Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn DSVH và phát triển KTXH
28/11/2011 | 01:00(VP) - Nhằm định hướng cho các thư viện trong công tác xây dựng và sử dụng tài liệu số trong các thư viện, trong 02 ngày 25 và 26/11, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị-Hội thảo "Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế-xã hội".
Hội nghị còn có sự tham gia của Giám đốc-Phó Giám đốc và Trưởng phòng Công nghệ thông tin của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; đại diện lãnh đạo các thư viện, trung tâm thông tin-thư viện ở Trung ương, các thư viện trường đại học, các cơ sở đào tạo thông tin-thư viện ở Hà Nội; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, các nhà tài trợ cùng phóng viên thông tấn báo chí ở Trung ương và Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai- Vụ trưởng Vụ Thư viện phát biểu tại Hội nghị
Đồng thời, công tác xã số hóa tài liệu trong thư viện đã được Nhà nước, Bộ VHTTDL quan tâm chỉ đạo thực hiện, việc tổ chức hội nghị lần này cũng là nằm trong lộ trình chỉ đạo của Bộ VHTTDL nhằm thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, tiêu chí trong lĩnh vực số hóa của lĩnh vực thư viện.
Theo báo cáo đề dẫn tại Hội nghị do bà Vũ Dương Thúy Ngà, Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện trình bày: Công tác số hóa tài liệu đã được các thư viện quan tâm và triển khai tại nhiều thư viện. Với việc số hóa được triển khai trong những năm vừa qua đã góp phần hình thành nên nguồn lực thông tin địa phương số đã và đang góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; các địa phương đã có sự quan tâm bước đầu trong việc cấp kinh phí và đầu tư cho hoạt động số hóa của thư viện tỉnh. Đồng thời, các thư viện tỉnh đã có sự lựa chọn ưu tiên số hóa đối với các tài liệu quý hiếm và tài liệu địa chí...
Toàn cảnh Hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu tham đự đã trình bày những ý kiến đóng góp xoay quanh các vấn đề như: nhu cầu đối với nguồn lực thông tin địa phương dạng số; thực trạng số hóa và xây dựng nguồn tài liệu số tại các thư viện, những vấn đề đặt ra liên quan đến số hóa (chính sách, kinh phí, bản quyền trong số hóa, kinh nghiệm, công nghệ, thiết bị số hóa...); những bất cập, khó khăn và mối quan tâm đối với số hóa tài liệu trong các thư viện công cộng. Đặc biệt các đại biểu đã đưa ra các giải pháp và kế hoạch đẩy mạnh việc xây dựng, chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương số.
Theo thống kê, tại các thư viện tỉnh, việc số
hóa đã đạt được một số kết quả nhất định. Tính đến tháng 11/2011, Thư viện Quốc
gia Việt Nam số hóa được 15.571 bản, tương đương với 2.500.000 trang; Thư viện
khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã số hóa được hơn 3.000 tài liệu địa
chí với 530.000 trang; Thư viện tỉnh Sơn La đã thực hiện số hóa được 313 tài
liệu là sách chữ Thái cổ với 8.610 trang; Thư viện Khánh Hòa số hóa được 550
tài liệu, Thừa Thiên Huế đã số hóa được 11.000 trang tài liệu quý hiếm; Thư
viện Đồng Nai số hóa được 317 tài liệu địa chí với 24.544 trang; Thư viện tỉnh
Gia Lai số hóa được 47.200 trang
|
HCTC