Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Cách Hàn Quốc thu hút khách du lịch nước ngoài trở lại nhờ K-food là kinh nghiệm cho Việt Nam học hỏi

01/03/2024 | 08:31

Theo trang The Chosun Daily, người nước ngoài ngày càng yêu thích ẩm thực Hàn Quốc (K-food) và có xu hướng trở lại Seoul ngày càng nhiều hơn.

Xu hướng K-food phát triển ở Hàn Quốc

Các chuyên gia du lịch cho rằng K-food đã trở thành xu hướng thịnh hành ở Hàn Quốc, vượt qua mức độ phổ biến của K-pop (âm nhạc Hàn Quốc) hay K-drama (phim Hàn Quốc).

Cách Hàn Quốc thu hút khách du lịch nước ngoài trở lại nhờ K-food là kinh nghiệm cho Việt Nam học hỏi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Travel food Atlas

Trong một cuộc khảo sát gần đây bởi Tổ chức Du lịch của thành phố Seoul (STO), trong số 500 người nước ngoài muốn trở lại Seoul nhiều hơn hai lần vào nửa cuối năm 2023, lý do hàng đầu mà họ đưa ra là đồ ăn ngon (đạt 75,9 điểm), tiếp theo là cơ hội mua sắm phong phú (73,2 điểm), thời tiết dễ chịu (72,9 điểm) và vô số điểm tham quan để tận hưởng (72,7 điểm).

"Việc du khách quay trở lại Hàn Quốc hai hoặc ba lần vì yêu thích ẩm thực Hàn Quốc đã khiến chúng tôi ngạc nhiên", ông Kil Ki-yon, người đứng đầu STO nhận xét.

STO cũng đưa ra phân tích về chi phí ăn uống của người nước ngoài đến thăm Seoul vào năm ngoái. Kết quả cho thấy món ăn ưa thích của họ là galbi (sườn nướng) và samgyeopsal (thịt ba chỉ nướng), chiếm 41,5% trong số các lựa chọn của họ. Tiếp đến là thịt gà (7,7%), món tráng miệng (6,3%) và bia (5,7%).

"Gần đây, các lựa chọn thực đơn cho món ăn của Hàn Quốc đã được mở rộng, với các món như hàu, dâu tây, hạnh nhân và ramen ngày càng phổ biến", một đại diện của STO lưu ý.

Sở thích ăn uống cũng phụ thuộc vào người dân ở các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn như khách du lịch Nhật Bản thường dành một phần đáng kể ngân sách ăn uống cho các món tráng miệng, gejang (cua sống tươi ướp trong nước tương hoặc nước sốt ớt) hay ghé thăm các izakayas (quán rượu Nhật Bản).

Ông Hayama Kazuyo (50 tuổi, đến từ Nagoya) đã tới Hàn Quốc du lịch hơn 40 lần. Trong mỗi lần ghé thăm, ông đều thưởng thức gejang.

"Tìm gejang ở Nhật Bản khá khó khăn và giá cả thường hơn 10.000 yên (khoảng 90.000 won)/người. Ở Hàn Quốc, chỉ với 50.000 won/người là có thể ăn thỏa thích, khiến tôi cảm thấy mình như một người giàu có", ông Hayama Kazuyo nói.

Du khách Trung Quốc cũng bày tỏ sở thích ăn uống tại Hàn Quốc. Tại một nhà hàng Trung Quốc ở quận Jung-gu (Seoul) vào tháng 15/2, hơn 1/2 khách hàng là khách du lịch đến từ Trung Quốc và Đài Loan.

"Tôi rất ngạc nhiên sau khi thử món mì tương đen jajangmyeon. Hương vị hoàn toàn khác với zhajiangmian của chúng tôi. Màu sẫm và vị ngọt. Đây không phải là ẩm thực Trung Quốc. Đó là món ăn theo hương vị Hàn", bà Su Yuqi (32 tuổi) đến từ Đài Loan (Trung Quốc) bày tỏ sự ngạc nhiên và chia sẻ.

Mì tương đen được gọi là "zha jiang mien" trong tiếng Trung Quốc và trong tiếng Hàn Quốc nó được gọi là "jajangmyeon". Ngoài ra,nhiều khách du lịch Trung Quốc cũng thích gamja-tang (xương lưng lợn hầm) ở đây.

Đến hàn Quốc, nhiều khách du lịch từ Đông Nam Á cũng có sở thích ăn món dak-galbi (gà xào cay) và gopchang (lòng bò nướng).

"Chúng tôi cũng rất thích các món ăn làm từ nội tạng gà ở Philippines. Tôi không hề ngần ngại để thử những món như gopchang ở Seoul", Marian Bautista (20 tuổi), du khách đến từ Philippines cho biết.

Sức lan tỏa của ẩm thực Hàn Quốc

Sức nóng của làn sóng Hallyu đã đưa K-Food lan tỏa nhanh trên bản đồ ẩm thực toàn cầu. Các món ăn Hàn Quốc ngày càng phổ biến và được lòng nhiều thực khách trên thế giới. Dựa trên những nghiên cứu tỉ mỉ về đặc điểm, phong cách ẩm thực của người dân bản địa, các nhà sản xuất ẩm thực Hàn Quốc còn đa dạng hóa sản phẩm tại nhà hàng, quán ăn cho đến các thực phẩm đóng gói, góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của K-Food.

Một cuộc khảo sát do Cơ quan Xúc tiến Kinh tế Seoul (SBA) cũng được thực hiện với sự tham gia của 128 người có ảnh hưởng đã từng đến thăm Seoul trước đây.

Kết quả cho thấy khía cạnh mà họ hài lòng nhất ở Seoul là đồ ăn (22,1%). Tiếp đến là môi trường (13,9%) và cơ hội mua sắm (13,9%). Tiêu chí ẩm thực cũng luôn đứng đầu danh sách, vượt qua những yếu tố khác như văn hóa Hallyu, bao gồm K-pop , mức độ an toàn và nhu cầu mua sắm.

Món ăn phổ biến nhất mà du khách lựa chọn khi ở Seoul là tteokbokki (bánh gạo ninh -13,8%), tiếp theo là samgyeopsal (12,2%), bibimbap (11,4%) và bulgogi (thịt bò nướng ướp, 8,1%). Theo một quan chức từ SBA, vì hầu hết những khách du lịch thông thường ở độ tuổi 20 và 30, chủ yếu là phụ nữ, nên có vẻ như tteokbokki rất được ưa chuộng".

Từ lâu, những món như tteokbokki đã trở thành những biểu tượng ẩm thực Hàn Quốc được khán giả quốc tế yêu thích.

Giáo sư Seo Won-seok từ Trường Cao học Du lịch thuộc Đại học Kyung Hee nhấn mạnh ẩm thực Hàn Quốc (K-pop) đã mang đến trải nghiệm dễ tiếp cận và gây nghiện hơn so với K-pop hay K-drama.

Trong khi đó, Giáo sư Lee Hoon từ Khoa Du lịch của Đại học Hanyang lại cho rằng trong thời đại du lịch truyền thông xã hội, những điểm đến trải nghiệm là vô cùng quan trọng. Tại các điểm đến, các cá nhân thường tìm cách hòa mình vào cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương, chia sẻ ảnh. Du lịch ẩm thực nổi lên như một hoạt động tinh túy cho những khát vọng đó. Vì vậy, đây cũng là lý do khiến du lịch ẩm thực Hàn Quốc lên ngôi và lan tỏa khắp thế giới./.

Hồng Nhung

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×