Tổng kết dự án VNM8P05 và vận động xây dựng đáp ứng đa ngành với bạo lực gia đình tại Việt Nam
19/12/2016 | 16:56Sáng 19/12, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo "Tổng kết dự án VNM8P05 và vận động xây dựng đáp ứng đa ngành với bạo lực gia đình (BLGĐ) tại Việt Nam".
Tham dự và chỉ đạo Hội thảo có Thứ trưởng Bộ VHTTDL – Đặng Thị Bích Liên, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) tại Việt Nam – bà Astrid Bant, Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL), cùng đại diện các cơ quan ban ngành liên quan như; Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động ,Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin – Truyền thông, Văn phòng chính phủ, Ủy Ban dân tộc, Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam… đại diện cho các cơ quan quốc tế tại Việt Nam, đại diện các sở VHTTDL tỉnh, thành…
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên tại Hội thảo. (Ảnh: Minh Khánh)
Vụ Trưởng Vụ Gia đình - Bộ VHTTDL Trần Tuyết Ánh phát biểu khai mạc Hội thảo.
(Ảnh: Minh Khánh)
Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam – bà Astrid Bant đã chúc mừng Bộ VHTTDL hoàn thành Dự án với những kết quả tốt đẹp, đặc biệt là sự vào cuộc, huy động của truyền thông và các Bộ, ban, ngành khác. Bà Astrid Bant bày tỏ hi vọng từ Dự án này sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm để nhân rộng, ứng phó tốt hơn với tình trạng BLGĐ và sửa đổi Luật phòng, chống BLGĐ trong thời gian tới. Đồng thời, bà cũng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với các dự án tiếp theo.
Bà Astrid Bant - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam dự Hội thảo (Ảnh: Minh Khánh)
Bà Nguyễn Thu Hà - Phó giám đốc Dự án VNM8P05 tại Hội thảo. Ảnh: Minh Khánh
Tiếp đến, đại diện Bộ Công an, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam… đã phát biểu và đánh giá cao kết quả đạt được từ việc thực hiện Dự án.
Tại Hội thảo, ông Phạm Quốc Nhật, đại diện Vụ Gia đình – Bộ VHTTDL đã giới thiệu Giói can thiệp tại cộng đồng về phòng, chống BLGĐ và vận động xây dựng Kế hoạch đáp ứng đa ngành với BLGĐ.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao kết quả đã đạt được từ Dự án thực hiện trong năm năm qua. Từ năm 2012 – 2016, Bộ VHTTDL đã nhận được sự hỗ trợ đầy trách nhiệm về tài chính và kỹ thuật của UNFPA tại Việt Nam và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban ngành, trung ương Hội, các tổ chức quốc tế, truyền thông với dự án xây dựng ứng phó quốc gia đối với bạo lực gia đình. Nhờ dự án này, nhận thức đã bước đầu được nâng lên; Hình thành mạng lưới chủ động, sáng tạo và bước đầu xây dựng khung phòng chống BLGĐ; Sự phối hợp bước đầu được nâng cao; Thay đổi một số hành vi và hoàn thiện được một số văn bản về mặt pháp lý để tạo dựng khung quy trình ứng phó BLGĐ.
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: Minh Khánh.)
Kết thúc Hội thảo, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên và bà Astrid Bant đã tặng hoa biểu dương các cá nhân có đóng góp tích cực trong thời gian tham gia Dự án./.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên tại Hội thảo. (Ảnh: Minh Khánh)
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Vụ trưởng Vụ gia đình, Giám đốc dự án VNM8P05 - Trần Tuyết Ánh cho biết: Từ năm 2012, Bộ VHTTDL nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của UNFPA tại Việt Nam để triển khai dự án xây dựng ứng phó quốc gia đối với BLGĐ giai đoạn 2012 – 2016. Bộ VHTTDL với vai trò là cơ quan chủ trì, điều phối dự án còn có sự tham gia, phối hợp triển khai của các cơ quan ban ngành liên quan.
Sau năm năm triển khai từ cấp độ trung ương đến cơ sở, dự án được đánh giá đem lại những hiệu quả tích cực góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ từ trung ương đến địa phương về phòng, chống BLGĐ. Đặc biệt, kết quả thí điểm gói can thiệp về phòng, chống BLGĐ ở cộng đồng đã góp phần quan trọng trong hoàn thiện các giải pháp nhằm hỗ trợ tốt nhất nạn nhân BLGĐ, góp phần thiết thực bảo vệ trực tiếp quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Hội thảo là cơ hội để đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm năm năm qua. Từ kết quả này sẽ là những gợi ý tốt cho việc xây dựng và triển khai dự án ở giai đoạn tiếp theo.
Sau năm năm triển khai từ cấp độ trung ương đến cơ sở, dự án được đánh giá đem lại những hiệu quả tích cực góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ từ trung ương đến địa phương về phòng, chống BLGĐ. Đặc biệt, kết quả thí điểm gói can thiệp về phòng, chống BLGĐ ở cộng đồng đã góp phần quan trọng trong hoàn thiện các giải pháp nhằm hỗ trợ tốt nhất nạn nhân BLGĐ, góp phần thiết thực bảo vệ trực tiếp quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Hội thảo là cơ hội để đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm năm năm qua. Từ kết quả này sẽ là những gợi ý tốt cho việc xây dựng và triển khai dự án ở giai đoạn tiếp theo.
Vụ Trưởng Vụ Gia đình - Bộ VHTTDL Trần Tuyết Ánh phát biểu khai mạc Hội thảo.
(Ảnh: Minh Khánh)
Bà Astrid Bant - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam dự Hội thảo (Ảnh: Minh Khánh)
Tiếp đến, bà Nguyễn Thu Hà – Phó Giám đốc Dự án VNM8P05 đã báo cáo tổng kết dự án VNM8P05. Theo đó, Dự án triển khai ba mục tiêu, đó là: Xây dựng và hướng dẫn thử nghiệm gói can thiệp tối thiểu, toàn diện về phòng ngừa và chăn sóc, điều trị, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ nhằm khuyến nghị chính sách áp dụng trên phạm vi toàn quốc; Xây dựng và hỗ trợ thực hiện một cơ chế điều phối quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả điều phối, phối hợp liên ngành trong phòng, chống BLGĐ; Xây dựng một Khung theo dõi và đánh giá thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ.
Sau năm năm triển khai, dự án đã đạt được nhiều kết quả: Cơ chế điều phối liên ngành được xây dựng đồng thời với thiết kế Gói can thiệp đảm bảo có thể đo lường và và định lượng được cụ thể về tiến độ, chất lượng và hiệu quả của Gói can thiệp; Truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân về quyền được bảo vệ, hỗ trợ của nạn nhân; Xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các giải pháp nâng cao chất lượng và quy trình hóa các dịch vụ can thiệp, giải quyết BLGĐ ngay từ cộng đồng như truyền thông, phòng ngừa do các đoàn thể chủ trì…; Mạng lưới quốc gia phòng, chống BLGĐ được thành lập năm 2013 với sự chủ trì của Bộ VHTTDL, sự tham gia của các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội, các địa phương đã vận hành từ năm 2013; Hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các diễn đàn tham vấn cho quá trình xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06/02/2014 phê duyệt chương trình Hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ đến năm 2020…
Bên cạnh báo cáo các kết quả đã đạt được của Dự án, bà Nguyễn Thu Hà cũng công bố kết quả thực hiện ngân sách dự án, các bài học kinh nghiệm, các ưu tiên và khuyến nghị trong giai đoạn tới.
Bên cạnh báo cáo các kết quả đã đạt được của Dự án, bà Nguyễn Thu Hà cũng công bố kết quả thực hiện ngân sách dự án, các bài học kinh nghiệm, các ưu tiên và khuyến nghị trong giai đoạn tới.
Bà Nguyễn Thu Hà - Phó giám đốc Dự án VNM8P05 tại Hội thảo. Ảnh: Minh Khánh
Tiếp đến, đại diện Bộ Công an, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam… đã phát biểu và đánh giá cao kết quả đạt được từ việc thực hiện Dự án.
Tại Hội thảo, ông Phạm Quốc Nhật, đại diện Vụ Gia đình – Bộ VHTTDL đã giới thiệu Giói can thiệp tại cộng đồng về phòng, chống BLGĐ và vận động xây dựng Kế hoạch đáp ứng đa ngành với BLGĐ.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao kết quả đã đạt được từ Dự án thực hiện trong năm năm qua. Từ năm 2012 – 2016, Bộ VHTTDL đã nhận được sự hỗ trợ đầy trách nhiệm về tài chính và kỹ thuật của UNFPA tại Việt Nam và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban ngành, trung ương Hội, các tổ chức quốc tế, truyền thông với dự án xây dựng ứng phó quốc gia đối với bạo lực gia đình. Nhờ dự án này, nhận thức đã bước đầu được nâng lên; Hình thành mạng lưới chủ động, sáng tạo và bước đầu xây dựng khung phòng chống BLGĐ; Sự phối hợp bước đầu được nâng cao; Thay đổi một số hành vi và hoàn thiện được một số văn bản về mặt pháp lý để tạo dựng khung quy trình ứng phó BLGĐ.
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: Minh Khánh.)
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cũng chỉ ra những mặt chưa đạt được và mong muốn ở dự án tiếp trong thời gian tới sẽ khắc phục.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên giao cho Vụ Gia đình – Bộ VHTTDL tổng hợp, thống kê tiếp tục lấy ý kiến để hoàn thiện khung mang tính chất định hướng, chương trình hành động phòng, chống BLGĐ.
Sau khi Dự án kết thúc, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên chỉ đạo Vụ Gia đình – Bộ VHTTDL trong năm 2017 hoàn thiện triển khai xây dựng kế hoạch thiết thực, cân đối nguồn ngân sách để làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai một số công việc trước mắt, đặc biệt chọn ra một số dịch vụ để phục vụ công tác phòng, chống BLGĐ, đồng thời tiếp tục tìm nguồn hỗ trợ để triển khai tiếp nhiệm vụ phòng, chống BLGĐ.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên giao cho Vụ Gia đình – Bộ VHTTDL tổng hợp, thống kê tiếp tục lấy ý kiến để hoàn thiện khung mang tính chất định hướng, chương trình hành động phòng, chống BLGĐ.
Sau khi Dự án kết thúc, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên chỉ đạo Vụ Gia đình – Bộ VHTTDL trong năm 2017 hoàn thiện triển khai xây dựng kế hoạch thiết thực, cân đối nguồn ngân sách để làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai một số công việc trước mắt, đặc biệt chọn ra một số dịch vụ để phục vụ công tác phòng, chống BLGĐ, đồng thời tiếp tục tìm nguồn hỗ trợ để triển khai tiếp nhiệm vụ phòng, chống BLGĐ.
Kết thúc Hội thảo, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên và bà Astrid Bant đã tặng hoa biểu dương các cá nhân có đóng góp tích cực trong thời gian tham gia Dự án./.
Hà Anh