giới hay ở các dân tộc thiểu số đều phải được nhấn mạnh một cách đặc biệt. Để kết hợp mối quan hệ giữa việc bảo vệ cổ vật và xây dựng kinh tế, bảo vệ cổ vật và các quan tâm của dân chúng, cũng như giữa hệ thống quản lý cổ vật và hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ có tính hiệu quả có nghĩa là thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với việc bảo vệ cổ vật. Tăng cường việc bảo vệ cổ vật trong kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội, các kế hoạch ở các nông thôn và các vùng hẻo lánh, ngân sách tài chính, thì hệ thống này cũng phải được nhấn mạnh. Lòng nhiệt tình của nhân dân và của các tổ chức xã hội cũng được khơi dậy trong khía cạnh này. Việc tận dụng đúng mực nhằm phát triển các nguồn cổ vật, trong khi có xác nhận mang tính giá trị khoa học, nghệ thuật và lịch sử thì nhận ra được hiện tượng mua bán cổ vật đang phát triển và diễn ra trong nội địa.

Trung quốc đã thực hiện một hệ thống phân hạng bảo vệ đối với các cổ vật văn hoá. Các cổ vật có thể di chuyển được thì được chia thành ba nhóm tuỳ theo giá trị của chúng, còn đối với các cổ vật cố định thì lại được bảo vệ bằng cách trao tặng cho tổ chức bảo vệ cổ vật. Ở hệ thống này, các trách nhiệm bảo vệ cổ vật được phân chia từ trung chính quyền ương cho đến chính quyền của các cấp địa phương, vì thế đã đảm bảo được việc bảo vệ một cách tích cực.

5. Quản lý quá trình phát triển về thông tin, công khai hoá và xuất bản

Các công việc về thông tin, công khai hoá và xuất bản của đất nước Trung Quốc được thực hiện theo nguyên tắc “kiên định theo nguyên tắc của Đảng, kiên định bằng việc thống nhất, cố định và cổ vũ, tập trung vào việc công khai rõ ràng và hướng dẫn truyền thông bằng một hướng dẫn đúng đắn”.

Kể từ khi các chính sách cải cách và mở cửa được thực hiện, các công việc về thông tin, công khai việc xuất bản đã đạt được sự phát triển nhanh chóng. Giờ đây, nước này đã có khoảng 2000 tờ báo, 8000 tạp chí, và hơn 500 nhà xuất bản, và hơn 100.000 loại sách được xuất bản mỗi năm. Trung quốc còn có khoảng 300 tổ chức nghe nhìn, cung cấp gần 200 triệu băng đĩa nghe nhìn mỗi năm, và có thêm 1500 đài phát thanh và gần 1000 dài truyền hình. Lượng phủ sóng của đài truyền hình đạt được khoảng 86.2 %, còn các tờ báo, tạp chí, đài phát thanh và truyền hình đều trở thành một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của nhân dân ở các vùng nông thôn và thành thị trong đó lượng sử dụng các công nghệ kĩ thuật cao chẳng hạn như máy tính, truyền thông đa phương tiện, các phương tiện truyền hình cáp và vệ tinh rộng rãi đang được nâng cấp trong việc sản xuất các thông tin, xuất bản và thúc đẩy được tính cạnh tranh của Trung quốc trong mặt này. Bây giờ các chương trình của Trung quốc đang được phát sóng ở các nước trên thế giới như các nước Châu á, Đông Âu, Bắc phi và bắc Mỹ, đồng thời cũng đã tăng cường được việc trao đổi văn hoá với các nước khác.

Tự do báo chí theo định hướng xã hội chủ nghĩa (tự do diễn thuyết và xuất bản) là một phần trong quyền dân chủ của con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, điều này đã đảm bảo quyền của con người trong đất nước. Tự do xuất bản báo chí bao gồm hai khía cạnh. Đầu tiên đó là: nhân dân được biết đến các sự kiện, thông tin trong và ngoài nước, được tham gia vào các vấn đề nhà nước và quản lý các vấn đề xã hội, và giám sát các tổ chức nhà nước và các phòng ban các cấp thông qua truyền thông. Thứ hai là: nhân dân được tự do thể hiện quan điểm và tự do thảo luận, cập nhật tư tưởng, sửa chữa những lỗi lầm và giáo dục họ thông qua truyền thông. Việc công khai tập trung vào việc hướng dẫn các vấn đề nóng, đẩy mạnh việc giám sát truyền thông, giúp Đảng và Chính phủ cải thiện công việc của mình. Các nguyên tắc và các nhà lãnh đạo của Đảng phải kiên định việc công khai thông tin.

6. Thúc đẩy các công tác đối ngoại   

“Kiên trì thực hiện chỉ thị đúng đắn, thực hiện theo hoàn cảnh chung, giữ vững quyền chủ động của chính mình, lựa chọn các tác phẩm ưu tú và thiết thực để tăng thêm tình hữu nghị và tầm ảnh hưởng rộng”, và tích cực trao đổi văn hoá đều là các phần quan trọng của nghành văn hoá và công việc đối ngoại.

Chính phủ Trung quốc hiểu được vai trò và tầm quan trọng của công việc trao đổi văn hoá với các nước trên thế giới này nên công việc này luôn được sự chú ý và quan tâm cao. Sau này thủ tướng Zhou Enlai đã xác định việc trao đổi văn hoá với nước ngoài như là một trong hai vấn đề ngoại giao với các nước của đất nước Trung quốc. Ông nói: “Trao đổi văn hoá giữa các nước cũng như là hợp tác kinh tế, đó là một điều kiện quan trọng gia tăng thêm cho nền hoà bình, tình hữu nghị và tính hợp tác giữa các quốc gia”. Deng Xiaoping cũng đã chỉ ra rằng : “Chúng ta phải học tập và tiếp thu tất cả các thành tựu văn hoá của nhân loại, tiếp thu và đuổi kịp cách quản lý và các hệ thống tiên tiến của các nước trên thế giới ngày nay, bao gồm cả những nước tư bản đã phát triển, với các khía cạnh của luật sản xuất xã hội hiện đại”. Những công việc này được kế tục từ các bài học và kinh nghiệm mà cha ông đã truyền lại, và là các chỉ thị hướng dẫn cho công việc trao đổi văn hoá với nước ngoài. Năm 1996, nguyên tắc “Kiên trì thực hiện chỉ thị đúng đắn, thực hiện theo hoàn cảnh chung, giữ vững quyền chủ động của mình, lựa chọn các tác phẩm ưu tú và thiết thực để tăng thêm tình hữu nghị và tầm ảnh hưởng rộng” đã được xác định trong cuộc Hội nghị trao đổi văn hoá quốc gia.

Thực hiện theo hoàn cảnh chung nghĩa là: đầu tiên, để thực hiện được tình hình ngoại giao. Công việc trao đổi văn hoá của Trung quốc với nước ngoài phải thực hiện theo chính sách ngoại giao, đó là ủng hộ hoà bình, nền độc lập, tính tự quyết, và quan hệ với các nước trên thế giới dựa trên 5 nguyên tắc của Chung sống hoà bình. Trong việc trao đổi văn hoá, Trung quốc sẽ không bao giờ ép buộc theo hệ thống xã hội và tư tưởng khác, hay sẽ cho phép áp đặt các hệ thống xã hội và các tư tưởng trong đất nước Trung Quốc; và thứ hai  là: thực hiện công cuộc xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội. Điều đó nói lên được việc tập trung lớn vào nội dung và chất lượng của việc nhập khẩu và xuất khẩu trong hoàn cảnh trao đổi văn hoá đang được rộng mở.

“Giữ vững được quyền tự quyết và lựa chọn các tác phẩm ưu tú và thiết thực” lại được quy định theo 3 yếu tố cơ bản. Thứ nhất: nhập khẩu và xuất khẩu phải theo nhu cầu của công cuộc xây dựng văn hoá và kinh tế trong nước. Thứ hai: tập trung vào tầm hiểu biết của công chúng Trung Quốc vì nhân dân trên thế giới có thể có sự hiểu biết rộng hơn. Và thứ ba: phải đảm bảo trình độ và cấp độ của tất cả các trao đổi. Có thể là nhập khẩu hay là xuất khẩu thì cũng phải là những tiêu biểu và đặc trưng được đại diện cho các truyền thống, nội dung và trình độ văn hoá của một dân tộc, một vùng hay một quốc gia. Chỉ bằng cách này thì các tác phẩm ưu tú và thiết thực mới được lựa chọn. Các ảnh hưởng sâu rộng và thúc đẩy tình hữu nghị có nghĩa là phải tăng cường được sức mạnh của nền văn hoá Trung quốc để mở rộng được sức ảnh hưởng và thúc đẩy sự hiểu biết của nhân dân khác trên thế giới; mặt khác, Trung Quốc cũng tiếp thu tinh hoa của các nền văn hoá khác, học hỏi từ các thành tựu và tăng cường trao đổi và hợp tác với các nước trên thế giới.

Công việc trao đổi nước ngoài đóng một phần đáng kể trong chính sách cải cách và mở cửa của đất nước Trung Quốc. Với việc gia tăng thêm tính mạnh mẽ của công cuộc cải cách và mở cửa, thì công việc trao đổi văn hoá cũng đang tăng lên theo hình thức số nhân. Trong hoàn cảnh mới, việc quản lý phải được nhấn mạnh và cải thiện. Vì thế, Hội đồng Nhà nước giao cho Bộ Văn hoá quản lý công việc này, tạo ra các kế hoạch chung, kiểm tra và chấp thuận các dự án trao đổi và kiểm soát về số lượng và cả về chất lượng. Gia tăng và cải thiện việc quản lý các mục tiêu của công việc trao đổi văn hoá , mặt khác, phải thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thiện các luật lệ và điều chỉnh những gì liên quan đến ngành này theo kinh nghiệm và thực tiễn quốc tế, và điều chỉnh các chương trình trao đổi thương mại và liên chính phủ, của cả trung ương lẫn địa phương, hay là cả về nhập khẩu và xuất khẩu. Mặt khác, một cơ chế linh hoạt dành cho các công việc trao đổi văn hoá đã được thiết lập để đáp ứng nhu cầu mở rộng cửa ra ngoài thế giới. Chẳng hạn như trong lĩnh vực trao đổi văn hoá, một hệ thống xác nhận cho các cá nhân và các nhà môi giới hợp pháp được thiết lập và các tổ chức trao đổi phi chính phủ, các cơ quan nhà nước quan tâm và các hợp tác văn hoá, các hãng kinh doanh đã được ủng hộ.

Việc thực thi đúng đắn các nguyên tắc, chính sách, các luật lệ và các qui định của nhà nước dựa trên việc đảm bảo cho các thành tựu trong công việc trao đổi văn hoá.  Vào năm 1996, Trung quốc đã kí 137 thoả thuận hợp tác văn hoá với hơn 100 quốc gia trên thế giới cũng như đã kí kết được 367 kế hoạch trao đổi văn hoá, và thiết lập các mối quan hệ hợp tác bằng nhiều hình thức với hàng ngàn tổ chức và đoàn hội văn hoá thuộc các nước khác. Thông qua cuộc khảo sát dài hạn và thực tiễn, một cơ cấu trao đổi liên chính phủ và phi chính phủ, bao gồm việc nhập khẩu và xuất khẩu, cả qua các kênh phát triển khác nhau, ở các cấp, các chỉ thị, và các hình thức đã tạo nên được hình thế ban đầu. Từ năm 1993 đến 1996, có hơn 4100 chương trình trao đổi văn hoá liên chính phủ và phi chính phủ có 40.000 người tham gia đã được Bộ Văn hoá tán thành.  Trong tương lai, Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách cải cách mở cửa, và làm mạnh thêm đồng thời mở rộng việc trao dổi văn hoá ra các nước ngoài. Các trao đổi văn hoá song phương và các dự án hợp tác đóng một vai trò hướng dẫn và hoa tiêu của việc trao đổi liên chính phủ sẽ được đẩy mạnh. Trong khi đó việc đảm bảo chất lượng, quy mô và phạm vi trao đổi sẽ còn được gia tăng. Gia tăng tài chính và nhân sự là điều quan trọng trong các hoạt động trao đổi văn hoá vì thế có thể thúc đẩy được sự phát triển một cách toàn diện. Trong các trao đổi đa phương, cơ chế quản lý sẽ được hoàn thiện dần để tạo ra được một kế hoạch tổng thể và khuyến khích được việc tham gia một cách tích cực, theo cách đó các tác phẩm nghệ thuật đa dạng của người dân Trung Quốc được biết đến rộng rãi bằng việc tổ chức hay tham gia vào các hoạt động văn hoá có tầm quan trọng và rộng lớn về qui mô, chẳng hạn như các buổi triển lãm nghệ thuật, các buổi triển lãm cổ vật văn hoá và biểu diễn nghệ thuật, để phô diễn được một nền văn hoá truyền thống của đất nước Trung Quốc đầy huyền bí và bên cạnh đó lại phát triển được nghệ thuật đương đại. Trong lúc đó, văn hoá đặc sắc của nước ngoài và các công trình nghệ thuật cũng có thể được lựa chọn và đưa vào trong nước theo kế hoạch. Trong việc trao đổi văn hoá với Cơ quan quản lý đặc biệt ở Hồng Kông(HKSAR), Vùng quản lý đặc biệt Macao và Đài Loan, chính quyền trung ương đã theo một nguyên tắc cơ bản đó là “thống nhất hoà bình” và “một nước, hai chế độ”. “Trao đổi văn hoá với Hồng Kông rất tích cực. Kể từ khi chính quyền Trung Quốc lấy lại được chủ quyền đối với Hồng Kông vào ngày 1 tháng 7 năm 1997, chính quyền trung ương không bao giờ can thiệp vào các vấn đề văn hoá đối với HKSAR. Theo điều kiện “một nước, hai chế độ” thì “nhân dân Hồng Kông cai quản Hồng Kông” và với quyền tự trị cao, thì việc trao đổi văn hoá giữa đại lục và Hồng Kông sẽ được tiếp tục mở rộng. Trong các thủ tục quản lý đối với các công việc trao đổi văn hoá với Hồng Kông, thì tồn tại tình trạng cũ nhưng cùng quyền thi hành pháp lý của Bộ Văn hoá. Các dự án văn hoá từ lục địa đối với Hồng Kông đầu tiên sẽ được Bộ Văn hoá kiểm tra và tán thành rồi sau đó được đệ trình lên Văn phòng các vụ việc của Hồng Kông và Macao thuộc Hội đồng nhà nước.

Macao được trả về đất mẹ vào năm 1999. Đây là một sự kiện lớn của đất nước Trung Quốc. Việc trao đổi văn hoá giữa lục địa và Vùng quản lý đặc biệt Macao đang được củng cố và mở rộng thêm so với các thành tựu đã đạt được, và cùng với sự kiện sát nhập này thì hi vọng Macao sẽ đóng góp nhiều hơn để đạt được sự ổn định trong lúc chuyển giao cũng như duy trì được sự phát triển và tính ổn định lâu dài. Còn công việc trao đổi văn hoá với Đài Loan sẽ được tiếp tục phát triển dựa trên nghuyên tắc “thống nhất hoà bình”, “một nước và hai chế độ” và 8 điểm đã được đề xuất ủng hộ phát triển các mối quan hệ thông qua các eo biển và gia tăng tiến trình thống nhất hoà bình./.

(Nguồn: China, Hiền Lê dịch)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×