Tăng cường các giải pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam
25/11/2011 | 01:00(VP) - Sáng ngày 23/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã phối hợp với Liên hợp quốc tại Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo đối thoại chính sách về "Tăng cường các giải pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam".
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái; bà Pratibha Mehta-Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam và bà Nguyễn Thị Kim Thúy-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đồng chủ trì hội nghị.
Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành trung ương, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội dân sự, các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, các Đại sứ quán, Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế tại Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và nước ngoài.
Cùng ký cam kết hành động chống lại bạo lực đối với phụ nữ
Đối thoại chính sách là một trong các sự kiện được tổ chức trong suốt 11 tháng như một hoạt động của chiến dịch toàn cầu với tên gọi "UNiTE" về chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ trong việc phòng, chống và xóa bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả mọi nơi trên thế giới vào năm 2015.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào chiến dịch UNiTE do Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon phát động vào năm 2008. Chiến dịch nhằm thúc đẩy tiến độ thông qua việc huy động các chính phủ, tổ chức xã hội, thanh niên, khu vực tư nhân và các cơ quan Liên hợp quốc cùng nhau hành động chấm dứt vấn nạn toàn cầu này.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã khẳng định, Hội thảo đối thoại chính sách về "Tăng cường các giải pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam" được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động của mình trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt là vấn đề phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái và các đại biểu tại hội thảo
Thứ trưởng nhấn mạnh, ở Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ VHTTDL đã chủ trì, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành chỉ đạo và triển khai các hoạt động để đưa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các chính sách liên qua đến gia đình vào cuộc sống và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.
Trong giai đoạn tới, nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tiếp tục được thực hiện trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cụ thể là Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 sẽ sớm được Chính phủ ban hành thời gian tới.
Bà Pratibha Mehta-Điều phối viên thường trú của LHQ tại VN phát biểu tại Hội thảo
Theo bà Pratibha Mehta-Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, bây giờ chính là lúc cần hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ. Chúng ta cần hợp tác với nhau để chắc chắn rằng phụ nữ Việt Nam sẽ được trao quyền, để đứng dậy, để lên tiếng và nam giới Việt Nam cũng góp chung tiếng nói để chấm dứt bạo lục đối với phụ nữ một lần và mãi mãi.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã tham gia ký cam kết hành động chống bạo lực với phụ nữ.
HCTC
Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành trung ương, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội dân sự, các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, các Đại sứ quán, Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế tại Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và nước ngoài.
Cùng ký cam kết hành động chống lại bạo lực đối với phụ nữ
Đối thoại chính sách là một trong các sự kiện được tổ chức trong suốt 11 tháng như một hoạt động của chiến dịch toàn cầu với tên gọi "UNiTE" về chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ trong việc phòng, chống và xóa bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả mọi nơi trên thế giới vào năm 2015.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào chiến dịch UNiTE do Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon phát động vào năm 2008. Chiến dịch nhằm thúc đẩy tiến độ thông qua việc huy động các chính phủ, tổ chức xã hội, thanh niên, khu vực tư nhân và các cơ quan Liên hợp quốc cùng nhau hành động chấm dứt vấn nạn toàn cầu này.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã khẳng định, Hội thảo đối thoại chính sách về "Tăng cường các giải pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam" được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động của mình trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt là vấn đề phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái và các đại biểu tại hội thảo
Thứ trưởng nhấn mạnh, ở Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ VHTTDL đã chủ trì, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành chỉ đạo và triển khai các hoạt động để đưa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các chính sách liên qua đến gia đình vào cuộc sống và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.
Trong giai đoạn tới, nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tiếp tục được thực hiện trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cụ thể là Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 sẽ sớm được Chính phủ ban hành thời gian tới.
Bà Pratibha Mehta-Điều phối viên thường trú của LHQ tại VN phát biểu tại Hội thảo
Theo bà Pratibha Mehta-Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, bây giờ chính là lúc cần hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ. Chúng ta cần hợp tác với nhau để chắc chắn rằng phụ nữ Việt Nam sẽ được trao quyền, để đứng dậy, để lên tiếng và nam giới Việt Nam cũng góp chung tiếng nói để chấm dứt bạo lục đối với phụ nữ một lần và mãi mãi.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã tham gia ký cam kết hành động chống bạo lực với phụ nữ.
HCTC