Tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 30 năm đổi mới
14/04/2014 | 15:51Ngày 11.4 tại Hà Nội, BCĐ Tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 30 năm đổi mới (nhóm 2) đã có buổi làm việc với Bộ VHTTDL về tổng kết phát triển văn hóa, xây dựng con người VN 30 năm đổi mới.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, Trưởng nhóm 2 về phát triển văn hóa, xây dựng con người VN đã dự, chủ trì buổi làm việc. Về phía Bộ VHTTDL có Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng Vương Duy Biên, lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ…
Báo cáo đoàn công tác, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề về phát triển văn hóa, xây dựng con người, không chỉ những thành tựu mà còn nhiều câu chuyện gây nhức nhối, băn khoăn. Trong bối cảnh đó, sự quan tâm, đầu tư phát triển văn hóa nói chung và tại nhiều địa phương nói riêng còn rất khiêm tốn. Theo Bộ trưởng, những vấn đề này đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những giải pháp có tầm nhìn chiến lược.
Báo cáo của Bộ VHTTDL khẳng định, trong 30 năm đổi mới, những quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con người đã được Bộ cụ thể hóa bằng hệ thống các văn bản pháp quy và triển khai thực hiện. Nhiều thành tựu cơ bản được thể hiện rõ. Tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hoá có biến chuyển. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được đề cao; nhiều chuẩn mực đạo đức mới được hình thành. Dân chủ trên các lĩnh vực đời sống xã hội được mở rộng. Tính năng động, sáng tạo được phát huy; năng lực cá nhân được khuyến khích. Xây dựng môi trường văn hóa có nhiều biến chuyển. Đời sống VHNT nước nhà cũng đạt được những nấc thang phát triển mới, đội ngũ hoạt động VHNT phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hoá đạt nhiều thành tựu. Giao lưu, hợp tác văn hóa quốc tế được mở rộng, góp phần quảng bá văn hóa VN...
Toàn cảnh buổi làm việc
Những hạn chế cũng được thẳng thắn thừa nhận. Nhiệm vụ xây dựng con người chưa tạo sự chuyển biến rõ nét. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống chưa được khắc phục và có chiều hướng gia tăng. Chức năng giáo dục của văn hóa chưa được khai thác tốt. Chất lượng xây dựng môi trường văn hóa còn nhiều hạn chế, tiêu cực xã hội gia tăng. Thành tựu sáng tạo VHNT chưa nổi bật, chưa có nhiều tác phẩm tương xứng với lịch sử dân tộc và thành tựu của công cuộc đổi mới. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ di sản văn hóa chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, sáng tác, biểu diễn chưa đáp ứng yêu cầu... Đáng chú ý, việc thể chế các văn bản pháp luật còn chậm, nhiều văn bản chưa theo kịp tình hình thực tiễn; việc tổ chức thực hiện còn yếu, chưa thực sự đi vào cuộc sống. Hệ thống các thiết chế văn hóa còn chắp vá, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao; chưa có công trình hiện đại xứng tầm…
Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển văn hóa, xây dựng con người thời kỳ mới cũng là nội dung trọng tâm được Bộ VHTTDL đặc biệt nhấn mạnh. Một diện mạo thực tiễn với nhiều khía cạnh, góc độ nhìn nhận cũng như những yêu cầu đặt ra đã được nêu một cách khách quan, thẳng thắn. Đó là yêu cầu phải xử lý mâu thuẫn giữa khát vọng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với khả năng cho phép; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa mục tiêu nhân văn của văn hóa với những quy luật của kinh tế thị trường… Đó là thực trạng chưa chú trọng phát triển con người VN toàn diện cả về Đức- Trí- Thể- Mỹ mà mới thiên về trí lực; chưa chú ý đến con người hội nhập quốc tế, đến xây dựng con người trở thành công dân ASEAN hay công dân toàn cầu. Chưa xây dựng được một nguồn nhân lực chất lượng cao. Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài chưa đi kèm với cơ chế sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh thỏa đáng. Hệ thống giáo dục trong các trường đào tạo VHNT, TDTT còn nhiều bất cập, yếu kém…
Báo cáo cũng nêu các giải pháp, kiến nghị về đường lối chính sách, đầu tư kinh phí, phương thức hoạt động, xây dựng nguồn nhân lực văn hóa nhằm phát triển văn hóa, xây dựng con người VN thời kỳ mới...
Sau khi nghe báo cáo của Bộ VHTTDL, các thành viên nhóm 2 của BCĐ đã cùng thảo luận, nêu các vấn đề liên quan cần tìm nguyên nhân, giải pháp. Nhiều ý kiến đề nghị Bộ VHTTDL lý giải, làm rõ hơn các nội dung then chốt, đặc biệt về mối mâu thuẫn, xung đột giữa phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa; những tác động của bối cảnh hội nhập đối với đời sống văn hóa; câu chuyện về xây dựng, giáo dục đạo đức, lối sống, nhất là với lớp trẻ; vấn đề văn hóa gia đình thời đại mới…
Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng nhóm 2 khẳng định, phát triển văn hóa, xây dựng con người ở mọi thời đại luôn là những vấn đề đặc biệt quan trọng. Nhìn lại nền tảng đã có sau 30 năm đổi mới cũng để tạo nên những nền tảng mới, vững chắc cho tương lai sau này. Ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, văn hóa chính là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử, muốn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa phải đảm bảo đúng theo quy luật phát triển. Trải qua nhiều thế hệ, hệ giá trị luôn được tiếp nối, trao truyền của văn hóa VN chính là tinh thần yêu nước, cần cù lao động, là nền tảng truyền thống trong mỗi gia đình, là ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc... Các hệ giá trị văn hóa chỉ tồn tại, phát triển khi có đủ các chế tài duy trì, nuôi dưỡng.
Cũng theo ông Nguyễn Thiện Nhân, giai đoạn hiện nay đang có rất nhiều vấn đề cần quan tâm trong phát triển văn hóa, xây dựng con người. Trong đó, cần đặc biệt lưu tâm đến việc duy trì, phát huy các giá trị nền tảng, truyền thống trong mỗi gia đình. Bên cạnh đó, “cần làm rõ hơn mối quan hệ xung đột giữa phát triển kinh tế thị trường, giữa quá trình hội nhập với phát triển văn hóa và xây dựng con người. Quá trình đó đã làm hao mòn những giá trị truyền thống ra sao?… Tất cả đều cần nhìn nhận thẳng thắn và công khai”, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Tiếp thu các ý kiến của các thành viên BCĐ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, Bộ VHTTDL sẽ trên cơ sở những ý kiến này để tiếp tục nghiên cứu, phân tích, hoàn thiện và làm rõ hơn nội dung báo cáo về phát triển văn hóa, xây dựng con người VN qua 30 năm đổi mới…
Theo Báo Văn hóa
Báo cáo đoàn công tác, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề về phát triển văn hóa, xây dựng con người, không chỉ những thành tựu mà còn nhiều câu chuyện gây nhức nhối, băn khoăn. Trong bối cảnh đó, sự quan tâm, đầu tư phát triển văn hóa nói chung và tại nhiều địa phương nói riêng còn rất khiêm tốn. Theo Bộ trưởng, những vấn đề này đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những giải pháp có tầm nhìn chiến lược.
Báo cáo của Bộ VHTTDL khẳng định, trong 30 năm đổi mới, những quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con người đã được Bộ cụ thể hóa bằng hệ thống các văn bản pháp quy và triển khai thực hiện. Nhiều thành tựu cơ bản được thể hiện rõ. Tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hoá có biến chuyển. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được đề cao; nhiều chuẩn mực đạo đức mới được hình thành. Dân chủ trên các lĩnh vực đời sống xã hội được mở rộng. Tính năng động, sáng tạo được phát huy; năng lực cá nhân được khuyến khích. Xây dựng môi trường văn hóa có nhiều biến chuyển. Đời sống VHNT nước nhà cũng đạt được những nấc thang phát triển mới, đội ngũ hoạt động VHNT phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hoá đạt nhiều thành tựu. Giao lưu, hợp tác văn hóa quốc tế được mở rộng, góp phần quảng bá văn hóa VN...
Toàn cảnh buổi làm việc
Những hạn chế cũng được thẳng thắn thừa nhận. Nhiệm vụ xây dựng con người chưa tạo sự chuyển biến rõ nét. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống chưa được khắc phục và có chiều hướng gia tăng. Chức năng giáo dục của văn hóa chưa được khai thác tốt. Chất lượng xây dựng môi trường văn hóa còn nhiều hạn chế, tiêu cực xã hội gia tăng. Thành tựu sáng tạo VHNT chưa nổi bật, chưa có nhiều tác phẩm tương xứng với lịch sử dân tộc và thành tựu của công cuộc đổi mới. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ di sản văn hóa chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, sáng tác, biểu diễn chưa đáp ứng yêu cầu... Đáng chú ý, việc thể chế các văn bản pháp luật còn chậm, nhiều văn bản chưa theo kịp tình hình thực tiễn; việc tổ chức thực hiện còn yếu, chưa thực sự đi vào cuộc sống. Hệ thống các thiết chế văn hóa còn chắp vá, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao; chưa có công trình hiện đại xứng tầm…
Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển văn hóa, xây dựng con người thời kỳ mới cũng là nội dung trọng tâm được Bộ VHTTDL đặc biệt nhấn mạnh. Một diện mạo thực tiễn với nhiều khía cạnh, góc độ nhìn nhận cũng như những yêu cầu đặt ra đã được nêu một cách khách quan, thẳng thắn. Đó là yêu cầu phải xử lý mâu thuẫn giữa khát vọng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với khả năng cho phép; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa mục tiêu nhân văn của văn hóa với những quy luật của kinh tế thị trường… Đó là thực trạng chưa chú trọng phát triển con người VN toàn diện cả về Đức- Trí- Thể- Mỹ mà mới thiên về trí lực; chưa chú ý đến con người hội nhập quốc tế, đến xây dựng con người trở thành công dân ASEAN hay công dân toàn cầu. Chưa xây dựng được một nguồn nhân lực chất lượng cao. Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài chưa đi kèm với cơ chế sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh thỏa đáng. Hệ thống giáo dục trong các trường đào tạo VHNT, TDTT còn nhiều bất cập, yếu kém…
Báo cáo cũng nêu các giải pháp, kiến nghị về đường lối chính sách, đầu tư kinh phí, phương thức hoạt động, xây dựng nguồn nhân lực văn hóa nhằm phát triển văn hóa, xây dựng con người VN thời kỳ mới...
Sau khi nghe báo cáo của Bộ VHTTDL, các thành viên nhóm 2 của BCĐ đã cùng thảo luận, nêu các vấn đề liên quan cần tìm nguyên nhân, giải pháp. Nhiều ý kiến đề nghị Bộ VHTTDL lý giải, làm rõ hơn các nội dung then chốt, đặc biệt về mối mâu thuẫn, xung đột giữa phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa; những tác động của bối cảnh hội nhập đối với đời sống văn hóa; câu chuyện về xây dựng, giáo dục đạo đức, lối sống, nhất là với lớp trẻ; vấn đề văn hóa gia đình thời đại mới…
Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng nhóm 2 khẳng định, phát triển văn hóa, xây dựng con người ở mọi thời đại luôn là những vấn đề đặc biệt quan trọng. Nhìn lại nền tảng đã có sau 30 năm đổi mới cũng để tạo nên những nền tảng mới, vững chắc cho tương lai sau này. Ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, văn hóa chính là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử, muốn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa phải đảm bảo đúng theo quy luật phát triển. Trải qua nhiều thế hệ, hệ giá trị luôn được tiếp nối, trao truyền của văn hóa VN chính là tinh thần yêu nước, cần cù lao động, là nền tảng truyền thống trong mỗi gia đình, là ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc... Các hệ giá trị văn hóa chỉ tồn tại, phát triển khi có đủ các chế tài duy trì, nuôi dưỡng.
Cũng theo ông Nguyễn Thiện Nhân, giai đoạn hiện nay đang có rất nhiều vấn đề cần quan tâm trong phát triển văn hóa, xây dựng con người. Trong đó, cần đặc biệt lưu tâm đến việc duy trì, phát huy các giá trị nền tảng, truyền thống trong mỗi gia đình. Bên cạnh đó, “cần làm rõ hơn mối quan hệ xung đột giữa phát triển kinh tế thị trường, giữa quá trình hội nhập với phát triển văn hóa và xây dựng con người. Quá trình đó đã làm hao mòn những giá trị truyền thống ra sao?… Tất cả đều cần nhìn nhận thẳng thắn và công khai”, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Tiếp thu các ý kiến của các thành viên BCĐ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, Bộ VHTTDL sẽ trên cơ sở những ý kiến này để tiếp tục nghiên cứu, phân tích, hoàn thiện và làm rõ hơn nội dung báo cáo về phát triển văn hóa, xây dựng con người VN qua 30 năm đổi mới…
Theo Báo Văn hóa