Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Văn hóa tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp

12/09/2020 | 13:03

Sáng 11/9, tại Hà Nội, Báo Văn Hóa (Bộ VHTTDL) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức hội thảo "Văn hóa Doanh nghiệp và Phát triển thương hiệu".

Hội thảo nhằm tạo một diễn đàn đa chiều về văn hóa doanh nghiệp gắn với phát triển thương hiệu, đưa ra các ý kiến đóng góp để từ đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.

Đây là lần thứ ba, Báo Văn Hóa tổ chức hội thảo về vấn đề này. Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà quản lý, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp... để cùng bàn thảo những câu chuyện về xây dựng và phát triển thương hiệu - vấn đề sống còn của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Văn hóa tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, khi cách mạnh công nghiệp (CMCN) 4.0 đang diễn ra rất nhanh, thúc đẩy cạnh tranh và làm mờ ranh giới giữa các ngành, văn hóa doanh nghiệp cũng phải thay đổi cho phù hợp với nhịp tiến vũ bão của cuộc cách mạng này. Việc chậm thay đổi văn hóa doanh nghiệp sẽ tương đồng với hiệu quả âm trong kinh tế.

Tổng biên tập Báo Văn Hóa Chu Thị Thu Hằng, Trưởng Ban tổ chức hội thảo nhấn mạnh: "Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh trong bối cảnh kinh tế thị trường luôn là yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại cũng như khẳng định thương hiệu bền vững của mỗi doanh nghiệp".

Năm nay, chủ đề hội thảo đi sâu vào nội dung đang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là "Văn hóa doanh nghiệp và Phát triển thương hiệu". Trong bối cảnh không ít doanh nghiệp lao đao vì đại dịch Covid-19, văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu càng cho thấy ý nghĩa và tác động thiết thực đến sự tồn tại bền vững của mỗi doanh nghiệp.

Đề cập vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời 4.0, PGS, TS Dương Thị Liễu, phó Tổng thư ký Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn hóa kinh doanh cho rằng, khi công nghệ phát triển nhảy vọt, robot và trí tuệ nhân tạo có thể thay thế con người từ những công việc chân tay tới khả năng đánh giá tổng thể hay kỹ năng quản lý, nhưng robot vẫn không thể thay thế con người bởi những giá trị đặc trưng là niềm tin, đạo đức, sự tương tác và kết nối…Đặc biệt, trong kỷ nguyên số, văn hóa sẽ tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp và với văn hóa, con người sẽ không trở thành nô lệ cho robot.

Năm nay, trong bối cảnh không ít doanh nghiệp lao đao vì dịch bệnh, văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu càng cho thấy ý nghĩa và tác động thiết thực đến sự tồn tại bền vững của mỗi doanh nghiệp. Môi trường văn hóa của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động, giúp doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó, hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp.

Theo giới chuyên gia, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu bằng các hoạt động hằng ngày, cố gắng tạo ra sự khác biệt cho hình tượng sản phẩm, sự độc đáo trong văn hóa của họ tới khách hàng và công chúng./.

Hà An

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×