Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tổng kết dự án "Sân khấu học đường" giai đoạn 2007-2010

18/08/2011 | 23:17

(VP) - Trong 2 ngày 11 và 12/8, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tổ chức Hội nghị tổng kết dự án "Sân khấu học đường" giai đoạn 2007-2010. Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã tới dự.

Cùng dự có ông Nguyễn Đình Mạnh, Vụ Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức Học sinh, sinh viên;  Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam; đại diện các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.

Dự án "Sân khấu học đường" được Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục- Đào tạo và Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam thực hiện. Dự án được triển khai từ năm 2001 và được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 2001 - 2003 tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung, vào các loại hình nghệ thuật truyền thống: Tuồng chèo ở các địa phương có phong trào biểu diễn hai loại hình nghệ thuật này. Giai đoạn 2004 - 2006 tập trung vào nghệ thuật Cải lương, Bài chòi và Dân ca ở miền Trung và Nam Bộ. Giai đoạn 2007 – 2010 tập trung vào các loại hình Cải lương, Dân ca Nghệ Tĩnh và Dân ca Bình Trị Thiên.


Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái phát biểu tại Hội nghị

Qua 10 năm thực hiện, dự án thu hút hàng nghìn học sinh của hơn 100 trường Trung học cơ sở tham gia. Qua đó, các em đã được tiếp cận, học, thực hành biểu diễn các bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống như: Tuồng, Chèo, Cải lương, Ca kịch ví dặm Nghệ Tĩnh, Dân ca miền Trung, Bài chòi...

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho rằng: Dự án “Sân khấu học đường” đã và đang đưa những sản phẩm của sân khấu tới gần hơn với công chúng, phổ biến rộng rãi, lan tỏa trong cả nước. Đặc biệt là các em học sinh, thế hệ tương lai, lực lượng chủ yếu để phát triển những loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự cũng đưa ra những ý nghĩa quan trọng của Dự án như: Việc đào tạo học sinh cấp 2 học và diễn Tuồng, Chèo, Cải lương và hát dân ca là chủ trương đúng đắn, hợp với nguyện vọng của thế hệ trẻ, lớp người đang muốn khám phá nên hầu hết các em đều hào hứng tham gia tập luyện.


Toàn cảnh Hội nghị

Đồng thời, các đại biểu cũng đã dành thời gian thảo luận, đưa ra các mô hình thực hiện dự án sao cho thật hiệu quả, đồng thời khẳng định ý nghĩa, vai trò to lớn của dự án sân khấu học đường và nhất trí đề xuất Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện dự án trong 10 năm tới (2011-2020).

Trong khuôn khổ tổng kết 10 năm dự án “Sân khấu học đường”, tối ngày 11/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đã diễn ra buổi biểu diễn báo cáo với sự tham dự của các đơn vị, trường học đã tham gia dự án với các vai diễn nằm trong vở "Tuồng cổ Sơn Hậu", "Sáng mãi niềm tin", "Trần Quốc Toản ra quân"…

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×