Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Cao Bằng: Thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh

12/06/2023 | 09:33

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1402/KH-UBND về thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Cao Bằng: Thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh - Ảnh 1.

Hoạt động du lịch nông thôn được đông đảo du khách tham quan trải nghiệm.

Với mục đích cụ thể hóa các nhiệm vụ trong Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn dựa trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan của khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững. Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân và sự tham gia tích cực từ cộng đồng địa phương đầu tư cho phát triển du lịch nông thôn của tỉnh để xây dựng, phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ về lĩnh vực du lịch có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, người dân và cộng đồng trong việc xây dựng, phát triển kinh tế du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Xây dựng, phát triển điểm đến và hình thành sản phẩm du lịch nông thôn; mỗi huyện, Thành phố phấn đấu xây dựng 1 điểm du lịch nông thôn gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; hình thành các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Phấn đấu đến năm 2025 tỉnh có từ 1 - 3 điểm du lịch nông thôn (du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái…) gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số có ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số. Phấn đấu 100% các điểm du lịch nông thôn được giới thiệu xúc tiến quảng bá, 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch, bồi dưỡng nghề, kỹ năng phục vụ du lịch cho tối thiểu 80% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ, làng nghề phục vụ du lịch, cán bộ quản lý văn hóa - xã hội tại địa phương và các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch nông nghiệp nông thôn. Xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ số điểm du lịch nông thôn và được giới thiệu, quảng bá.

Nhiệm vụ và các giải pháp: Đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; xây dựng, hoàn thiện văn bản hướng dẫn về phát triển du lịch nông thôn; khai thác, xây dựng và phát triển các điểm đến du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng miền, xây dựng mô hình du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững; xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP; xây dựng các mô hình theo chuỗi liên kết du lịch nông thôn đặc thù có sự tham gia của người dân là chủ thể, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ kinh doanh, doanh nghiệp; quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch gắn với nghề truyền thống, ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thôn có chất lượng; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Các sở, ngành, Công an tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, UBND các huyện, Thành phố phối hợp thực hiện theo nội dung đã phân công, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Theo Báo Cao Bằng

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×