Thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực NTBD, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho NTBD
02/05/2013 | 08:23Sáng 26.4, các thành viên Chính phủ đã có phiên giải trình trước Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùng các đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý của Bộ VHTTDL và đại diện Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục& Đào tạo, Bộ Tài chính đã đăng đàn trả lời các câu hỏi được đặt ra tại hội nghị.
Làm thế nào để thực thi nghiêm túc quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn? Làm thế nào để hạn chế những hiện tượng tiêu cực như tổ chức biểu diễn không có giấy phép, sai nội dung chương trình cấp phép, quảng cáo sai sự thật? Vì sao nhiều thiết chế văn hóa bị chuyển đổi mục đích sử dụng? Dựa trên cơ sở nào Bộ VHTTTDL đề nghị Chính phủ phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 – 2020” với số tiền 10,800 tỉ đồng? Giải pháp nâng cao chế độ chính sách lương, phụ cấp cho nghệ sĩ? Bộ VHTTDL có trách nhiệm thế nào trong việc quản lý băng đĩa phát tán trên mạng cũng như quản lý những biến tướng tiêu cực của hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong các vũ trường, quán bar? Có nên sửa đổi tiêu chí và thủ tục đề nghị phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT?... là những vấn đề được nhắc đến nhiều nhất trong những câu hỏi được 13 đại biểu quốc hội đặt ra với các thành viên chính phủ sau khi lắng nghe Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về nghệ thuật biểu diễn.
Thẳng thắn và cầu thị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cùng các đại diện Bộ VHTTDL đã nêu bật mặt được và mặt hạn chế trong những lĩnh vực NTDB cùng những giải pháp khắc phục vấn đề còn tồn đọng.
Trước những câu hỏi về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực NTBD được các đại biểu Dương Trung Quốc, Trần Văn Tấn, Đặng Thị Mỹ Hương, Nguyễn Thị Khá đặt ra, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết: Để hoạt động nghệ thuật biểu diễn tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước, Bộ VHTTDL đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời công tác thực thi pháp luật; chỉ đạo xử lý kịp thời và nghiêm khắc đối với các hành vi sai phạm trong hoạt động NTBD, đặc biệt là các hành vi sử dụng trang phục, hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục, sử dụng các phương tiện kỹ thuật để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn (hát nhép), quảng cáo không đúng nội dung đã được cấp phép. Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL ban hành đã thể hiện sự quyết liệt và quyết tâm của Bộ nhằm chấn chỉnh tình trạng lộn xộn trong hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. Sự chỉ đạo quyết liệt này đang tạo được những chuyển biến tích cực trong đời sống NTBD trên toàn quốc. Hàng loạt các vụ vi phạm đã được các cơ quan có trách nhiệm xử lý kịp thời. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng khẳng định không có chuyện tiêu cực và vi phạm tràn lan trong quy trình cấp phép biểu diễn tại các địa phương. "Có thể đâu đó có những trường hợp sai phạm được phát hiện và xử lý chậm, nhưng chúng tôi khẳng định là không có chuyện sai phạm tràn lan"- Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng cho rằng có một số vấn đề mà các đại biểu quốc hội nêu ra lại thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành khác như quản lý các chương trình băng đĩa phát hành trên mạng internet, những vấn đề bị dư luận coi là không minh bạch trong các gameshow trên truyền hình…, cần phải có sự liên ngành thì mới xử lý rốt ráo được những bất cập trong các lĩnh vực này.
Bất cập trong thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan trong nghệ thuật biểu diễn cũng là một vấn đề nóng tại phiên giải trình. Theo ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục NTBD, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình tràng bị xem là "bất cập" trong thực hiện bản quyền tác giả VHNT mà đặc biệt là quyền tác giả âm nhạc là do hiện nay chúng ta vẫn chưa có khung quy định cụ thể về trả tiền bản quyền tác giả cho từng đối tượng, từng loại hình nghệ thuật. Việc chi trả tiền bản quyền tác giả hoàn toàn dựa trên thỏa thuận dân sự giữa người sử dụng tác phẩm và chủ sở hữu tác phẩm, dẫn đến những khúc mắc, tranh cãi trong mức thu tiền sử dụng tác phẩm. Cục NTBD đã thường xuyên có văn bản yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương trước khi cấp phép cần rà soát kỹ thủ tục cấp phép đôn đốc các đơn vị tổ chức biểu diễn thực hiện đúng quy định về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực NTBD, xử lý nghiêm những vi phạm để bảo vệ các thành phần sáng tạo trong lĩnh vực NTBD. Theo ông Chương, trong thời gian tới, khi Cục Bản quyền tác giả hoàn thành khung quy định về việc trả bản quyền tác giả thì những mâu thuẫn về việc chi trả tác quyền giữa người sử dụng tác phẩm và tác giả VHNT sẽ cơ bản được giải quyết.
Trước ý kiến tỏ ra lo lắng về tính khả thi của đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 – 2020” trong khi một số trường hợp thiết chế văn hóa ở địa phương thì đang bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Lí giải về việc thiết chế văn hóa bị chuyển đổi mục đích sử dụng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cho rằng một số công trình được xây dựng đã lâu, không còn phù hợp với nhu cầu của đời sống về quy mô, tiện nghi nên Bộ VHTTDL đã đồng ý để một số địa phương di rời các thiết chế này về nơi khác có đủ điều kiện phục vụ công chúng hơn. Tuy nhiên, Bộ VHTTDL cũng không đồng tình với việc một số tỉnh, thành khi chuyển đổi mục đích sử dụng các thiết chế văn hóa mà chưa có địa điểm mới thay thế, hoặc địa điểm mới chưa được sự chấp thuận của ngành văn hóa. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng khẳng định, Bộ VHTTDL không thể làm thay các địa phương việc quy hoạch các thiết chế văn hóa bởi việc triển khai thực hiện, bố trí quỹ đất là do các địa phương trực tiếp quản lý.
Phát biểu bế mạc phiên giải trình, GS.VS Đào Trọng Thi, Ủy viên BCH TW Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đã đánh giá cao tinh thần làm việc nghiêm túc, thẳng thắn của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùng các đại diện cơ quan quản lý nhà nước về NTBD trước các câu hỏi của các đại biểu quốc hội nêu ra. Ông cũng đề nghị Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu và sớm hoàn thiện quy hoạch về hoạt động NTBD, sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật công lập, đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ các các đoàn nghệ thuật truyền thống ở TW và địa phương; nghiên cứu cụ thể hóa xã hội hóa hoạt động NTBD, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào NTBD, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các thiết chế văn hóa, xem xét lại Đề án Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 – 2020” để nâng cấp các công trình cũ, xây dựng các công trình mới đề cao tính khả thi; bổ sung hoàn thiện chế độ tiền lương, phụ cấp, nhuận bút, thù lao cho nghệ sĩ. Đồng thời rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật, bổ sung và sửa đổi những điều không còn phù hợp với thực tiễn; hỗ trợ việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và đẩy mạnh thanh tra kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực NTBD.
Theo Báo Văn hóa
Làm thế nào để thực thi nghiêm túc quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn? Làm thế nào để hạn chế những hiện tượng tiêu cực như tổ chức biểu diễn không có giấy phép, sai nội dung chương trình cấp phép, quảng cáo sai sự thật? Vì sao nhiều thiết chế văn hóa bị chuyển đổi mục đích sử dụng? Dựa trên cơ sở nào Bộ VHTTTDL đề nghị Chính phủ phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 – 2020” với số tiền 10,800 tỉ đồng? Giải pháp nâng cao chế độ chính sách lương, phụ cấp cho nghệ sĩ? Bộ VHTTDL có trách nhiệm thế nào trong việc quản lý băng đĩa phát tán trên mạng cũng như quản lý những biến tướng tiêu cực của hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong các vũ trường, quán bar? Có nên sửa đổi tiêu chí và thủ tục đề nghị phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT?... là những vấn đề được nhắc đến nhiều nhất trong những câu hỏi được 13 đại biểu quốc hội đặt ra với các thành viên chính phủ sau khi lắng nghe Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về nghệ thuật biểu diễn.
Thẳng thắn và cầu thị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cùng các đại diện Bộ VHTTDL đã nêu bật mặt được và mặt hạn chế trong những lĩnh vực NTDB cùng những giải pháp khắc phục vấn đề còn tồn đọng.
Trước những câu hỏi về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực NTBD được các đại biểu Dương Trung Quốc, Trần Văn Tấn, Đặng Thị Mỹ Hương, Nguyễn Thị Khá đặt ra, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết: Để hoạt động nghệ thuật biểu diễn tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước, Bộ VHTTDL đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời công tác thực thi pháp luật; chỉ đạo xử lý kịp thời và nghiêm khắc đối với các hành vi sai phạm trong hoạt động NTBD, đặc biệt là các hành vi sử dụng trang phục, hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục, sử dụng các phương tiện kỹ thuật để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn (hát nhép), quảng cáo không đúng nội dung đã được cấp phép. Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL ban hành đã thể hiện sự quyết liệt và quyết tâm của Bộ nhằm chấn chỉnh tình trạng lộn xộn trong hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. Sự chỉ đạo quyết liệt này đang tạo được những chuyển biến tích cực trong đời sống NTBD trên toàn quốc. Hàng loạt các vụ vi phạm đã được các cơ quan có trách nhiệm xử lý kịp thời. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng khẳng định không có chuyện tiêu cực và vi phạm tràn lan trong quy trình cấp phép biểu diễn tại các địa phương. "Có thể đâu đó có những trường hợp sai phạm được phát hiện và xử lý chậm, nhưng chúng tôi khẳng định là không có chuyện sai phạm tràn lan"- Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng cho rằng có một số vấn đề mà các đại biểu quốc hội nêu ra lại thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành khác như quản lý các chương trình băng đĩa phát hành trên mạng internet, những vấn đề bị dư luận coi là không minh bạch trong các gameshow trên truyền hình…, cần phải có sự liên ngành thì mới xử lý rốt ráo được những bất cập trong các lĩnh vực này.
Bất cập trong thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan trong nghệ thuật biểu diễn cũng là một vấn đề nóng tại phiên giải trình. Theo ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục NTBD, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình tràng bị xem là "bất cập" trong thực hiện bản quyền tác giả VHNT mà đặc biệt là quyền tác giả âm nhạc là do hiện nay chúng ta vẫn chưa có khung quy định cụ thể về trả tiền bản quyền tác giả cho từng đối tượng, từng loại hình nghệ thuật. Việc chi trả tiền bản quyền tác giả hoàn toàn dựa trên thỏa thuận dân sự giữa người sử dụng tác phẩm và chủ sở hữu tác phẩm, dẫn đến những khúc mắc, tranh cãi trong mức thu tiền sử dụng tác phẩm. Cục NTBD đã thường xuyên có văn bản yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương trước khi cấp phép cần rà soát kỹ thủ tục cấp phép đôn đốc các đơn vị tổ chức biểu diễn thực hiện đúng quy định về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực NTBD, xử lý nghiêm những vi phạm để bảo vệ các thành phần sáng tạo trong lĩnh vực NTBD. Theo ông Chương, trong thời gian tới, khi Cục Bản quyền tác giả hoàn thành khung quy định về việc trả bản quyền tác giả thì những mâu thuẫn về việc chi trả tác quyền giữa người sử dụng tác phẩm và tác giả VHNT sẽ cơ bản được giải quyết.
Toàn cảnh phiên giải trình
Rất nhiều đại biểu quốc hội đã đặt câu hỏi về các chế độ, chính sách và các danh hiệu cho nghệ sĩ. Một trong những nhận định đạt được sự đồng thuận cao là các văn bản quy định chính sách về lương, phụ cấp, tuổi nghề đối với các diễn viên, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn hiện đã không còn phù hợp với thực tiễn: bậc lương của ngạch diễn viên thấp, một số lượng lớn diễn viên được tuyển dụng từ năng khiếu và truyền nghề nên quy định bắt buộc phải có bằng cấp để thi nâng ngạch bậc và xét lương là không khả thi. Nhiều NSND, NSƯT, nghệ sĩ cao tuổi hưởng hệ số lương diễn viên hạng III và phụ cấp vượt khung trong nhiều năm mà chưa được nâng ngạch. Chế độ phụ cấp, ưu đãi quá thấp, không phù hợp với sức lao động của nghệ sĩ… Ông Nguyễn Văn Tấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ VHTTDL cho biết Bộ đang phối hợp với Bộ Nội vụ để tiến hành nghiên cứu và sẽ có đề án cụ thể về vấn đề này. Để tháo gỡ những bất cập về chế độ lương, chính sách của diễn viên, nghệ sĩ, Bộ VHTTDL rất mong Quốc hội và các bộ ngành ủng hộ để cùng giải quyết mọi vướng mắc trong vấn đề này một cách hiệu quả và thỏa đáng nhất.Trước ý kiến tỏ ra lo lắng về tính khả thi của đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 – 2020” trong khi một số trường hợp thiết chế văn hóa ở địa phương thì đang bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Lí giải về việc thiết chế văn hóa bị chuyển đổi mục đích sử dụng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cho rằng một số công trình được xây dựng đã lâu, không còn phù hợp với nhu cầu của đời sống về quy mô, tiện nghi nên Bộ VHTTDL đã đồng ý để một số địa phương di rời các thiết chế này về nơi khác có đủ điều kiện phục vụ công chúng hơn. Tuy nhiên, Bộ VHTTDL cũng không đồng tình với việc một số tỉnh, thành khi chuyển đổi mục đích sử dụng các thiết chế văn hóa mà chưa có địa điểm mới thay thế, hoặc địa điểm mới chưa được sự chấp thuận của ngành văn hóa. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng khẳng định, Bộ VHTTDL không thể làm thay các địa phương việc quy hoạch các thiết chế văn hóa bởi việc triển khai thực hiện, bố trí quỹ đất là do các địa phương trực tiếp quản lý.
Phát biểu bế mạc phiên giải trình, GS.VS Đào Trọng Thi, Ủy viên BCH TW Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đã đánh giá cao tinh thần làm việc nghiêm túc, thẳng thắn của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùng các đại diện cơ quan quản lý nhà nước về NTBD trước các câu hỏi của các đại biểu quốc hội nêu ra. Ông cũng đề nghị Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu và sớm hoàn thiện quy hoạch về hoạt động NTBD, sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật công lập, đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ các các đoàn nghệ thuật truyền thống ở TW và địa phương; nghiên cứu cụ thể hóa xã hội hóa hoạt động NTBD, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào NTBD, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các thiết chế văn hóa, xem xét lại Đề án Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 – 2020” để nâng cấp các công trình cũ, xây dựng các công trình mới đề cao tính khả thi; bổ sung hoàn thiện chế độ tiền lương, phụ cấp, nhuận bút, thù lao cho nghệ sĩ. Đồng thời rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật, bổ sung và sửa đổi những điều không còn phù hợp với thực tiễn; hỗ trợ việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và đẩy mạnh thanh tra kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực NTBD.
Theo Báo Văn hóa