Hình ảnh - Phóng sự ảnh

Rực rỡ sắc màu văn hoá tại đêm khai mạc Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 chính thức khai mạc. Sự kiện mang ý nghĩa sâu sắc, tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và giá trị di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Tuần lễ năm nay được tổ chức nhằm kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11). Đây là dịp để quảng bá bản sắc văn hóa, tinh thần đại đoàn kết dân tộc đã được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Tham dự buổi lễ có ông Lê Thành Long, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Mai Văn Chính, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ VHTTDL cùng đại diện các Ban, Bộ, ngành Trung ương, địa phương và đông đảo nghệ nhân, diễn viên của 14 đoàn địa phương tham gia Liên hoan Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh: “Nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn; các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, sự kiện là dịp để chúng ta tiếp tục tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những nét đẹp, giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam Các đại biểu trao quà cho đồng bào các dân tộc đang tham gia hoạt động hằng ngày tại Làng và các đoàn về tham gia Liên hoan. Một trong những điểm nhấn của Tuần lễ là Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính của các dân tộc Tày, Nùng, Thái. Hàng chục nghệ nhân và đoàn nghệ thuật từ nhiều địa phương đã mang đến những màn trình diễn độc đáo, đậm nét giá trị văn hóa truyền thống. Điểm nhấn của buổi Lễ là chương trình nghệ thuật khai mạc với chủ đề Việt Nam kỷ nguyên vươn mình. Chương trình gồm 4 chương Lời cây đàn Tính, Di sản hội tụ tỏa sáng, Chung một niềm tin và Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chương trình có sự tham gia của các NSƯT: Tố Nga, Lương Huy, Tân Nhàn, Hoàng Tùng , PLoong Thiết…; cùng các ca sĩ Sèn Hoàng Mỹ Lam, Tiến Hưng, Kiều Minh, Vương Long, Minh Đức, Thanh Phong, Hà MyO, Phương Mai… Với mỗi chương, các tiết mục diễn xướng dân gian, điệu múa, bài hát, giai điệu mang đậm nét văn hóa các dân tộc gắn liền với di sản đã diễn tả sinh động đời sống lao động, xen lẫn văn hóa tín ngưỡng của một số địa phương. Âm nhạc đã diễn tả không gian tưng bừng của ngày hội. Các bản nhạc dân ca của dân tộc Thái, Mông, Tày, Nùng, Dao, Lô Lô, Cao Lan… lần lượt được thể hiện, dọc theo chiều dài của đất nước. Đặc biệt, các tiết mục được kết nối liên hoàn, liền mạch nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong đó, mỗi dân tộc đều được tôn vinh và tỏa sáng.. Các hình thức nghệ thuật được thể hiện trong chương trình đã tạo nên một bức tranh đa sắc về các dân tộc Việt Nam. Phần kết khắc họa bức tranh tổng thể như muốn nói lên sự đoàn kết giữa các dân tộc Việt, để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong bản sắc văn hóa Việt. Các đại biểu tham gia vòng xòe đại đoàn kết cùng đồng bào các dân tộc. Chương trình đã thể hiện thông điệp, Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc mang bản sắc riêng nhưng đều nằm trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tuần lễ sẽ diễn ra đến ngày 23/11 với nhiều hoạt động ý nghĩa, chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, tạo dấu ấn khó quên trong lòng người dân và du khách.