Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Việt Nam là điểm đến an toàn: Chìa khóa để thúc đẩy, phục hồi du lịch trong và ngoài nước

22/05/2020 | 08:11

Chiều 21/5, tại Hà Nội, đã diễn ra hội nghị "Giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và phục hồi du lịch quốc tế hậu Covid-19". Sự kiện do Tổng cục Du lịch tiếp tục phối hợp cùng Ban IV và Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) tổ chức.

Tới dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, Chủ tịch TAB, thành viên Ban IV Trần Trọng Kiên, cùng đại diện nhiều đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong lĩnh vực hàng không, lữ hành, khách sạn và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch...

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phát biểu tại hội nghị nhận định: Dịch Covid-19 đã được khống chế tại Việt Nam nhưng ngành du lịch vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, nhu cầu của du khách thay đổi nhiều so với trước đây. Thời điểm này, các tập đoàn, doanh nghiệp cần thể hiện vai trò dẫn dắt trong việc kích cầu ngành. Các địa phương, công ty lữ hành, khách sạn cần kết nối đồng bộ để mang tính cộng hưởng, lan toả.

Việt Nam là điểm đến an toàn: Chìa khóa để thúc đẩy, phục hồi du lịch trong và ngoài nước - Ảnh 1.

Thứ trưởng Lê Quang Tùng (thứ hai từ trái qua) phát biểu tại hội nghị

Hội nghị đã diễn ra hai phiên thảo luận chính. Phiên một thảo luận về các giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa, vai trò dẫn dắt hệ sinh thái du lịch của các doanh nghiệp lớn. Các đại biểu tập trung xác định xu hướng du lịch của người Việt và những vấn đề đặt ra trong phục hồi du lịch sau giãn cách xã hội, cân nhắc cách làm, đề xuất giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa

Phiên hai đề cập đến kinh nghiệm, mô hình của một số nước/ vùng lãnh thổ để cân nhắc các giải pháp an toàn, đón đầu du lịch quốc tế hậu Covid-19 cho Việt Nam. Đồng thời đề xuất xem xét những chính sách liên quan đến việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép, đề xuất thời điểm và nới lỏng xuất nhập cảnh.

Theo bà Trần Thị Nguyệt – Giám đốc kinh doanh tập đoàn Sun Group nhấn mạnh: Thời điểm hiện nay, chúng tôi cũng đề xuất toàn ngành du lịch phát động triển khai mạnh mẽ Chương trình chào đón du khách trở lại với những ưu đãi đặc biệt để kích thích chi tiêu trong vòng 2 tháng. Tất cả du khách mỗi khi check-in các điểm đến đều nhận được tin nhắn chào mừng, gói ưu đãi hấp dẫn đến từ các đại lý du lịch, cửa hàng ăn uống, mua sắm, tất cả các phương tiện giao thông công cộng, các hãng taxi.

Còn Đại sứ quán Úc tại Việt Nam cho biết ông đã có chuyến du lịch đến Việt Nam 10 năm trước và để lại ấn tượng sau đậm. Đây chính là điều thôi thúc ông quay trở lại Việt Nam du lịch và làm việc. Ông ghi nhận nỗ lực chống dịch Covid -19 của Việt Nam thành công, cùng với uy tín gây dựng trong nhiều năm qua đã cho thấy Việt Nam là một điểm đến an toàn, uy tín và đáng đến đối với du khách quốc tế.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Quang Tùng đánh giá cao tính chuyên môn cũng như các ý kiến của các đại biểu đóng góp cho Hội nghị. Các đại biểu không chỉ bàn sâu về giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa mà còn cả phục hồi du lịch quốc tế hậu Covid-19.

Thứ trưởng đồng tình với ý kiến của nhiều chuyên gia tại hội nghị - đây là cơ hội để khắc phục dịch Covid-19 đồng thời là cơ hội tái cơ cấu để du lịch phát triển.

Thứ trưởng bày tỏ niềm vui vì hội nghị cho thấy các doanh nghiệp đều mong muốn liên kết, nếu các đơn vị hoạt động đơn lẻ thì rất khó. nhà nước cũng đã đưa ra 3 gói triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp.

Việt Nam là điểm đến an toàn: Chìa khóa để thúc đẩy, phục hồi du lịch trong và ngoài nước - Ảnh 2.

Toàn cảnh hội nghị

Với thị trường nội địa, Thứ trưởng cho rằng vấn về giảm giá, cam kết...phải có sự đồng hành để không ai quá thiệt thòi. Bởi các doanh nghiệp nhỏ sẽ dễ phá sản nếu giảm giá sâu. Bên cạnh đó, ngành hàng không được coi là xương sống của ngành du lịch, vì vậy cần lựa chọn ra trọng điểm, đối tượng cần hỗ trợ nhất để kiến nghị với Chính phủ. Đồng thời nên hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể thay đổi thị trường. Ngoài ra, những trường hợp đặc biệt cũng có thể báo cáo với Chính phủ.

Đề cập đến thị trường quốc tế, Thứ trưởng cho biết thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ chủ trì, xây dựng kế hoạch, thời điểm mở lại thị trường quốc tế, cách thức truyền thông. Trong đó lựa chọn quốc gia nào theo giai đoạn một, có lộ trình, xây dựng sự phối hợp... Chúng ta chỉ sẵn sàng khi Việt Nam và các nước khác song phương đồng ý mở cửa.

Thứ trưởng hi vọng và tin tưởng sự với phối hợp của các doanh nghiệp du lịch sẽ vượt qua thử thách, thậm chí du lịch sẽ có bước phát triển hơn sau khủng hoảng này.

Hà Anh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×