Sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 lĩnh vực Du lịch
16/07/2014 | 17:17Sáng ngày 16/7, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã dự và chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 6 tháng đầu năm 2014, trước những khó khăn, thách thức từ việc từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây căng thẳng trên Biển Đông. Với sự nỗ lực của toàn ngành, du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực và đáng ghi nhận.
Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt trên 4,2 triệu lượt, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm 2013; khách du lịch nội địa đạt 23,4 triệu lượt, tăng 6,9%; tổng thu từ khách du lịch đạt 125 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5%. Nhìn chung, đa số thị trường khách tăng so với cùng kỳ năm 2013.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị
Đa số các nhiệm vụ trọng tâm đều được tiển khai, thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo chất lượng và tiến độ kế hoạch đã đề ra. Nhiều sự kiện quan trọng đã được tổ chức ở các địa phương, tạo dấu ấn tốt đẹp với khách du lịch trong và ngoài nước. Nhiều địa danh và đơn vị được bình chọn và đạt danh hiệu quốc tế trong danh sách bình chọn, xếp hạng của nhiều tạp chí du lịch danh tiếng trên thế giới. Các chỉ tiêu về lượng khách và tổng thu từ khách du lịch đều duy trì đà tăng trưởng liên tục, góp phần không nhỏ vào sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại địa phương, công tác quản lý lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cự. Hoạt động đầu tư phát triển du lịch được quan tâm, chú trọng; công tác quản lý nhà nước tại các địa bàn trọng điểm du lịch được quan tâm và chủ động chỉ đạo triển khai; công tác kiểm tra chuyên ngành và liên ngành được tăng cường nhằm đảm bảo môi trường du lịch, chất lượng dịch vụ phục vụ du khách….
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch cũng vẫn còn một số tồn tại. Công tác tham mưu quản lý nhà nước chưa tập trung theo lộ trình, kế hoạch; công tác tham mưu xây dựng chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương chưa có tính đột phá, chưa hoạch định được chiến lược lâu dài, thực tế của địa phương; hoạt động khai thác du lịch còn mang tính mùa vụ, chất lượng dịch vụ du lịch trong mùa du lịch cao điểm chưa đảm bảo, chưa tạo được những sản phẩm du lịch mới thực sự hấp dẫn đối với du khách; công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các điểm đến và điểm tham quan du lịch còn hạn chế.
Trong 6 tháng cuối năm 2014, ngành Du lịch đề ra các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục triển khai các hoạt động ứng phó trước tác động của tình hình cẳng thẳng trên Biển Đông theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ VHTTDL; triển khai thực hiện Kết luận của Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch; triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch và Chương trình Xúc tiến Du lịch quốc gia năm 2014; tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên-Lâm Đồng và chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015; hoàn thành các Đề án: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Quy hoạch tổng tểh phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”…; tổ chức lễ vinh danh và trao thưởng các doanh nghiệp du lịch Việt Nam 2013 và Hội nghị doanh nghiệp du lịch năm 2014; tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện điều tra khách du lịch quốc tế tại cửa khẩu 2014-2015; tiếp tục vai trò Chủ tịch điều hành các phiên họp về truyền thông marketing du lịch ASEAN và là đầu mối triển khai Dự án du lịch đường sông ASEAN; đón các đoàn famtrip, presstrip đến từ một số thị trường trọng điểm như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản vào Việt Nam khảo sát...
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành trong thời gian qua. Nổi bật là trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn ngành đã huy động được sức mạnh tổng hợp, vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đáng chú ý là công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến thu hút khách được đẩy mạnh và triển khai một cách bài bản, chuyên nghiệp, đã có sự tham gia của các Doanh nghiệp; từng bước đầu tư, nâng cao chất lượng các sản phẩm Du lịch; chú trọng và đẩy mạnh công tác quy hoạch khu Du lịch, vùng Du lịch, tuyến điểm Du lịch.
Đồng thời, chất lượng nguồn nhân lực đã có nhiều tiến bộ, trong đó đã quan tâm tới công tác đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đào tạo chuyên ngành về Du lịch, từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về Du lịch. Chính từ những kết quả nổi bật đó, đã thực sự tạo nên sự chuyển biến của ngành Du lịch, góp phần đưa ngành Du lịch có bước phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Đề cập đến những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2014, nhằm thực hiện tốt mục tiêu hành động của của toàn ngành: “An toàn, Thân thiện và Chất lượng”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh yêu cầu ngành Du lịch cần đẩy mạnh việc mở rộng thị trường, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá tới các thị trường trọng điểm. Tập trung phát triển, khai thác thế mạnh một số vùng Du lịch như đồng bằng sông Cửu Lơng, đồng bằng sông Hồng… Phát huy vai trò của các Doan nghiệp, địa phương trong công tác xúc tiến, quảng bá. Chú trọng trong công tác đào tạo nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu về Du lịch, có kiến thức, kỹ năng vừa hồng, vừa chuyên, cán bộ lãnh đạo ở địa phương, trong đó là Sở VHTTDL phải có một Phó Giám đốc phụ trách về Du lịch, lãnh đạo có hiểu Du lịch mới chỉ đạo, triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển Du lịch ở địa phương được. Cần có cơ chế, chính sách phát triển Du lịch, như: Đất đai, Thuế, những nội dung cần sửa đổi trong Luật Du lịch… cần thúc đẩy những mô hình ở địa phương, tạo đà để Du lịch thực sự có bước phát triển mới, đóng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước.
TTĐT
Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt trên 4,2 triệu lượt, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm 2013; khách du lịch nội địa đạt 23,4 triệu lượt, tăng 6,9%; tổng thu từ khách du lịch đạt 125 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5%. Nhìn chung, đa số thị trường khách tăng so với cùng kỳ năm 2013.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị
Đa số các nhiệm vụ trọng tâm đều được tiển khai, thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo chất lượng và tiến độ kế hoạch đã đề ra. Nhiều sự kiện quan trọng đã được tổ chức ở các địa phương, tạo dấu ấn tốt đẹp với khách du lịch trong và ngoài nước. Nhiều địa danh và đơn vị được bình chọn và đạt danh hiệu quốc tế trong danh sách bình chọn, xếp hạng của nhiều tạp chí du lịch danh tiếng trên thế giới. Các chỉ tiêu về lượng khách và tổng thu từ khách du lịch đều duy trì đà tăng trưởng liên tục, góp phần không nhỏ vào sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại địa phương, công tác quản lý lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cự. Hoạt động đầu tư phát triển du lịch được quan tâm, chú trọng; công tác quản lý nhà nước tại các địa bàn trọng điểm du lịch được quan tâm và chủ động chỉ đạo triển khai; công tác kiểm tra chuyên ngành và liên ngành được tăng cường nhằm đảm bảo môi trường du lịch, chất lượng dịch vụ phục vụ du khách….
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch cũng vẫn còn một số tồn tại. Công tác tham mưu quản lý nhà nước chưa tập trung theo lộ trình, kế hoạch; công tác tham mưu xây dựng chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương chưa có tính đột phá, chưa hoạch định được chiến lược lâu dài, thực tế của địa phương; hoạt động khai thác du lịch còn mang tính mùa vụ, chất lượng dịch vụ du lịch trong mùa du lịch cao điểm chưa đảm bảo, chưa tạo được những sản phẩm du lịch mới thực sự hấp dẫn đối với du khách; công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các điểm đến và điểm tham quan du lịch còn hạn chế.
Trong 6 tháng cuối năm 2014, ngành Du lịch đề ra các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục triển khai các hoạt động ứng phó trước tác động của tình hình cẳng thẳng trên Biển Đông theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ VHTTDL; triển khai thực hiện Kết luận của Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch; triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch và Chương trình Xúc tiến Du lịch quốc gia năm 2014; tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên-Lâm Đồng và chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015; hoàn thành các Đề án: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Quy hoạch tổng tểh phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”…; tổ chức lễ vinh danh và trao thưởng các doanh nghiệp du lịch Việt Nam 2013 và Hội nghị doanh nghiệp du lịch năm 2014; tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện điều tra khách du lịch quốc tế tại cửa khẩu 2014-2015; tiếp tục vai trò Chủ tịch điều hành các phiên họp về truyền thông marketing du lịch ASEAN và là đầu mối triển khai Dự án du lịch đường sông ASEAN; đón các đoàn famtrip, presstrip đến từ một số thị trường trọng điểm như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản vào Việt Nam khảo sát...
Toàn cảnh Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành trong thời gian qua. Nổi bật là trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn ngành đã huy động được sức mạnh tổng hợp, vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đáng chú ý là công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến thu hút khách được đẩy mạnh và triển khai một cách bài bản, chuyên nghiệp, đã có sự tham gia của các Doanh nghiệp; từng bước đầu tư, nâng cao chất lượng các sản phẩm Du lịch; chú trọng và đẩy mạnh công tác quy hoạch khu Du lịch, vùng Du lịch, tuyến điểm Du lịch.
Đồng thời, chất lượng nguồn nhân lực đã có nhiều tiến bộ, trong đó đã quan tâm tới công tác đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đào tạo chuyên ngành về Du lịch, từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về Du lịch. Chính từ những kết quả nổi bật đó, đã thực sự tạo nên sự chuyển biến của ngành Du lịch, góp phần đưa ngành Du lịch có bước phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Đề cập đến những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2014, nhằm thực hiện tốt mục tiêu hành động của của toàn ngành: “An toàn, Thân thiện và Chất lượng”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh yêu cầu ngành Du lịch cần đẩy mạnh việc mở rộng thị trường, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá tới các thị trường trọng điểm. Tập trung phát triển, khai thác thế mạnh một số vùng Du lịch như đồng bằng sông Cửu Lơng, đồng bằng sông Hồng… Phát huy vai trò của các Doan nghiệp, địa phương trong công tác xúc tiến, quảng bá. Chú trọng trong công tác đào tạo nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu về Du lịch, có kiến thức, kỹ năng vừa hồng, vừa chuyên, cán bộ lãnh đạo ở địa phương, trong đó là Sở VHTTDL phải có một Phó Giám đốc phụ trách về Du lịch, lãnh đạo có hiểu Du lịch mới chỉ đạo, triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển Du lịch ở địa phương được. Cần có cơ chế, chính sách phát triển Du lịch, như: Đất đai, Thuế, những nội dung cần sửa đổi trong Luật Du lịch… cần thúc đẩy những mô hình ở địa phương, tạo đà để Du lịch thực sự có bước phát triển mới, đóng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước.
TTĐT