Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bình Định cải tạo, sửa chữa di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo gần 200 năm tuổi

20/03/2024 | 09:37

Theo thông tin, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh này về chủ trương cải tạo, sửa chữa di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh); kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách của UBND TP Quy Nhơn.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương giao UBND TP Quy Nhơn thực hiện điều chỉnh, bổ sung thiết kế tổng mặt bằng quy hoạch tu bổ di tích chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh) như đề nghị của Sở VHTT, các ngành liên quan và UBND TP Quy Nhơn.

Cũng theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, sau khi quy hoạch thiết kế tổng mặt bằng điều chỉnh, bổ sung được cấp thẩm quyền chấp thuận, UBND TP Quy Nhơn phối hợp với các ngành liên quan và đơn vị tư vấn khẩn trương lập, hoàn thiện thủ tục hồ sơ, công khai nội dung dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh) để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, các nhà khoa học và triển khai các bước tiếp theo theo quy định.

Bình Định cải tạo, sửa chữa di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo gần 200 năm tuổi - Ảnh 1.

Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh)

Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Ông Nhiêu (Đền Quan Thánh) được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2022, với diện tích bảo vệ khu vực I là 922,32m2. Năm 2016, UBND tỉnh quy hoạch mở rộng như hiện nay là 1.217,8 m2.

Chùa Ông Nhiêu tại địa chỉ số 253 đường Bạch Đằng, phường Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn được tạo lập từ năm 1837 trở về trước.

Theo bia công đức còn lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định, với sự đóng góp xây dựng của cộng đồng người Việt là chủ yếu chiếm trên 90% kinh phí, còn lại là cộng đồng người Hoa…, khi tạo lập ban đầu có tên là “Miếu Quan Thánh Đế Quân”, vì vậy chùa còn có tên gọi là đền Quan Thánh hay miếu Quan Thánh. Tương truyền, Ông Nhiêu là người đầu tiên đứng ra kêu gọi, vận động tạo lập chùa và là người trông coi chùa nên sau khi được hình hành, người dân đã lấy tên ông đặt tên cho ngôi chùa gọi là vhùa Ông Nhiêu.

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo gần 200 năm tuổi, gắn liền với sự hình thành và phát triển của phố thị Quy Nhơn và gắn liền với tín ngưỡng, văn hóa dân gian, thể hiện ước vọng của người dân với những điều tốt đẹp, có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch văn hóa, tâm linh theo định hướng của tỉnh qua có hình thành điểm đến cho du khách muốn tìm hiểu văn hóa dân gian, tín ngưỡng, kiến trúc đô thị cổ Quy Nhơn, bên cạnh giá trị văn hóa, tín ngưỡng, chùa Ông Nhiêu còn có giá trị nghiên cứu về mặt lịch sử đối với sự hình thành và phát triển của đô thị Quy Nhơn.

Bình Định cải tạo, sửa chữa di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo gần 200 năm tuổi - Ảnh 2.

Tỉnh Bình Định cho chủ trương cải tạo, sửa chữa di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo chùa Ông Nhiêu gần 200 năm tuổi.

Trong lịch sử chùa Ông Nhiêu có ít nhất 4 lần tu sửa (khoảng các năm: 1847, 1960, 2008 - 2011, 2016 - 2019). Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, hiện tại di tích chùa Ông Nhiêu một số hạng mục hư hỏng xuống cấp, nhu cầu tu bổ, tôn tạo một số hạng mục phục vụ công tác phát huy giá trị văn hóa lịch sử và phát triển du lịch.

Theo hồ sơ di tích và khảo cứu của các nhà nghiên cứu, khuôn viên chùa Ông Nhiêu khi tạo lập ban đầu có diện tích rất lớn tiếp giáp với 4 tuyến đường Bạch Đằng, Trần Cao Vân, Lê Lợi, Duy Tân hiện nay, với công trình chính là Nhà cổng và Chánh điện, cùng với các công trình phụ trợ khác. Trải qua quá trình lịch sử khuôn viên chùa bị thu hẹp và mất các công trình phụ trợ (chỉ còn công trình gốc là Nhà cổng và Chánh điện còn tồn tại đến ngày nay).

Từ những nội dung cấp trên, Phó Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn Nguyễn Phương Nam đã ký tờ trình cho UBND tỉnh xin chủ trương thực hiện, để làm cơ sở phối hợp với các sở ngành chuyên môn của tỉnh triển khai các bước tiếp theo. Qua đó, thực hiện phát huy giá trị văn hóa lịch sử di tích và khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Theo Báo Văn hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×