Sơ kết nhanh công tác quản lý và tổ chức Lễ hội đầu Xuân Giáp Ngọ 2014
24/02/2014 | 20:43(VP) - Chiều ngày 20/2 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL, nhằm đánh giá nhanh về công tác quản lý, tổ chức Lễ hội đầu Xuân Giáp Ngọ 2014.
Theo báo cáo tổng hợp của Cục Văn hoá cơ sở, để chấn chỉnh những tồn tại, bất cập, từng bước đưa hoạt động của Lễ hội năm 2014 đi vào nề nếp, Bộ VHTTDL đã ra các văn bản, chỉ thị về tăng cường công tác quản lý và tổ chức Lễ hội. Trước và sau Tết Giáp Ngọ 2014, Bộ VHTTDL đã tổ chức 6 đoàn kiểm tra của Bộ do lãnh đạo Bộ VHTTDL làm Trưởng đoàn và 4 đoàn do Thanh tra Bộ thực hiện tiến hành kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội tại các địa phương, kiểm tra thực tế tại các di tích nơi tổ chức Lễ hội, với tổng số trên 30 điểm di tích, của gần 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung nhiều nhất là các Lễ hội thuộc các tỉnh, thành phố phía Bắc. Cùng với các đoàn công tác của Bộ, Cục Văn hoá cơ sở đã thành lập 7 đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra 25 Lễ hội và di tích trên 21 tỉnh, thành phố.
Báo cáo nhấn mạnh: Qua kiểm tra, công tác tổ chức Lễ hội tại các địa phương đã từng bước đi vào nề nếp, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ VHTTDL về tăng cường công tác quản lý và tổ chức Lễ hội. Hầu hết các tỉnh, thành phố có Lễ hội được tổ chức đều thành lập Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức, phân công phân nhiệm, xây dựng kịch bản phần Lễ, hội. Các đại phương đã chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Lễ hội, những nét đẹp truyền thống nhằm giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức cho nhân dân, thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự, quản lý, bảo vệ di tích, các phong tục, tập quán của địa phương. Ban quản lý các di tích, Ban tổ chức Lễ hội đã bố trí lực lượng thu gom tiền lễ, giọt dầu, quản lý thu, chi về tiền công đức. Ở hầu hết các di tích không còn hiện tượng thắp hương tràn lan trong nội tự, không có việc thả, ném, cài, giắt tiền lên tượng. Các hoạt động dịch vụ phục vụ tại các địa phương được quản lý tốt, công khai niêm yết giá, giảm thiểu việc tăng giá tuỳ tiện và thương mại hoá Lễ hội. Công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông được tăng cường, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho nhân dân dự Lễ hội. Công tác vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải được chú trọng, có sự phối hợp trong công tác tổ chức Lễ hội của các cấp, các ngành.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong Báo cáo cũng đề cập đến một số tồn tại: Công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở một số Lễ hội chưa được thực hiện tốt, vẫn còn hiện tượng ăn xin, ăn mày, cờ bạc, dùng người khuyết tật đi bán hàng lưu niệm, bán tăm, tổ chức trò chơi có thưởng ăn tiền. dịch vụ đổi tiền lẻ, việc sử dụng tiền có mệnh giá nhỏ đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn khá phổ biến ở các Lễ hội, hiện tượng cài tiền vào tay tượng, tay Phật, ném tiền xuống giếng, cúng thuê, bán đồ mã, đeo bám, ép khách… vẫn còn. Ở một số Lễ hội, địa phương vẫn còn tình trạng treo bán thịt gia súc, gia cầm sống rất phản cảm, mất an ninh trật tự bến tàu, bến xe, bến đò, ga cáp treo.
Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự phát biểu đồng tình với nội dung báo cáo nhanh đánh giá về công tác quản lý, tổ chức Lễ hội đầu Xuân Giáp Ngọ 2014 do Cục Văn hoá cơ sở tổng hợp. Các ý kiến phát biểu cũng đã bổ xung một số nội dung: Trong công tác tổ chức Lễ hội ở một số địa phương còn chồng chéo, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của du khách hành hương về dự Lễ hội cần được tăng cường, liên tục. Sau Lễ hội cần có chương trình làm việc với tỉnh Nam Định về một số nội dung liên quan trong việc tổ chức phát ấn Đền Trần. Cần có những giải pháp trong việc xử lý việc đổi ,kinh doanh tiền lẻ. Trong các đợt kiểm tra Lễ hội tiếp theo cần quan tâm đến những Lễ hội ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nhất là ở khu vực biên giới…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, bất cập cần phải tháo gỡ kịp thời trong thời gian tới. Thứ trưởng chỉ đạo, giao cho Cục Văn hoá cơ sở tổng hợp báo cáo của các đoàn kiểm tra làm báo cáo Chính phủ về kết qủa công tác quản lý ,tổ chức Lễ hội đầu Xuân Giáp Ngọ 2014,đánh giá ưu, khuyết điểm, những kiến nghị, đề xuất. Giao Thanh tra Bộ làm Công văn gửi đến các tỉnh, thành trong cả nước về những vấn đề liên quan trong Lễ hội, cần có sự phối hợp, tăng cường trong công tác quản lý và tổ chức Lễ hội đạt hiệu quả cao hơn. Thứ trưởng cho biết: Đất nước ta có rất nhiều Lễ hội, Lễ hội truyền thống là một Di sản, giá trị của Lễ hội rất lớn, vô cùng quý cần phải được bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị. Trong quá trình tổ chức Lễ hội sẽ có những vấn đề nảy sinh cần từng bước tháo gỡ.
Thời gian tới, Thứ trưởng nhấn mạnh: Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về Lễ hội, tập trung đi sâu vào giới thiệu các nghi thức, nghi lễ của Lễ hội, tạo điều kiện cho người dân và du khách hiểu sâu hơn về Lễ hội, góp phần phát huy giá trị của Lễ hội, ngăn chặn sự biến tướng của Lễ hội. Cần nghiên cứu, có giải pháp về vấn đề tiền lẻ. Triển khai đề án quy hoạch Lễ hội. Đối với ngành Du lịch cần nghiên cứu, xây dựng và phát triển sản phẩm gắn với Lễ hội. Cục Văn hoá cơ sở cần tiếp tục nghiên cứu về giữ gìn nếp sống văn minh trong Lễ hội. Lực lượng Thanh tra cần tăng cường phối hợp với các địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm tại Lễ hội… Đồng thời, cần đẩy mạnh và thường xuyên chú trọng về vấn đề vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, góp phần để Lễ hội luôn sạch, an toàn, thân thiện và hấp dẫn đối với du khách gần xa.
HCTC
Báo cáo nhấn mạnh: Qua kiểm tra, công tác tổ chức Lễ hội tại các địa phương đã từng bước đi vào nề nếp, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ VHTTDL về tăng cường công tác quản lý và tổ chức Lễ hội. Hầu hết các tỉnh, thành phố có Lễ hội được tổ chức đều thành lập Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức, phân công phân nhiệm, xây dựng kịch bản phần Lễ, hội. Các đại phương đã chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Lễ hội, những nét đẹp truyền thống nhằm giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức cho nhân dân, thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự, quản lý, bảo vệ di tích, các phong tục, tập quán của địa phương. Ban quản lý các di tích, Ban tổ chức Lễ hội đã bố trí lực lượng thu gom tiền lễ, giọt dầu, quản lý thu, chi về tiền công đức. Ở hầu hết các di tích không còn hiện tượng thắp hương tràn lan trong nội tự, không có việc thả, ném, cài, giắt tiền lên tượng. Các hoạt động dịch vụ phục vụ tại các địa phương được quản lý tốt, công khai niêm yết giá, giảm thiểu việc tăng giá tuỳ tiện và thương mại hoá Lễ hội. Công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông được tăng cường, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho nhân dân dự Lễ hội. Công tác vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải được chú trọng, có sự phối hợp trong công tác tổ chức Lễ hội của các cấp, các ngành.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong Báo cáo cũng đề cập đến một số tồn tại: Công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở một số Lễ hội chưa được thực hiện tốt, vẫn còn hiện tượng ăn xin, ăn mày, cờ bạc, dùng người khuyết tật đi bán hàng lưu niệm, bán tăm, tổ chức trò chơi có thưởng ăn tiền. dịch vụ đổi tiền lẻ, việc sử dụng tiền có mệnh giá nhỏ đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn khá phổ biến ở các Lễ hội, hiện tượng cài tiền vào tay tượng, tay Phật, ném tiền xuống giếng, cúng thuê, bán đồ mã, đeo bám, ép khách… vẫn còn. Ở một số Lễ hội, địa phương vẫn còn tình trạng treo bán thịt gia súc, gia cầm sống rất phản cảm, mất an ninh trật tự bến tàu, bến xe, bến đò, ga cáp treo.
Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự phát biểu đồng tình với nội dung báo cáo nhanh đánh giá về công tác quản lý, tổ chức Lễ hội đầu Xuân Giáp Ngọ 2014 do Cục Văn hoá cơ sở tổng hợp. Các ý kiến phát biểu cũng đã bổ xung một số nội dung: Trong công tác tổ chức Lễ hội ở một số địa phương còn chồng chéo, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của du khách hành hương về dự Lễ hội cần được tăng cường, liên tục. Sau Lễ hội cần có chương trình làm việc với tỉnh Nam Định về một số nội dung liên quan trong việc tổ chức phát ấn Đền Trần. Cần có những giải pháp trong việc xử lý việc đổi ,kinh doanh tiền lẻ. Trong các đợt kiểm tra Lễ hội tiếp theo cần quan tâm đến những Lễ hội ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nhất là ở khu vực biên giới…
Toàn cảnh buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định, việc tổ chức lễ hội 2014 đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực, ổn định, tạo không khí lành mạnh, phấn khởi cuốn hút du khách. Cho đến thời điểm này chưa ghi nhận bất cứ tai nạn đáng tiếc nào xảy ra; các địa phương đã triển khai và thực hiện tốt các văn bản, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ VHTTDL về công tác quản lý và tổ chức Lễ hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, bất cập cần phải tháo gỡ kịp thời trong thời gian tới. Thứ trưởng chỉ đạo, giao cho Cục Văn hoá cơ sở tổng hợp báo cáo của các đoàn kiểm tra làm báo cáo Chính phủ về kết qủa công tác quản lý ,tổ chức Lễ hội đầu Xuân Giáp Ngọ 2014,đánh giá ưu, khuyết điểm, những kiến nghị, đề xuất. Giao Thanh tra Bộ làm Công văn gửi đến các tỉnh, thành trong cả nước về những vấn đề liên quan trong Lễ hội, cần có sự phối hợp, tăng cường trong công tác quản lý và tổ chức Lễ hội đạt hiệu quả cao hơn. Thứ trưởng cho biết: Đất nước ta có rất nhiều Lễ hội, Lễ hội truyền thống là một Di sản, giá trị của Lễ hội rất lớn, vô cùng quý cần phải được bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị. Trong quá trình tổ chức Lễ hội sẽ có những vấn đề nảy sinh cần từng bước tháo gỡ.
Thời gian tới, Thứ trưởng nhấn mạnh: Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về Lễ hội, tập trung đi sâu vào giới thiệu các nghi thức, nghi lễ của Lễ hội, tạo điều kiện cho người dân và du khách hiểu sâu hơn về Lễ hội, góp phần phát huy giá trị của Lễ hội, ngăn chặn sự biến tướng của Lễ hội. Cần nghiên cứu, có giải pháp về vấn đề tiền lẻ. Triển khai đề án quy hoạch Lễ hội. Đối với ngành Du lịch cần nghiên cứu, xây dựng và phát triển sản phẩm gắn với Lễ hội. Cục Văn hoá cơ sở cần tiếp tục nghiên cứu về giữ gìn nếp sống văn minh trong Lễ hội. Lực lượng Thanh tra cần tăng cường phối hợp với các địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm tại Lễ hội… Đồng thời, cần đẩy mạnh và thường xuyên chú trọng về vấn đề vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, góp phần để Lễ hội luôn sạch, an toàn, thân thiện và hấp dẫn đối với du khách gần xa.
HCTC