Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thống kê Lễ hội

09/06/2009 | 07:00

Lễ hội là di sản văn hóa của dân tộc ta, là sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Trên khắp đất nước ta, địa phương nào cũng có lễ hội, diễn ra quanh năm. Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhằm thoả mãn khát vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ, sáng tạo văn hoá của nhân dân.

I/ THỐNG KÊ LỄ HỘI:

Theo điều tra, thống kê năm 2008, tổng số lễ hội trong toàn quốc có 7.966 lễ hội, trong đó:

- Lễ hội Dân gian                              7.039 (chiếm 88,36%)

- Lễ hội Tôn giáo                              544 (chiếm 6,82%)

- Lễ hội Lịch sử cách mạng             332 (chiếm 4,16%)

- Lễ hội Du nhập từ nước ngoài      10 (chiếm 0,12%)

- Lễ hội khác                                    40 (chiếm 0,50%).

+ Cấp tỉnh quản lý 327 lễ hội, trong đó:

- Tỉnh có nhiều lễ hội nhất: Tp Hà Nội (1.095 lễ hội).

- Tỉnh có ít lễ hội nhất: tỉnh Lai Châu (17 lễ hội).

+  Cấp Bộ quản lý 05 lễ hội (Lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam - An giang, Hội Phủ Dầy - Nam Định, lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ, Hội xuân Núi Bà - Tây Ninh, Festival Huế- Thừa Thiên-Huế) (Quy chế Lễ hội số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23-8-2001 của Bộ trưởng   Bộ Văn hoá- Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch),

1. Một số lễ hội dân gian:

- Hội Gò Đống Đa - Hà Nội (5/1 Âm lịch).

- Lễ hội chùa Hương - Hà Nội (6/1 Âm lịch).

- Hội Đền Sóc - Hà Nội (6/1 Âm lịch).

- Lễ Khai Ấn đền Trần - Nam Định (14/1 Âm lịch).

- Lễ hội chùa Côn Sơn - Hải Dương (15/1 Âm lịch).

- Hội lim - Bắc Ninh (14-15/1 Âm lịch).

- Lễ hội Chôl Thnăm- Thmây  (đồng bào Khmer Nam Bộ) (tháng 4 hàng năm).

- Lễ hội chọi Trâu - Hải Phòng (8/6, 9/ 8 Âm lịch).

- Lễ hội Katê (Dân tộc Chăm) - Ninh Thuận, Bình Thuận (tháng 7 Chăm lịch).

- Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh (10/1 Âm lịch).

- Lễ hội Oc om bok - Trà Vinh, Sóc Trăng  (14/10 Âm lịch).

- Lễ hội điện Hòn Chén - Thừa Thiên Huế (3 và 7 Âm lịch).

- Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư (5/3 Âm lịch).

- Hội Vía Bà Thiên Yana - Khánh Hòa (23/3 Âm lịch).

- Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ (10/3 Âm lịch).

- Lễ hội Lam Kinh - Thanh Hóa (21-22/8 Âm lịch).

- Lễ hội đền Kiếp Bạc - Hải Dương (15/8 Âm lịch).

- Hội xuân Núi Bà - Tây Ninh (29/12 Âm lịch).

- Lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam - An Giang (tháng 4 Âm lịch).

- Lễ hội Nghinh Ông (các tỉnh miền ven biển từ Quảng Bình tới Kiên Giang – mỗi địa phương diễn ra vào một thời điểm khác nhau).

- Lễ hội Điện Hòn Chén-Thừa Thiên Huế (Tháng 3 và tháng 7 Âm lịch)

2. Một số lễ hội lịch sử cách mạng:

- Lễ Hội Đồng Lộc - Hà Tĩnh (24/7 Dương lịch)

- Lễ kỷ niệm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ - Điện Biên (7/5 Dương lịch)

- Lễ hội Làng Sen - Nghệ An(19/5 Dương lịch).

- Lễ hội Uống nước nhớ nguồn (27/7 Dương lịch).

- Lễ hội Tân Trào - Tuyên Quang (16/8 Dương lịch)

- Lễ hội Thống nhất non sông (30/4 Dương lịch).

- Lễ hội Cách mạng tháng Tám (19/8 Dương lịch).

- Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 Dương lịch)

- Ngày hội thống nhất (đôi bờ Hiền Lương) - Quảng Trị

3. Một số lễ hội du nhập từ nước ngoài:

- Ngày lễ Tình yêu (Valentine - 14/2 Dương lịch).

- Lễ hội hóa trang (Halloween – bắt đầu từ 31/10 Dương lịch).

- Lễ Giáng sinh (Noel – 25/12 Dương lịch).

- Lễ Tạ ơn (Thứ 5, tuần thứ 4 tháng 11 Dương lịch).

- Ngày của Mẹ (Chủ nhật – Thứ 2 của tháng 5 Dương lịch).

- Ngày của Cha (Chủ nhật – Thứ 3 của tháng 6 Dương lịch).

4. Một số lễ hội Văn hóa Du lịch

- Ngày hội Văn hóa các dân tộc Đông Bắc (Hai năm tổ chức một lần).

- Lễ hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc Tây Bắc (Hai năm tổ chức một lần).

- Ngày hội Văn hóa các dân tộc Kh" mer (Hai năm tổ chức một lần).

- Lễ hội Du lịch về nguồn (Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai).

- Lễ hội Quảng Nam - Hành trình Di sản (tháng 3 Dương lịch).

- Lễ hội Du lịch Hạ Long (1/5 Dương lịch).

- Festival Huế (Hai năm tổ chức một lần).

- Festival hoa Đà Lạt.

- Festival cà phê Buôn Ma Thuột.

- Festival dừa.

- Lễ hội du lịch cacnaval Hạ Long- Quảng Ninh.

- Festival cồng chiêng Tây Nguyên.

- Festival Tây Sơn - Bình Định.

- Festival Biển - Khánh Hòa.

- Festival Biển Bà Rịa- Vũng Tàu.

- Lễ hội Pháo hoa - Đà Nẵng.

- Lễ hội quốc gia Mekong - Cần Thơ.

II. CÁC VĂN BẢN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI:

1. Văn bản của Đảng và Nhà nước:

- Chỉ thị 27/CT-TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

- Chỉ thị 14/1998/CT-TTg ngày 28/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

- Quyết định số 308/2005/QĐ - TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

- Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 về Quy chế quản lý các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng.

2. Văn bản của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch:

- Quyết định số 54/VHQC ngày 4/10/1989 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin về việc ban hành Quy chế mở hội truyền thống.

- Quyết định số 636/QĐ-QC ngày 21/5/1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin về việc ban hành Quy chế lễ hội.

- Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11/7/1998 của Bộ Văn hoá Thông tin về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

(Theo Cục VHCS)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×