Bình Phước, Đồng Tháp, Long An báo cáo kết quả thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
30/05/2020 | 10:44Việc lồng ghép thực hiện các cuộc vận động trong phong trào được bổ sung nhiều nội dung phù hợp với thực tiễn, gắn kết chặt chẽ văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy đầy đủ vai trò của các yếu tố văn hóa và nhân tố con người góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Bình Phước
Thực hiện Công văn số 1165/BVHTTDL-VHCS ngày 20/3/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc báo cáo kết quả thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) có hiệu lực đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã có báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trên.
Trong đó, một số nội dung chương trình đã đạt kết quả thực hiện tốt như: xây dựng "Người tốt, việc tốt" đã trở thành nét đẹp văn hóa, tạo thành những hạt nhân tích cực trong phong trào TDĐKXDĐSVH được triển khai rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, gắn liền với các phong trào cụ thể thiết thực như: xây dựng gia đình văn hóa khu dân cư văn hóa, phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, 5 không 3 sạch, giỏi việc nước, đảm việc nhà, đền ơn đáp nghĩa...
Phong trào xây dựng "Gia đình văn hóa" là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cốt lõi trong phong trào TDĐKXDĐSVH đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Tại nhiều địa phương, cơ sở đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung, tiêu chuẩn gia đình văn hóa, tổ chức tốt việc bình xét, công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa" theo hướng công khai dân chủ, chặt chẽ. Kết quả gia đình đạt chuẩn văn hóa tăng theo hằng năm, cụ thể năm 2011 có 189.477/198.794 hộ gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 92,29% thì đến năm 2019 đạt tỷ lệ 94, 07%.
Cuộc vận động "Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" trên địa bàn tỉnh được tổ chức triển khai trong thời gian qua. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và triển khai các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội trong đội ngũ công nhân viên chức, lao động được tăng cường thường xuyên, tổ chức được tăng cường thường xuyên, tổ chức nhiều đợt hội diễn, liên hoan, hội thi văn nghệ quần chúng, các giải đấu các môn thể thao. Kết quả tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa ngày càng tăng, năm 2019 có 1178/1239 cơ quan, đơn vị , doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt tỷ lệ 95,07%.
Việc lồng ghép thực hiện các cuộc vận động trong phong trào được bổ sung nhiều nội dung phù hợp với thực tiễn, gắn kết chặt chẽ văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy đầy đủ vai trò của các yếu tố văn hóa và nhân tố con người góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đồng Tháp
Ban Chỉ đạo Phong trào tỉnh Đồng Tháp đã có báo cáo kết quả thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (gọi tắt là Phong trào) có hiệu lực đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:
Sau gần 10 năm thực hiện Quyết định số 1610/QĐ-TTg, mục tiêu tổng quát của Quyết định đã được triển khai đạt nhiều kết quả nổi bật, Phong trào ở tỉnh Đồng Tháp dần đi vào đời sống người dân, các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa diễn ra sôi nổi và rộng khắp. Công tác nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa luôn được chú trọng, nhất là danh hiệu Gia đình văn hóa. Phong trào đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng con người có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Hoạt động Phong trào được tổ chức, phối hợp lồng ghép với nhiều phong trào và cuộc vận động khác, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển văn hóa nông thôn; xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh.
Quyết định số 1610/QĐ-TTg và Quyết định số 22/QĐ-TTg được các cấp, các ngành triển khai sâu rộng, lồng ghép thực hiện trong các hoạt động chuyên môn, các lĩnh vực văn hóa - xã hội đã cơ bản chuyển tải được nội dung của các Quyết định, nhận được sự đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ của Nhân dân.
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
Công tác đánh giá, công nhận các danh hiệu văn hóa trong Phong trào thường xuyên được điều chỉnh, thay đổi nội dung tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh đã thể hiện giá trị thực chất của các danh hiệu này. Hoạt động rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các Quy ước khóm, ấp được các địa phương thực hiện và hoàn thành đúng quy định, phát huy tốt ý thức tự quản cộng đồng, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Phong trào tiếp tục gắn kết chặt chẽ với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới... huy động các nguồn lực xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn như: điện, đường, trường, trạm,… đã làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn; nhiều mô hình, điển hình tiên tiến được hình thành và nhân rộng góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Phong trào được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thiết chế văn hóa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy tốt hiệu quả. Quy trình thủ tục hành chính áp dụng trong công tác bình xét các danh hiệu văn hóa được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ.
Long An
Thực hiện Công văn số 1165/BVHTTDL-VHCS ngày 20/3/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc báo cáo kết quả thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) có hiệu lực đến năm 2020. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT và DL) Long An báo cáo kết quả thực hiện nhiêm vụ trên.
Việc thực hiện các Quyết định của Thủ tướng cụ thể Quyết định số 1610 và Quyết định số 22 được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục nhiều năm qua đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và thể chất của người dân ở vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào vùng nông thôn với thành thị. Đồng thời, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở, tạo điều kiện để người dân ở vùng nông thôn tham gia nhiều hơn các hoạt động văn hóa, thể thao và sáng tạo văn hóa nghệ thuật. Chất lượng phong trào TDĐKXDĐSVH được nâng lên, trong đó mô hình "Gia đình văn hóa", "Ấp văn hóa" "Xã văn hóa nông thôn mới"; "Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị" được chú trọng, tránh chạy theo thành tích, thực hiện tốt các tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã, tạo nền tảng vững chắc để phát triển văn hóa nông thôn mới gắn với xây dựng con người, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương, tạo động lực thúc đẩy quá trình xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn tồn tại những mặt hạn chế nhất định như: Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để tổ chức, triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên và thiếu đồng bộ; công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế, chưa phong phú đa dạng, chưa tạo không khí sôi nổi trong nhân dân; công tác xã hội hóa có nơi thực hiện chưa tốt nên việc xây dựng cơ sở vật chất còn hạn chế, nhất là Nhà Văn hóa ấp chưa hoàn thiện, hoạt động vẫn còn mang tính hình thức. Việc phúc tra, kiểm tra công nhận danh "Gia đình văn hóa"; "Ấp, khu phố văn hóa" có nơi còn hình thức, chạy theo thành tích; hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa còn chế, chưa phát huy hết công năng.