Bế mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XI: Nhất trí ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
15/05/2014 | 10:15Sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, chiều 14/5, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa XI đã bế mạc.
>> Toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XI
Phát biểu bế mạc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát kết quả chủ yếu của Hội nghị và nhấn mạnh thêm một số vấn đề để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Trong đó, Hội nghị đã xem xét kết quả tổng kết và nhất trí ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Hội nghị thống nhất nhận định: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa, tư duy lý luận về văn hóa của chúng ta từng bước phát triển, thể chế về văn hóa từng bước được xây dựng, hoàn thiện; đời sống văn hóa ngày càng phong phú. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được kế thừa và phát huy; nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng đa dạng. Công nghệ thông tin, nhất là thông tin đại chúng, có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều phong trào văn hóa đem lại kết quả thiết thực. Truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng … được phát huy. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo. Nhiều phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng. Quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của nhân dân được đề cao. Giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa được quan tâm và có nhiều khởi sắc.
Tuy nhiên, so với những thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại thì thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa thực sự tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với việc xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Đời sống văn hóa ở nhiều nơi còn nghèo nàn…
Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém nói trên có nhiều, nhưng chủ yếu là do cấp ủy và chính quyền chưa quan tâm đầy đủ đến lĩnh vực này; công tác quản lý nhà nước về văn hóa còn chậm đổi mới; đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng và dàn trải; chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp...
Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Trung ương chỉ rõ, phải tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa đã được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; đồng thời nhấn mạnh tư tưởng: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển bền vững đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trong xây dựng văn hóa, phải lấy xây dựng, phát triển con người có nhân cách, đạo đức, có lối sống tốt đẹp làm trọng tâm; xây dựng môi trường văn hóa (gia đình, cộng đồng và xã hội) lành mạnh làm cốt lõi.
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với những đặc trưng tiêu biểu là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến là một nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm mục tiêu tất cả vì con người, tất cả vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển phong phú, toàn diện cho mỗi con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tự nhiên.
Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy, quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đây là khâu trọng tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tin thần, tiềm lực văn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy các giá trị gia đình, cộng đồng, dân tộc Việt Nam. Thực hiện chiến lược quốc gia về gia đình Việt Nam. Mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, trường học, cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng nếp sống văn minh, nhất là việc cưới, việc tang, lễ hội.
Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông. Đẩy nhanh việc cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa và có chế tài đủ mạnh để tổ chức thực hiện Nghị quyết, ngăn ngừa những vi phạm trong hoạt động văn hóa. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa. Quản lý tốt hơn việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sa đà vào những thông tin, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện lai căng, những sản phẩm độc hại, những hành vi phi văn hóa, phản văn hóa, góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc và tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Phát triển nền văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của anh chị em văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong đạo đức, văn hóa tôn giáo; khuyến khích các hoạt động tôn giáo hướng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ, “tốt đời, đẹp đạo”; ngăn ngừa và phê phán các biểu hiện mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh cùng những hành vi lợi dụng, đội lốt tôn giáo để hoạt động phi pháp, chống phá chế độ.
Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Tăng cường nguồn lực cho văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa và kinh nghiệm phát triển, quản lý văn hóa của các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, Hội nghị đã xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác như: Thống nhất về tư tưởng chỉ đạo, định hướng hoàn thiện đề cương và xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Thảo luận dân chủ, xem xét thận trọng và thống nhất kết luận, cho ý kiến chỉ đạo đối với một số vấn đề quan trọng khác (việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng; quy chế bầu cử trong Đảng; đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy định 165 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm; tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường…).
HCTC
Phát biểu bế mạc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát kết quả chủ yếu của Hội nghị và nhấn mạnh thêm một số vấn đề để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Trong đó, Hội nghị đã xem xét kết quả tổng kết và nhất trí ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Hội nghị thống nhất nhận định: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa, tư duy lý luận về văn hóa của chúng ta từng bước phát triển, thể chế về văn hóa từng bước được xây dựng, hoàn thiện; đời sống văn hóa ngày càng phong phú. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được kế thừa và phát huy; nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng đa dạng. Công nghệ thông tin, nhất là thông tin đại chúng, có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều phong trào văn hóa đem lại kết quả thiết thực. Truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng … được phát huy. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo. Nhiều phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng. Quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của nhân dân được đề cao. Giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa được quan tâm và có nhiều khởi sắc.
Tuy nhiên, so với những thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại thì thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa thực sự tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với việc xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Đời sống văn hóa ở nhiều nơi còn nghèo nàn…
Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém nói trên có nhiều, nhưng chủ yếu là do cấp ủy và chính quyền chưa quan tâm đầy đủ đến lĩnh vực này; công tác quản lý nhà nước về văn hóa còn chậm đổi mới; đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng và dàn trải; chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp...
Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Trung ương chỉ rõ, phải tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa đã được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; đồng thời nhấn mạnh tư tưởng: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển bền vững đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trong xây dựng văn hóa, phải lấy xây dựng, phát triển con người có nhân cách, đạo đức, có lối sống tốt đẹp làm trọng tâm; xây dựng môi trường văn hóa (gia đình, cộng đồng và xã hội) lành mạnh làm cốt lõi.
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với những đặc trưng tiêu biểu là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến là một nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm mục tiêu tất cả vì con người, tất cả vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển phong phú, toàn diện cho mỗi con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tự nhiên.
Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy, quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đây là khâu trọng tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tin thần, tiềm lực văn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy các giá trị gia đình, cộng đồng, dân tộc Việt Nam. Thực hiện chiến lược quốc gia về gia đình Việt Nam. Mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, trường học, cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng nếp sống văn minh, nhất là việc cưới, việc tang, lễ hội.
Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông. Đẩy nhanh việc cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa và có chế tài đủ mạnh để tổ chức thực hiện Nghị quyết, ngăn ngừa những vi phạm trong hoạt động văn hóa. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa. Quản lý tốt hơn việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sa đà vào những thông tin, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện lai căng, những sản phẩm độc hại, những hành vi phi văn hóa, phản văn hóa, góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc và tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Phát triển nền văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của anh chị em văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong đạo đức, văn hóa tôn giáo; khuyến khích các hoạt động tôn giáo hướng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ, “tốt đời, đẹp đạo”; ngăn ngừa và phê phán các biểu hiện mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh cùng những hành vi lợi dụng, đội lốt tôn giáo để hoạt động phi pháp, chống phá chế độ.
Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Tăng cường nguồn lực cho văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa và kinh nghiệm phát triển, quản lý văn hóa của các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, Hội nghị đã xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác như: Thống nhất về tư tưởng chỉ đạo, định hướng hoàn thiện đề cương và xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Thảo luận dân chủ, xem xét thận trọng và thống nhất kết luận, cho ý kiến chỉ đạo đối với một số vấn đề quan trọng khác (việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng; quy chế bầu cử trong Đảng; đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy định 165 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm; tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường…).
HCTC