Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Cách UNESCO tôn vinh ẩm thực truyền thống bảo vệ di sản văn hóa: Việt Nam có thể học hỏi

08/09/2023 | 09:40

Trong thời gian dài, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn ẩm thực toàn cầu.

Theo trang Slurrp. com, từ việc bảo tồn bản sắc văn hóa và kiến thức truyền thống đến thúc đẩy sự đa dạng cũng như tạo điều kiện trao đổi kiến thức, chương trình Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO hướng đến tôn vinh truyền thống ẩm thực trên khắp thế giới.

Cách UNESCO tôn vinh ẩm thực truyền thống bảo vệ di sản văn hóa: Việt Nam có thể học hỏi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Slurrp

Ẩm thực không chỉ đơn thuần là đồ ăn mà còn là một phần không thể thiếu trong di sản và bản sắc văn hóa. Nhận thức tầm quan trọng của việc bảo tồn ẩm thực truyền thống, UNESCO đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ẩm thực trên toàn cầu.

Thông qua chương trình Di sản văn hóa phi vật thể, UNESCO đã tích cực tham gia vào việc xác định, quảng bá và bảo tồn các tập quán, công thức nấu ăn và phong tục ẩm thực truyền thống từ khắp nơi trên thế giới. Bài viết đi sâu vào vai trò quan trọng của UNESCO trong việc bảo vệ và tôn vinh sự phong phú của ẩm thực toàn cầu.

Bảo tồn bản sắc văn hóa

Ẩm thực là một khía cạnh thiết yếu của bản sắc văn hóa, đại diện cho lịch sử, giá trị và tập quán xã hội trong cộng đồng. Từ trước đến nay, UNESCO luôn công nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm các tập quán ẩm thực truyền thống nhằm phản ánh sự đa dạng và phong phú trong khả năng sáng tạo của con người.

Bằng cách chỉ định ẩm thực truyền thống, trong đó là sự công nhận Di sản văn hóa phi vật thể, UNESCO để đảm bảo rằng những truyền thống này nên được bảo vệ, quý trọng và truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Cụ thể, UNESCO đã công nhận ẩm thực truyền thống Mexico là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2010. Việc chỉ định này nhấn mạnh tầm quan trọng của ẩm thực truyền thống ở Mexico, như trồng và chế biến ngô, sử dụng các kỹ thuật nấu ăn truyền thống và nét văn hóa trong những bữa ăn chung.

Bằng cách công nhận và bảo vệ những tập quán này, UNESCO đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa Mexico và thúc đẩy hệ thống thực phẩm bền vững.

Bảo vệ tri thức và kỹ thuật truyền thống

Những nỗ lực của UNESCO không chỉ công nhận truyền thống ẩm thực mà còn tập trung vào việc bảo tồn kiến thức và kỹ thuật truyền thống liên quan đến ngành chế biến thực phẩm.

Cách triển khai bao gồm các phương pháp trồng trọt, thu hoạch, nấu ăn và chế biến thực phẩm. Bằng cách ghi lại và quảng bá những kỹ thuật này, UNESCO sẽ đảm bảo tính liên tục cũng như bền vững trong các hệ thống thực phẩm truyền thống. Việc bảo tồn cũng góp phần vào nâng cao khả năng phục hồi trong cộng đồng, giúp duy trì sự cân bằng giữa di sản văn hóa và sự bền vững của môi trường.

Chẳng hạn như chế độ ăn kiêng của người Địa Trung Hải đã được ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2013. UNESCO đã công nhận tầm quan trọng của truyền thống ăn kiêng này, bao gồm sự cân bằng giữa trái cây, rau, ngũ cốc, các loại đậu và dầu ô liu.

Chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải thúc đẩy các lợi ích sức khỏe và khuyến khích hoạt động nông nghiệp bền vững, cho thấy mối liên hệ giữa di sản văn hóa, thực phẩm và hạnh phúc.

Xây dựng năng lực và trao đổi kiến thức

Cam kết của UNESCO trong việc bảo vệ ẩm thực toàn cầu mở rộng sang việc xây dựng năng lực và trao đổi kiến thức.

Cách UNESCO tôn vinh ẩm thực truyền thống bảo vệ di sản văn hóa: Việt Nam có thể học hỏi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: Slurpp

UNESCO cũng tạo điều kiện cho việc tổ chức các hội thảo, chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế giúp cộng đồng chia sẻ kiến thức chuyên môn về ẩm thực, kiến thức truyền thống và các phương pháp tiếp cận sáng tạo để bảo quản thực phẩm. Những sáng kiến này trao quyền cho cộng đồng duy trì truyền thống ẩm thực và thích ứng với những thách thức hiện đại đồng thời tôn trọng di sản văn hóa quốc gia.

Chẳng hạn như, UNESCO đã công nhận ruộng bậc thang truyền thống của Cordilleras Philippine là cảnh quan văn hóa sống vào năm 1995.

Sự công nhận này không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ thuật trồng lúa mà còn khẳng định hệ thống kiến thức liên quan đến thực hành canh tác bền vững. Sự hỗ trợ của UNESCO đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng năng lực giữa các cộng đồng nông nghiệp, góp phần tiếp tục bảo tồn những cảnh quan văn hóa độc đáo này.

Thúc đẩy sự đa dạng văn hóa

Thực phẩm là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy sự đa dạng văn hóa, đối thoại và khuyến khích sự hiểu biết lẫn nhau. UNESCO công nhận vai trò của thực phẩm trong việc thúc đẩy sự gắn kết xã hội và đối thoại liên văn hóa gắn kết mọi người lại với nhau, vượt qua ranh giới và sự tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau.

Thông qua các sáng kiến, UNESCO tôn vinh sự đa dạng của văn hóa ẩm thực và khuyến khích tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, nuôi dưỡng ý thức chia sẻ nhân loại.

Điển hình, Washoku - tinh hoa ẩm thực xứ Phù Tang - được biết đến là văn hóa ăn uống truyền thống của người Nhật. Năm 2013, UNESCO đã công nhận Washoku là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Danh hiệu này nhấn mạnh tầm quan trọng của ẩm thực Nhật Bản về phương pháp chuẩn bị, tôn trọng thiên nhiên và phong tục xã hội gắn liền với bữa ăn chung. Sự công nhận của UNESCO đã củng cố tầm quan trọng của việc bảo tồn Washoku như một biểu hiện độc đáo của di sản văn hóa Nhật Bản.

Trong thời gian qua, vai trò của UNESCO trong việc bảo vệ ẩm thực toàn cầu là vô cùng quan trọng bởi gắn liền với trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa, thúc đẩy sự đa dạng và hoạt động ẩm thực bền vững.

Bằng cách công nhận và bảo vệ truyền thống ẩm thực, ghi lại kiến thức và kỹ thuật truyền thống, thúc đẩy sự đa dạng văn hóa, giới thiệu các thực hành ẩm thực mẫu mực và tạo điều kiện xây dựng năng lực, UNESCO đảm bảo rằng di sản ẩm thực thế giới tiếp tục phát triển.

Bảo tồn ẩm thực truyền thống không chỉ bảo vệ bản sắc văn hóa mà còn thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và đánh giá cao sự phong phú và đa dạng của nền văn hóa nhân loại. Thông qua những nỗ lực này, UNESCO đã góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng, nêu bật mối liên kết quan trọng giữa lương thực, văn hóa và hạnh phúc của nhân loại./.

Hồng Nhung

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×