Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm việc với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
20/03/2017 | 08:56Sáng ngày 15/3/2017, tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ về công tác Bảo tàng năm 2017.
Các đại biểu đã đi tham quan, đánh giá hệ thống trưng bày trong nhà, ngoài trời, cũng như các hoạt động trình diễn, trải nghiệm của Bảo tàng. Trên cơ sở đó các đại biểu, đóng góp ý kiến, giúp đơn vị xây dựng quy hoạch, tổ chức hoạt động thu hút khách tham quan trong thời gian tới tốt hơn.
Báo cáo về hoạt động của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam với Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên, Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Thị Ngân đã nêu những kết quả cũng như hạn chế, khó khăn về tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực của đơn vị. Giám đốc Nguyễn Thị Ngân cho biết: Bảo tàng đã sắp xếp vị trí việc làm, bố trí phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị và năng lực, sở trường của từng viên chức để công việc đạt hiệu quả và chất lượng cao; Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện đúng nguyên tắc, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên kiểm tra không gian ngoài trời của Bảo tàng
Về kinh phí hoạt động, Bảo tàng còn gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động vẫn giữ ổn định. Về các hoạt động chuyên môn: Cán bộ, công chức, viên chức đã cố gắng trong từng lĩnh vực để thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, đặc biệt là phục vụ tham quan theo hướng động. Tuy nhiên, do đơn vị ở xa Hà Nội, lượng khách đến còn hạn chế, công tác truyền thông còn chậm, năng lực còn bất cập, nhất là ngoại ngữ.
Về Chiến lược phát triển của đơn vị trong thời gian tới, Bảo tàng sẽ quy hoạch lại hệ thống bảo tàng, xây dựng bảo tàng vừa là nơi bảo tồn, phát huy vốn di sản văn hóa Việt Nam, ASEAN, vừa là nơi phát triển mẫu sản phẩm, nơi giới thiệu sản phẩm cho các nghệ nhân. Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 của bảo tàng là: Đổi mới nội dung và hình thức trưng bày, gắn trưng bày với trải nghiệm và các hoạt động động, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trưng bày, luôn đổi mới, sáng tạo hấp dẫn khách tham quan; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và quảng bá, thu hút khách tham quan; Ưu tiên chọn người làm được việc, thu hút nhân tài, đổi mới phong cách phục vụ để ngày càng chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên; Tiếp tục chỉnh trang cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch đẹp, hấp dẫn… Quy hoạch tổng thể, đồng bộ các dịch vụ gắn với du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu và sản phẩm đặc trưng của đơn vị.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đánh giá tiết mục biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách tham quan
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã biểu dương kết quả hoạt động của Bảo tàng, đánh giá đơn vị có nhiều tiến bộ, nhiều sáng tạo, tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ, đổi mới công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam trong điều kiện khó khăn. Cán bộ trong đơn vị hiểu người, hiểu việc và làm tốt công tác của mình.
Thứ trưởng yêu cầu đơn vị cần tiếp tục cố gắng phối, kết hợp với các đơn vị của Bộ, của tỉnh, đa dạng hóa hoạt động văn hóa với các chuyên đề mới, không trùng lặp, mở rộng không gian trưng bày, triển lãm nghề thủ công ASEAN, nhiệm vụ môi trường, nghiên cứu khoa học, ứng dụng,... Quan trọng hơn nữa Bảo tàng phải có điểm nhấn để du khách có ấn tượng sâu sắc. Bảo tàng có lợi thế sắp tới là địa điểm du lịch Hồ Núi Cốc, xây dựng thành phố hai bên bờ sông sông, Bảo tàng cần bám sát quy hoạch đô thị của Thành phố, định hướng quy hoạch với tầm nhìn 2025 trình Bộ phê duyệt. Cùng xây dựng quy hoạch, Bảo tàng cần thành lập và mở rộng bộ phận marketing, đáp ứng yêu cầu thời đại công nghệ hiện nay. Tăng cường đoàn kết các đơn vị trong khối, phát triển truyền thông, phát triển hoạt động thu hút công chúng tham quan.
Tiếp thu sự chỉ đạo của Thứ trưởng, Giám đốc Bảo tàng VHCDT Việt Nam cảm ơn sự quan tâm, động viên, ủng hộ của Lãnh đạo Bộ VHTTDL, các Cục Vụ Viện cùng các cơ quan ban ngành của Bộ và của tỉnh, thành phố Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ để Bảo tàng trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn. Tập thể cán bộ Bảo tàng sẽ tiếp tục đoàn kết, cố gắng, phát triển sự nghiệp bảo tồn, bảo tàng, phát huy vốn di sản văn hóa dân tộc, mở rộng các chủ đề trưng bày, trải nghiệm mới, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức trong nước, quốc tế để phát triển sự nghiệp văn hóa theo chiều sâu và thu hút khách tham quan.
Báo cáo về hoạt động của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam với Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên, Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Thị Ngân đã nêu những kết quả cũng như hạn chế, khó khăn về tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực của đơn vị. Giám đốc Nguyễn Thị Ngân cho biết: Bảo tàng đã sắp xếp vị trí việc làm, bố trí phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị và năng lực, sở trường của từng viên chức để công việc đạt hiệu quả và chất lượng cao; Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện đúng nguyên tắc, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên kiểm tra không gian ngoài trời của Bảo tàng
Về kinh phí hoạt động, Bảo tàng còn gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động vẫn giữ ổn định. Về các hoạt động chuyên môn: Cán bộ, công chức, viên chức đã cố gắng trong từng lĩnh vực để thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, đặc biệt là phục vụ tham quan theo hướng động. Tuy nhiên, do đơn vị ở xa Hà Nội, lượng khách đến còn hạn chế, công tác truyền thông còn chậm, năng lực còn bất cập, nhất là ngoại ngữ.
Về Chiến lược phát triển của đơn vị trong thời gian tới, Bảo tàng sẽ quy hoạch lại hệ thống bảo tàng, xây dựng bảo tàng vừa là nơi bảo tồn, phát huy vốn di sản văn hóa Việt Nam, ASEAN, vừa là nơi phát triển mẫu sản phẩm, nơi giới thiệu sản phẩm cho các nghệ nhân. Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 của bảo tàng là: Đổi mới nội dung và hình thức trưng bày, gắn trưng bày với trải nghiệm và các hoạt động động, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trưng bày, luôn đổi mới, sáng tạo hấp dẫn khách tham quan; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và quảng bá, thu hút khách tham quan; Ưu tiên chọn người làm được việc, thu hút nhân tài, đổi mới phong cách phục vụ để ngày càng chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên; Tiếp tục chỉnh trang cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch đẹp, hấp dẫn… Quy hoạch tổng thể, đồng bộ các dịch vụ gắn với du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu và sản phẩm đặc trưng của đơn vị.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đánh giá tiết mục biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách tham quan
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã biểu dương kết quả hoạt động của Bảo tàng, đánh giá đơn vị có nhiều tiến bộ, nhiều sáng tạo, tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ, đổi mới công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam trong điều kiện khó khăn. Cán bộ trong đơn vị hiểu người, hiểu việc và làm tốt công tác của mình.
Thứ trưởng yêu cầu đơn vị cần tiếp tục cố gắng phối, kết hợp với các đơn vị của Bộ, của tỉnh, đa dạng hóa hoạt động văn hóa với các chuyên đề mới, không trùng lặp, mở rộng không gian trưng bày, triển lãm nghề thủ công ASEAN, nhiệm vụ môi trường, nghiên cứu khoa học, ứng dụng,... Quan trọng hơn nữa Bảo tàng phải có điểm nhấn để du khách có ấn tượng sâu sắc. Bảo tàng có lợi thế sắp tới là địa điểm du lịch Hồ Núi Cốc, xây dựng thành phố hai bên bờ sông sông, Bảo tàng cần bám sát quy hoạch đô thị của Thành phố, định hướng quy hoạch với tầm nhìn 2025 trình Bộ phê duyệt. Cùng xây dựng quy hoạch, Bảo tàng cần thành lập và mở rộng bộ phận marketing, đáp ứng yêu cầu thời đại công nghệ hiện nay. Tăng cường đoàn kết các đơn vị trong khối, phát triển truyền thông, phát triển hoạt động thu hút công chúng tham quan.
Tiếp thu sự chỉ đạo của Thứ trưởng, Giám đốc Bảo tàng VHCDT Việt Nam cảm ơn sự quan tâm, động viên, ủng hộ của Lãnh đạo Bộ VHTTDL, các Cục Vụ Viện cùng các cơ quan ban ngành của Bộ và của tỉnh, thành phố Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ để Bảo tàng trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn. Tập thể cán bộ Bảo tàng sẽ tiếp tục đoàn kết, cố gắng, phát triển sự nghiệp bảo tồn, bảo tàng, phát huy vốn di sản văn hóa dân tộc, mở rộng các chủ đề trưng bày, trải nghiệm mới, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức trong nước, quốc tế để phát triển sự nghiệp văn hóa theo chiều sâu và thu hút khách tham quan.
Vi Biên – Cảnh Phương