Trưng bày Di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam
27/02/2013 | 08:56(VP) – Ngày 25/02, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã khai mạc Trưng bày Di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam nhằm giới thiệu khái quát những nét đặc trưng và giá trị đặc sắc của di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Trưng bày Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam triển lãm gần 200 tài liệu, hiện vật được giới thiệu theo các thời kỳ lịch sử: 10 thế kỷ đầu công nguyên; thời Lý- Trần; thời Lê sơ - Mạc; thời Lê Trung Hưng - Tây Sơn và thời Nguyễn.
Các loại hiện vật được trưng bày bao gồm: tranh, tượng Phật, vật liệu trang trí kiến trúc chùa tháp, đồ thờ cúng, nhạc khí, bia ký… Đặc biệt, trong số hiện vật đưa ra trưng bày có chiếc trống đồng Cảnh Thịnh, đúc năm Cảnh Thịnh thứ 8 thời Tây Sơn (năm 1800), là 1 trong 11 bảo vật quốc gia Việt Nam mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận đợt I năm 2012.
Ở khu vực trưng bày văn hóa Óc Eo - Phù Nam, giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật Phật giáo từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 7, người xem sẽ được chiêm ngưỡng những pho tượng Phật bằng vàng, đá, gỗ khá lớn và độc đáo.
Sự đa dạng về loại hình và hình thức thể hiện đã phản ánh sự phức tạp và đan xen của các nguồn gốc ảnh hưởng tới Phật giáo Việt Nam, trong đó chủ yếu là nghệ thuật Ấn Độ, đồng thời vẫn thể hiện rõ xu hướng hiện thực, bản địa hóa.
Ở khu vực trưng bày di sản văn hóa Phật giáo thời Lý - Trần, khách tham quan hiểu hơn nữa về thời kỳ Phật giáo phát triển cực thịnh và trở thành quốc giáo. Đặc biệt, giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của một dòng thiền Việt Nam, thiền phái Trúc Lâm do Vua Trần Nhân Tông khai sáng trên cơ sở thống nhất các dòng thiền trước đó.
Những hiện vật được giới thiệu tại đây gồm: các cổ vật bằng đá tìm thấy tại chùa Phật Tích như bệ kê chân cột, cổ bệ tượng Phật chạm hình lưỡng long tranh châu, tượng Kim Cương, tượng Kinnari, đố cửa chạm hình rồng…; các pho tượng Tổ, tượng Tăng sĩ bằng gốm, đất nung; chuông chùa Vân Bản (Hải Phòng), cánh cửa gỗ chùa Phổ Minh (Nam Định), mô hình tháp thờ Phật, tượng khỉ (biểu tượng của Tam không)…
Di sản văn hóa Phật giáo thời Nguyễn (thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20) được trưng bày thông qua các hiện vật: các pho tượng Phật Tam Thế, A Di Đà, Thích Ca Mâu Ni, Thích Ca sơ sinh, Quan Âm Tống Tử, Quan Âm Thủ Quyển, tượng Hộ Pháp, Kim Cương, tượng tăng, tượng hậu… chất liệu gốm, gỗ, đồng; bộ tranh giấy vẽ màu Thập Điện Diêm Vương; tranh gỗ Bồ Đề Đạt Ma, tranh gỗ Đức Phật.
Trưng bày sẽ kéo dài hết tháng 8/2013.
HCTC
Các loại hiện vật được trưng bày bao gồm: tranh, tượng Phật, vật liệu trang trí kiến trúc chùa tháp, đồ thờ cúng, nhạc khí, bia ký… Đặc biệt, trong số hiện vật đưa ra trưng bày có chiếc trống đồng Cảnh Thịnh, đúc năm Cảnh Thịnh thứ 8 thời Tây Sơn (năm 1800), là 1 trong 11 bảo vật quốc gia Việt Nam mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận đợt I năm 2012.
Ở khu vực trưng bày văn hóa Óc Eo - Phù Nam, giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật Phật giáo từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 7, người xem sẽ được chiêm ngưỡng những pho tượng Phật bằng vàng, đá, gỗ khá lớn và độc đáo.
Sự đa dạng về loại hình và hình thức thể hiện đã phản ánh sự phức tạp và đan xen của các nguồn gốc ảnh hưởng tới Phật giáo Việt Nam, trong đó chủ yếu là nghệ thuật Ấn Độ, đồng thời vẫn thể hiện rõ xu hướng hiện thực, bản địa hóa.
Ở khu vực trưng bày di sản văn hóa Phật giáo thời Lý - Trần, khách tham quan hiểu hơn nữa về thời kỳ Phật giáo phát triển cực thịnh và trở thành quốc giáo. Đặc biệt, giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của một dòng thiền Việt Nam, thiền phái Trúc Lâm do Vua Trần Nhân Tông khai sáng trên cơ sở thống nhất các dòng thiền trước đó.
Những hiện vật được giới thiệu tại đây gồm: các cổ vật bằng đá tìm thấy tại chùa Phật Tích như bệ kê chân cột, cổ bệ tượng Phật chạm hình lưỡng long tranh châu, tượng Kim Cương, tượng Kinnari, đố cửa chạm hình rồng…; các pho tượng Tổ, tượng Tăng sĩ bằng gốm, đất nung; chuông chùa Vân Bản (Hải Phòng), cánh cửa gỗ chùa Phổ Minh (Nam Định), mô hình tháp thờ Phật, tượng khỉ (biểu tượng của Tam không)…
Di sản văn hóa Phật giáo thời Nguyễn (thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20) được trưng bày thông qua các hiện vật: các pho tượng Phật Tam Thế, A Di Đà, Thích Ca Mâu Ni, Thích Ca sơ sinh, Quan Âm Tống Tử, Quan Âm Thủ Quyển, tượng Hộ Pháp, Kim Cương, tượng tăng, tượng hậu… chất liệu gốm, gỗ, đồng; bộ tranh giấy vẽ màu Thập Điện Diêm Vương; tranh gỗ Bồ Đề Đạt Ma, tranh gỗ Đức Phật.
Trưng bày sẽ kéo dài hết tháng 8/2013.
HCTC