Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Cận cảnh bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1

19/02/2023 | 07:38

Bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943, được đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1. Đến nay, Bản đề cương đã được vẫn được lưu giữ hết sức cẩn thận tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Cận cảnh bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1 - Ảnh 1.

Nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023), phóng viên Báo điện tử Tổ Quốc đã có dịp tới Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để ghi lại những hình ảnh hiếm về Bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943, được đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1.

Cận cảnh bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1 - Ảnh 2.

Bản gốc của Tạp chí Tiên Phong số 1 đang được lưu giữ hết sức cẩn thận tại kho quản lý hiện vật thuộc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Cận cảnh bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1 - Ảnh 3.

Chỉ khi có triển lãm trưng bày thì hiện vật mới được mang ra khỏi nơi bảo quan chuyên dụng tránh ảnh hưởng xấu tới hiện vật.

Cận cảnh bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1 - Ảnh 4.

Ngày 10/11/1945, báo Tiên Phong - Cơ quan Vận động Văn hóa Mới thuộc Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam ra số 1 với chủ trương “Khoa học, đại chúng, dân tộc”, ra số đầu tiên.

Cận cảnh bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1 - Ảnh 5.

Bộ Biên tập bao gồm Nam Cao (thư ký tòa soạn), Ngô Quang Châu, Xuân Diệu, Nguyễn Hữu Đang, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Vũ Hầu, Kim Lân, Vương Thế Nghiêm, Đặng Thai Mai, Nguyễn Công Mỹ, Học Phi, Như Phong, Thâm Tâm, Nguyễn Huy Tưởng, Hải Thanh, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi, Trần Huyền Trân, Hải Triều, Bùi Công Trừng. Trình bày báo là các họa sĩ: Nguyễn Thị Kim, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Văn Đôn, Trần Đình Thọ.

Cận cảnh bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1 - Ảnh 6.

Được biết, Tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tổ chức tháng 2.1943, Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo đã được thông qua tại Võng La (Đông Anh, Phúc Yên, nay là Hà Nội).

Cận cảnh bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1 - Ảnh 7.

Đây là một sự kiện chính trị quan trọng, tạo nền tảng cho sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa mới.

Cận cảnh bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1 - Ảnh 8.

Sau 80 năm, những tư tưởng của Đề cương văn hóa vẫn còn nguyên giá trị, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Cận cảnh bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1 - Ảnh 9.

Đây là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn và sâu sắc của Đảng, được coi là Tuyên ngôn của Đảng về một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng.

Cận cảnh bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1 - Ảnh 10.

Ngay sau khi “Đề cương về văn hóa Việt Nam” được công bố, các nhà văn hóa, trí thức yêu nước đã nhiệt tình ủng hộ, tổ chức nhiều cuộc vận động xây dựng nền văn hóa mới - văn hóa cách mạng.

Cận cảnh bản "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1 - Ảnh 11.

Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 mang sứ mệnh lịch sử đặc biệt. Bởi, ở bất cứ giai đoạn nào, nền văn hóa vì dân tộc, nhân dân, mang nhãn quan khoa học cũng luôn có sức hút, khả năng quy tụ, tập hợp những trí thức tâm huyết với đất nước.

 

Nam Nguyễn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×