Tái hiện Lễ đón dâu trong đám cưới của dân tộc Dao Đỏ, Tuyên Quang
22/11/2016 | 17:29Trong khuôn khổ Ngày hội “Hương sắc vùng cao tại Hà Nội 2016”, sáng ngày 22/11, tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội), “Lễ đón dâu trong đám cưới của người Dao đỏ ở Tuyên Quang” đã được tái hiện.
Dân tộc Dao đỏ ở Tuyên Quang có một nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống. Một trong những nghi lễ đặc sắc còn được lưu truyền cho đến ngày nay là lễ cưới của người Dao đỏ.
Lễ cưới chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử phong phú và đa dạng cần được bảo tồn và phát huy để góp phần làm phong phú thêm những sinh hoạt văn hóa của các dân tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ do gia đình nghệ nhân Dao đỏ Phàn Văn Phú, đến từ xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang thể hiện.
Trước khi đi đón dâu, thầy cúng sẽ trình báo với tổ tiên để tổ tiên chứng giám và phù hộ cho cả đoàn được bình an.
Đội nhạc lễ và các thành viên gia đình nhà trai trên đường đi đón dâu.
Cô dâu chú rể nhận 2 chén rượu hồng.
Hình ảnh cô dâu, chú rể dân tộc Dao đỏ, tỉnh Tuyên Quang.
Đây là một nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn, phát huy để xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội hiện nay…/.
Lễ cưới chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử phong phú và đa dạng cần được bảo tồn và phát huy để góp phần làm phong phú thêm những sinh hoạt văn hóa của các dân tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ do gia đình nghệ nhân Dao đỏ Phàn Văn Phú, đến từ xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang thể hiện.
Trước khi đi đón dâu, thầy cúng sẽ trình báo với tổ tiên để tổ tiên chứng giám và phù hộ cho cả đoàn được bình an.
Đội nhạc lễ và các thành viên gia đình nhà trai trên đường đi đón dâu.
Đến cổng nhà gái, nhà trai có lời thưa rằng: Hôm nay, ngày... lành... tháng... tốt..., cây đã đến kỳ nở hoa, con chim đòi làm cái tổ... bên nhà trai hôm nay đem lễ vật là 20 lít rượu, 2 đôi gà, 20 cân gạo, 30 cân thịt lợn... đến xin được đón đứa con dâu... lễ vật đã đủ rồi... mong ông bà cho đón cháu về với nhà trai chúng tôi...
Cô dâu mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình trên đầu chùm khăn cưới hình mái nhà, cổ và tay đeo vòng bạc đi bên cạnh chú rể.
Theo phong tục của người Dao đỏ, đoàn rước dâu chưa được vào ngay, phải đợi giờ tốt, đợi thầy cúng làm lễ thì mới được vào nhà chính... Thầy cúng làm phép gột rửa những điều không may mắn cho cô dâu trước khi bước vào nhà chồng. Và đến giờ tốt, thày sẽ cúng, báo cáo với tổ tiên nhà trai, lúc này cô dâu đã chính thức trở thành con cháu trong gia đình. (Ảnh: chú rể quỳ lạy trước bàn thờ)
Cô dâu chú rể nhận 2 chén rượu hồng.
Ông mối, bà mối 2 bên hát đối đáp, răn dạy cô gái khi về làm dâu: Từ nay là vợ chồng, phải có trách nhiệm với nhau. Vợ chồng phải chung thủy, lúc chết cũng phải về bên nhau... Sinh con ra phải cho con cái đi học, trai học võ, gái học thêu. Con trai không dạy, không bằng con ngựa. Con gái không dạy không bằng con trâu, biết trước biết sau mới là người lương thiện...
Hình ảnh cô dâu, chú rể dân tộc Dao đỏ, tỉnh Tuyên Quang.
Đây là một nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn, phát huy để xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội hiện nay…/.
Tin, ảnh: Lan Phạm