Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái tiếp Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ
29/11/2012 | 10:05(VP) - Chiều 28/11, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã có buổi tiếp thân mật Ngài Frank Rittman, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ đang có chuyến thăm và tham dự Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ 2 năm 2012.
Tại buổi tiếp, hai bên đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và định hướng phát triển Điện ảnh Việt Nam trong tương lai.
Phát biểu tại buổi tiếp Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, Điện ảnh Việt Nam hình thành cách đây gần 60 năm và nay đang trong quá trình chuyển đổi từ kỹ thuật cổ điển (phim 35 mm) sang kỹ thuật tiên tiến (kỹ thuật số) nên rất mong muốn hợp tác với các nền điện ảnh tiên tiến trên thế giới nói chung và nền Điện ảnh Hoa Kỳ nói riêng để chia sẻ những kinh nghiệm về công tác quản lý, sản xuất và phát hành phim.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái và Ngài Frank Rittman tại buổi tiếp
Thứ trưởng cũng cho biết, hiện nay vấn đề khó khăn nhất của Điện ảnh Việt Nam là đào tạo nhân lực cho đội ngũ biên kịch, đạo diễn, diễn viên; hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trường quay và rạp chiếu phim; đặc biệt là còn khó khăn trong việc tạo đầu vào (tạo ra kịch bản) và đầu ra (các rạp để chiếu) cho các phim. Để khắc phục tình trạng này, dự kiến trong năm 2013, ngành Điện ảnh Việt Nam sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Điện ảnh và Quy hoạch Điện ảnh từ nay đến năm 2020. Trong đó Nhà nước sẽ đầu tư một phần và phần còn lại là huy động từ nguồn vốn xã hội. Đây là một bước chuyển mới giúp Điện ảnh Việt Nam hội nhập với sự phát triển của điện ảnh thế giới.
Nhấn mạnh mong muốn đầu tư hợp tác với Việt Nam, Ngài Frank Rittman cũng cho rằng, trong thời gian qua, Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ và Cục Điện ảnh Việt Nam đã có những buổi làm việc và trao đổi với nhau về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống kênh phân phối. Đồng thời Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ đã có các hoạt động hỗ trợ Điện ảnh Việt Nam thông qua các trại sáng tác điện ảnh trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần này.
Ngài Frank Rittman nhận định, thị trường Điện ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển và có nhiều tiềm năng chưa được khai phá, do đó Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ và các nước có nền điện ảnh tiên tiến trên thế giới rất mong muốn được tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam.
Toàn cảnh buổi tiếp
Cho rằng, hiện nay ở Việt Nam mới có 93 rạp chiếu phim, đây là con số còn khá nhỏ, đồng thời trang thiết bị cho các rạp này cũng còn hạn chế, nhất là tại các rạp chiếu phim của Nhà nước. Ngài Frank Rittman cũng đề nghị Việt Nam cần phải nâng cấp để đáp ứng thời kỳ mới.
Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và định hướng phát triển Điện ảnh Việt Nam trong tương lai, Ngài Frank Rittman cho rằng các nhà quản lý điện ảnh của Việt Nam cần có những quy định khuyến khích đầu tư cho công nghệ kỹ thuật số, tổ chức các trại sáng tác và xây dựng một cơ sở đào tạo điện ảnh để tập trung đầu tư…
HCTC
Phát biểu tại buổi tiếp Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, Điện ảnh Việt Nam hình thành cách đây gần 60 năm và nay đang trong quá trình chuyển đổi từ kỹ thuật cổ điển (phim 35 mm) sang kỹ thuật tiên tiến (kỹ thuật số) nên rất mong muốn hợp tác với các nền điện ảnh tiên tiến trên thế giới nói chung và nền Điện ảnh Hoa Kỳ nói riêng để chia sẻ những kinh nghiệm về công tác quản lý, sản xuất và phát hành phim.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái và Ngài Frank Rittman tại buổi tiếp
Thứ trưởng cũng cho biết, hiện nay vấn đề khó khăn nhất của Điện ảnh Việt Nam là đào tạo nhân lực cho đội ngũ biên kịch, đạo diễn, diễn viên; hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trường quay và rạp chiếu phim; đặc biệt là còn khó khăn trong việc tạo đầu vào (tạo ra kịch bản) và đầu ra (các rạp để chiếu) cho các phim. Để khắc phục tình trạng này, dự kiến trong năm 2013, ngành Điện ảnh Việt Nam sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Điện ảnh và Quy hoạch Điện ảnh từ nay đến năm 2020. Trong đó Nhà nước sẽ đầu tư một phần và phần còn lại là huy động từ nguồn vốn xã hội. Đây là một bước chuyển mới giúp Điện ảnh Việt Nam hội nhập với sự phát triển của điện ảnh thế giới.
Nhấn mạnh mong muốn đầu tư hợp tác với Việt Nam, Ngài Frank Rittman cũng cho rằng, trong thời gian qua, Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ và Cục Điện ảnh Việt Nam đã có những buổi làm việc và trao đổi với nhau về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống kênh phân phối. Đồng thời Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ đã có các hoạt động hỗ trợ Điện ảnh Việt Nam thông qua các trại sáng tác điện ảnh trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần này.
Ngài Frank Rittman nhận định, thị trường Điện ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển và có nhiều tiềm năng chưa được khai phá, do đó Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ và các nước có nền điện ảnh tiên tiến trên thế giới rất mong muốn được tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam.
Toàn cảnh buổi tiếp
Cho rằng, hiện nay ở Việt Nam mới có 93 rạp chiếu phim, đây là con số còn khá nhỏ, đồng thời trang thiết bị cho các rạp này cũng còn hạn chế, nhất là tại các rạp chiếu phim của Nhà nước. Ngài Frank Rittman cũng đề nghị Việt Nam cần phải nâng cấp để đáp ứng thời kỳ mới.
Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và định hướng phát triển Điện ảnh Việt Nam trong tương lai, Ngài Frank Rittman cho rằng các nhà quản lý điện ảnh của Việt Nam cần có những quy định khuyến khích đầu tư cho công nghệ kỹ thuật số, tổ chức các trại sáng tác và xây dựng một cơ sở đào tạo điện ảnh để tập trung đầu tư…
HCTC