Trưng bày 150 hiện vật về giai đoạn “Cải cách ruộng đất 1946-1957”
09/09/2014 | 10:58Sáng ngày 8/9 tại 25 Tông Đản, Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề: “Cải cách ruộng đất 1946-1957”.
Du khách tham quan khu trưng bày
Với diện tích khoảng 230m2, khu trưng bày gồm 2 phần chính: Phần 1 - Nông thôn Việt Nam trước cải cách ruộng đất (tình hình ruộng đất trước cách mạng tháng Tám năm 1945; đời sống địa chủ phong kiến và nông dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945). Phần 2 - Cải cách ruộng đất 1946-1957, gồm các nội dung: Chủ trương của Đảng, Chính phủ về cải cách ruộng đất; Cải cách ruộng đất; Sửa chữa sai lầm và một số bài học kinh nghiệm… Trong phần trưng bày này, một số hình ảnh tư liệu lịch sử, báo cáo tổng kết, bản thống kê, tờ tin, bản tin... về quá trình thực hiện cải cách ruộng đất cũng được giới thiệu đến công chúng.
Những hiện vật được giới thiệu trong chương trình trưng bày lần này được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng ở các địa phương (Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình) và một số cơ quan lưu trữ nhà khác (như Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội…). Đây cũng là những tư liệu, hiện vật quý hiếm, chứa đựng nhiều giá trị nội dung lịch sử và lần đầu tiên được đưa ra trưng bày, giới thiệu đến đông đảo công chúng.
Trưng bày chuyên đề: “Cải cách ruộng đất 1946-1957” là hoạt động góp phần tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ nhận thức đúng hơn về cuộc cách mạng ruộng đất trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta những năm 1946-1957. Qua đó củng cố niềm tin, niềm tự hào về Đảng, Chính Phủ và sự nghiệp Cách mạng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
CTTĐT
Những hiện vật được giới thiệu trong chương trình trưng bày lần này được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng ở các địa phương (Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình) và một số cơ quan lưu trữ nhà khác (như Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội…). Đây cũng là những tư liệu, hiện vật quý hiếm, chứa đựng nhiều giá trị nội dung lịch sử và lần đầu tiên được đưa ra trưng bày, giới thiệu đến đông đảo công chúng.
Trưng bày chuyên đề: “Cải cách ruộng đất 1946-1957” là hoạt động góp phần tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ nhận thức đúng hơn về cuộc cách mạng ruộng đất trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta những năm 1946-1957. Qua đó củng cố niềm tin, niềm tự hào về Đảng, Chính Phủ và sự nghiệp Cách mạng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
CTTĐT