Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Châu Âu coi trọng ngoại giao văn hóa: Bài học đổi mới về tư duy chiến lược

06/06/2023 | 08:08

Trang Cairn.info dẫn tin, Liên minh châu Âu (EU) nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa trong chiến lược ngoại giao.

Mặc dù đã có những đề cập rõ ràng về văn hóa trong các cam kết quốc tế của EU thời gian qua nhưng các vấn đề vẫn được xem là khá rời rạc và chưa có bất kỳ khung chính sách tổng thể nào. EU khẳng định văn hóa đã và vẫn là năng lực chủ yếu của các quốc gia thành viên trong liên minh. Vì vậy, chiến lược mới sẽ cố gắng khắc phục những vấn đề này bằng cách đề xuất bộ quy tắc hướng dẫn liên quan đến các mối quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác.

Châu Âu coi trọng ngoại giao văn hóa: Bài học đổi mới về tư duy chiến lược - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Europe Commission

Theo trang báo này, đã đến lúc văn hóa được xem là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược ngoại giao của EU. Tuy nhiên, tầm nhìn mới này sẽ chuyển thành hành động ra sao vẫn cần phải chờ xem trong thời gian tới. Những gợi ý "văn hóa trong quan hệ đối ngoại"- hiểu như bản thân văn hóa đã mang tính biểu thị, nghĩa là không chỉ đơn giản là tăng cường "quyền lực mềm" mà còn hàm chứa ý nghĩa sâu sắc hơn là "ngoại giao văn hóa".

"Quyền lực mềm" thường được sử dụng trong thời gian dài trên thế giới. Trong khi các mục tiêu của quyền lực mềm chắc chắn sẽ hiện diện trong tầm nhìn chiến lược của EU thì khái niệm văn hóa trong quan hệ đối ngoại được xem là đã phát triển rộng hơn, là tín hiệu cam kết đối với các giá trị của quyền công dân văn hóa toàn cầu và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa trên khắp thế giới. Theo định nghĩa này, chính sách ngoại giao văn hóa của EU đã phát triển vượt ra ngoài lợi ích.

Bởi sự phát triển gần đây của chính sách văn hóa quốc tế, một số tác giả trong nghiên cứu đã lưu ý rằng khái niệm đa dạng văn hóa và quyền công dân văn hóa đã trở nên gắn bó logic hơn, gắn liền với phát triển văn hóa và xã hội. Các chính sách văn hóa toàn cầu lấy cảm hứng từ Công ước năm 2005 của UNESCO về Bảo vệ và Thúc đẩy Đa dạng Biểu đạt Văn hóa (CDCE).

Hướng tới Chiến lược ngoại giao văn hóa

Chiến lược về Quan hệ Văn hóa Quốc tế của EU đặt ra 3 lĩnh vực chính: văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế và xã hội bền vững; văn hóa và đối thoại liên văn hóa vì các mối quan hệ hòa bình giữa các cộng đồng; và hợp tác bảo vệ di sản văn hóa (Ủy ban Châu Âu, 2016). Những lĩnh vực bổ sung quan trọng giữa các lĩnh vực, đặc biệt là nhấn mạnh vào việc thúc đẩy đối thoại và trao đổi văn hóa, cũng như tăng cường bảo vệ di sản văn hóa có thể thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ văn hóa đồng thời phát triển du lịch văn hóa, tạo việc làm và khả năng cạnh tranh cả bên trong và ngoài EU.

Những lĩnh vực trọng tâm này được củng cố bởi một loạt các nguyên tắc hướng dẫn cốt lõi, đặc biệt nhấn mạnh đến giá trị của sự đa dạng văn hóa, tôn trọng lẫn nhau và đối thoại liên văn hóa; các nguyên tắc bổ sung và bổ trợ giữa các quốc gia thành viên EU; và khuyến khích quảng bá văn hóa thông qua các khuôn khổ hợp tác hiện có.

Điều này không có nghĩa là một số khu vực mới nổi và đang phát triển sẽ không tham gia vào khuôn khổ văn hóa và phát triển của EU. Phần tiếp theo sẽ xem xét trường hợp EU ghi dấu ấn trong Chiến lược ngoại giao văn hóa. Cụ thể là thỏa thuận đối tác kinh tế (EPA) với 15 quốc gia tạo nhóm khu vực Caribe – được biết đến là CARIFORUM.

Nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực Caribe đã ghi nhận những lợi ích tiềm năng có thể đạt được từ việc công nhận và khai thác hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên văn hóa của EU, dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống của châu lục này trong các lĩnh vực như âm nhạc, lễ hội và du lịch. Với suy nghĩ này, các nhà đàm phán Caribe nhận thấy các đối tác châu Âu đã đưa ra một số đề xuất hấp dẫn về hợp tác phát triển văn hóa và thỏa thuận đạt được, nhấn mạnh đây là một bước đột phá quan trọng trong quá trình thực hiện theo CDCE.

Khi EU củng cố cách tiếp cận và phát triển văn hóa trong thập kỷ qua, các nhà quan sát cho rằng quá trình này không chỉ liên quan đến một loạt các mục tiêu công cụ của ngành văn hóa trong phát triển kinh tế và xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh tế và chính trị quốc gia trong giai đoạn này. Thực tế, vai trò của văn hóa có ý nghĩa lớn hơn so với cách gọi là công cụ để phát triển kinh tế. Như vậy, ý nghĩa của văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội.

Việc sử dụng văn hóa trong các cuộc đàm phán đang trở nên khả thi hơn bởi vì bản thân văn hóa đã được công nhận là nguồn lực để phát triển kinh tế và xã hội – và do đó, đây là yếu tố mà các nhà đàm phán châu Âu có thể đặt lên bàn đàm phán.

Các nhà đàm phán Caribe cũng xem các đề xuất của EU về hợp tác văn hóa và coi đây là cơ hội bù đắp một số thiệt hại liên quan đến việc điều chỉnh EPA và phát triển chiến lược mới về đa dạng hóa kinh tế./.

Hồng Nhung

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×