Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Cần có cơ chế đặc thù đối với hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao

27/10/2010 | 15:31

Sáng qua, 26.10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Viên chức. Đặc biệt, đối với những quy định liên quan đến những hoạt động văn hóa-nghệ thuật, thể thao, nhiều đại biểu cho rằng, cần có cơ chế đặc thù đối với lĩnh vực này.

Về cơ bản, các đại biểu đồng tình với phần lớn nội dung quy định trong dự thảo Luật, song các đại biểu cũng cho rằng dự thảo còn nhiều điểm chung chung, nhiều chi tiết chưa hợp lý, từ phạm vi điều chỉnh đến thời gian làm việc đối với viên chức, tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức… Đặc biệt, đối với những quy định liên quan đến những hoạt động văn hóa – nghệ thuật (VH-NT), thể thao, nhiều đại biểu cho rằng, cần có cơ chế đặc thù đối với lĩnh vực này.

Điều 22 của dự thảo quy định điều kiện đăng ký dự tuyển; cụ thể: tại Điểm b, khoản 1 quy định từ đủ 18 tuổi trở lên đối với một số lĩnh vực hoạt động VH-NT, thể dục, thể thao theo quy định của Chính phủ. Tuổi dự tuyển công có thể thấp hơn, nhưng phải đủ từ 15 tuổi trở lên và phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật và tại điểm d quy định có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề và có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí, việc làm. Đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang) cho rằng, quy định như dự thảo Luật là không phù hợp với thực tế. Vì trong tuyển dụng đối với các lĩnh vực hoạt động VH-NT, thể dục, thể thao nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp sẽ bỏ lọt rất nhiều người có năng khiếu mà không qua đào tạo chính quy. Còn trong thiết lập quan hệ lao động ở một số ngành như xiếc, múa, diễn viên thường bắt đầu lao động nghệ thuật từ 8 đến 10 tuổi. Và kết thúc sự nghiệp biểu diễn khi mới trên, dưới 25 tuổi. “Như vậy, khi bắt đầu lao động nghệ thuật thì họ chưa đủ tuổi để ký hợp đồng lao động, còn khi hết tuổi hoạt động trên sân khấu, họ lại không thể về hưu. Do đó, tôi đề nghị Điểm b, Khoản 1 thể hiện lại như sau: từ đủ 18 tuổi trở lên, trường hợp đặc thù đối với hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao tuổi dự tuyển do Chính phủ quy định”, đại biểu Trần Văn Tấn khẳng định.

Liên quan đến thu hút chất xám đối với những lĩnh vực đặc thù, đại biểu với những lĩnh vực đặc thù, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) cho rằng, hiện nay chúng ta cần rất nhiều viên chức, đặc biệt trong những ngành khoa học kỹ thuật và nghệ thuật là công dân Việt Nam mà làm việc tại Việt Nam. Khi chúng ta quy định là công dân Việt Nam thì cũng không nên nói là quốc tịch Việt Nam, bởi vì có quốc tịch thì mới là công dân Việt Nam, cho nên chúng ta thừa nhận là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được và có thể là viên chức và cũng không cần phải là cư trú.

(Nguồn: Báo Văn hóa)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×