Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, yêu cầu trong việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là gì?

19/11/2019 | 10:38

Theo quy định của Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì:

1. Bảo quản di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Tu bổ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

Phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.

2. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích. Quy định này đảm bảo phù hợp với khái niệm về "yếu tố gốc cấu thành di tích", đồng thời khắc phục được cách hiểu thiếu khoa học cho rằng giữ gìn tối đa yếu tố nguyên gốc của di tích là chỉ cần giữ gìn những yếu tố được hình thành từ đầu, không cần giữ gìn những yếu tố được bổ sung sau này (những yếu tố được bổ sung cũng là những yếu tố quan trọng góp phần làm nên đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích).

- Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quy định này nhằm quản lý hoạt động tu bổ di tích theo đúng nguyên tắc khoa học về bảo tồn di tích, ngăn chặn việc tu bổ di tích một cách tùy tiện, không xin phép các cơ quan quản lý có thẩm quyền.

- Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích.

Ngoài ra, Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) còn quy định đối với tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân.

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×