Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Các địa phương đẩy mạnh bảo tồn, phát huy giá trị di sản phục vụ du lịch

15/06/2021 | 16:04

Thời gian qua, công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể luôn được các địa phương quan tâm, đầu tư, bước đầu đã phát huy được giá trị di sản, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo.


Để đảm bảo mục tiêu phát huy giá trị di sản kết hợp với bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan và bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực của di sản, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. 

Sở Du lịch phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học, các dự án tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo tồn di sản và phát triển du lịch. Tổ chức thành công hội thảo khoa học với chủ đề "Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An gắn với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình".

Sở Văn hóa, Thể thao đã phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng các đề án khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân tộc như hát chèo, hát xẩm, hát văn, múa trống dân gian… Bước đầu đã đưa một số loại hình nghệ thuật dân tộc như hát chèo, hát xẩm, hát văn... vào phục vụ ở một số khu, điểm du lịch.

Bên cạnh việc phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể để phục vụ du lịch, Ninh Bình đã tận dụng khai thác thế mạnh của các giá trị văn hóa vật thể tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng như du lịch làng nghề, du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn; tạo ra các sản phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ làm quà tặng, lưu niệm cho khách du lịch; hỗ trợ một số doanh nghiệp đầu tư khu trưng bày quảng bá, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đặc sản địa phương phục vụ khách du lịch.

Có thể khẳng định, hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và vật thể trên địa bàn tỉnh hiện nay chính là nguồn tài nguyên quý giá góp phần tạo nên sức hút, thương hiệu, giá trị của du lịch Ninh Bình. Đó sẽ là tiền đề để du lịch Ninh Bình bứt phá trong thời gian tới, mang lại những sản phẩm du lịch mới mẻ thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

* Trong thời gian qua, Phú Yên đã tập trung triển khai Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về văn hóa. Nhờ đó, các giá trị di sản văn hóa được giữ gìn và phát huy; nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di sản tự nhiên còn nguyên giá trị, được các nhà nghiên cứu văn hóa trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có 94 di tích được xếp hạng. Từ năm 2016 đến nay, mỗi năm có trung bình 7 di tích được xếp hạng các loại, trong đó Tháp Nhạn và Gành Đá Đĩa đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. 185 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê; 4 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đặc biệt, di sản Nghệ thuật bài chòi tỉnh Phú Yên cùng với Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là di sản vă hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Một số di tích đã đưa vào khai thác phục vụ du lịch, hàng năm thu hút nhiều khách đến tham quan như: Gành Đá Đĩa và Mũi Đại Lãnh – Bãi Môn...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên đề nghị các địa phương tiến hành rà soát, khảo sát, đưa những di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng của từng địa phương vào danh mục để tiếp tục đánh giá, nghiên cứu, đề xuất đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau này, nhằm bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa phi vật thể đó; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

* Tỉnh Hòa Bình có 6 dân tộc chính là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, hiện đang nắm giữ tổng số 786 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó: Tiếng nói, chữ viết là 10, ngữ văn dân gian là 154, nghệ thuật trình diễn dân gian là 171, tập quán xã hội là 113, nghề thủ công truyền thống là 26, tri thức dân gian là 268. Di sản văn hóa vật thể tại bảo tàng tỉnh Hòa Bình đang lưu giữ 18.003 hiện vật.

Để việc khai thác các giá trị di sản văn hóa của các dân tộc Hòa Bình tạo ra những sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng, độc đáo, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, 80% di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được bảo tồn, phát huy.

Đối với di sản văn hóa vật thể, thực hiện đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa Hòa Bình trên địa bàn tỉnh; lựa chọn một số điểm di tích tiêu biểu để quảng bá giới thiệu thu hút đầu tư phát triển thành các điểm tham quan du lịch.

Trong đó tập trung khai thác các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc để xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng văn hóa Hòa Bình để thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Theo chinhphu.vn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×