Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Việt Nam phải trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

07/12/2018 | 07:00

Chiều 6/12/2018, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch tàu biển. Hội thảo do Tổng cục Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức.

Ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Du lịch phát biểu khai mạc hội thảo

 

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, các đơn vị kinh doanh, lữ hành du lịch tàu biển trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Du lịch đã chỉ ra rằng, Việt Nam là một quốc gia biển, với lợi thế nằm ở  vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, trên tuyến đường giao thông hàng hải giữa Bắc và Nam Á, Việt Nam trở thành điểm đến dễ tiếp cận trong hành trình của các hãng tàu.

Tuy nhiên, nếu xét về mặt tài nguyên và so sánh với tỷ trọng tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam bằng tàu biển còn rất nhỏ bé và chậm phát triển. Lượng khách du lịch đến Việt Nam bằng đường biển chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn, từ 2-3% trong cơ cấu tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2018, lượng khách đến Việt Nam thông qua tàu biển ước tính đạt gần 500 ngàn lượt khách.

Tốc độ tăng trưởng của khách tàu biển Việt Nam còn rất thấp, thâm chí một số năm còn sụt giảm. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Kết cấu hạ tầng tại nhiều cảng biển còn hạn chế, chưa có cảng hành khách dành riêng cho khách tàu biển, tại nhiều nơi phải dùng chung với cảng hàng hóa,  chất lượng dịch vụ tại các cảng biển chưa cao, sản phẩm du lịch biển còn thiếu đa dạng, môi trường xung quanh cảng biển còn lạc hậu, một số cơ chế, chính sách liên quan đến du lịch tàu biển còn nhiều bất cập….

Quang cảnh buổi hội thảo
 

Trước những hạn chế và bất cập này, vừa qua vào ngày 20/10/2018, BCH TW Đảng đã ban hành Nghị quyết số 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết này đã khẳng định quan điểm biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế.  Việt Nam phải trở thành một quốc gia mạnh về  biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng…

Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng đã xác định phát triển cảng biển chuyên dụng có lợi thế về du lịch tàu biển. Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam cũng đưa du lịch biển đảo là ưu tiên hàng đầu trong 4 dòng sản phẩm chính của du lịch Việt Nam.  Vì thế, phát triển du lịch biển đảo nói chung và du lịch tàu biển nói riêng là một trong những ưu tiên trong định hướng chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam.

“Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch tàu biển lần này được tổ chức tại Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên của thế giới, chúng ta vui mừng chứng kiến cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai – cảng biển tàu khách quốc tế chuyên dụng đầu tiên của Việt Nam có quy mô hiện đại chính thức đi vào hoạt động. Tại đây, vào ngày 18/12 sắp tới, Ngành Du lịch Việt Nam sẽ đón vị khách quốc tế thứ 15 triệu. Đây là dấu son quan trọng của du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch tàu biển. Đồng thời cũng khẳng định Việt Nam đang nỗ lực từng bước trở thành điểm đến không thể thiếu của chuyến hành trình du lịch tàu biển khu vực và trên thế giới”, ông Ngô Hoài Chung nói.

Cũng theo ông Ngô Hoài Chung, thông qua hội thảo này, Ngành Du lịch Việt Nam mong muốn liên kết, hợp tác và học hỏi kinh nghiệm của các nước có ngành du lịch tàu biển phát triển, lắng nghe ý kiến chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý đến từ các hãng tàu lớn trong khu vực và trên thế giới.

Du lịch tàu biển khu vực châu Á đã có những bước phát triển mạnh mẽ ở nhiều khía cạnh như: Lượng khách, xu hướng thị trường, đội tàu, hệ thống cảng biển, điểm đến, sản phẩm du lịch tàu biển.  Trong vòng 5 năm (từ 2013 – 2018), tổng số lượt khách tàu biển thế giới đã tăng khoảng 24% từ 21 triệu lượt khách lên khoảng 26,0 triệu lượt khách năm 2018 (tăng 3,3% so với 2017).  Trong đó, lượng khách du lịch tàu biển đến khu vực châu Á tăng trưởng trung bình đạt 23% (từ 1,51 triệu lượt năm 2013 lên khoảng 4,26 triệu lượt năm 2018. /.

Vi Phong

 

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×