Phối hợp xây dựng sản phẩm du lịch đến các Bảo tàng, Nhà hát và Thư viện
26/09/2011 | 01:21(VP) - Sáng ngày 22/9, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo tình hình phối hợp xây dựng sản phẩm du lịch đến các Bảo tàng, Nhà hát và Thư viện.
Cùng dự buổi làm việc có đại diện Tổng cục Du lịch, Cục Di sản văn hóa, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Vụ Kế hoạch-Tài chính; đại diện bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ; Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Cải lương, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam.
Theo báo cáo tình hình phối hợp xây dựng sản phẩm du lịch đến các Bảo tàng, Nhà hát và Thư viện trong thời gian qua hoạt động vui chơi giải trí nói chung, các chương trình biểu diễn nghệ thuật nói riêng và các bảo tàng luôn được xác định là nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch và được xếp vào nhóm tài nguyên du lịch nhân văn.
Các Bảo tàng và các Nhà hát là những điểm đến không thể thiếu trong các chương trình du lịch truyền thống và đặc biệt là trong các chương trình du lịch văn hóa. Nhiều bảo tàng ở Việt Nam đã có sự thay đổi hợp lý về nội dung chương trình như: thiết kế những tờ rơi bằng nhiều thứ tiếng, đào tạo các lớp nghiệp vụ cho các hướng dẫn viên du lịch...
Tuy nhiên, thời gian qua, việc khai thác các giá trị này cho việc xây dựng thành các sản phẩm du lịch cũng cấp cho khách còn yếu, hiệu quả kinh tế xã hội còn thấp, ngành Du lịch và Văn hóa đã có những hoạt động phối hợp để cải thiện tình hình, song lượng khách đến với bảo tàng, nhà hát vẫn còn rất ít.
Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ sự hạn chế về quy mô bảo tàng (không gian trưng bày, số lượng hiện vật, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ thuyết minh... ); hạn chế về các chương trình biểu diễn phục vụ khách thường xuyên, sự phối hợp giữa nhà hát với các công ty lữ hành...
Để khắc phục tình trạng đó, Tổng cục Du lịch đã đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho tiếp tục triển khai đề án "Tăng cường gắn kết các bảo tàng với hoạt động Du lịch", chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai Đề án để tăng cường thu hút khách du lịch đến với bảo tàng; có cơ chế tài chính thích hợp để khuyến khích các bảo tàng phát triển trong điều kiện mới; xem xét giao nhiều quyền tự chủ cho các bảo tàng trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động và chỉ đạo Cục Di sản văn hóa nghiên cứu mô hình xã hội hóa hoạt động của bảo tàng theo hướng tạo điều kiện và khuyến khích tư nhân tham gia xây dựng và quản lý bảo tàng.
Đồng thời, xem xét giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Tổng cục Du lịch và các nhà hát tại Hà Nội nghiên cứu, tổ chức lấy ý kiến các doanh nghiệp lữ hành và áp dụng các chương trình nghệ thuật phục vụ khách du lịch tại một số nhà hát có điều kiện trên địa bàn Hà Nội. Tiếp tục bố trí kinh phí và giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Tổng cục Du lịch và các đoàn nghệ thuật, các nhà hát ở các thành phố lớn, các trung tâm du lịch nghiên cứu, nhân rộng mô hình chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ khách thường xuyên tại một địa điểm.
Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Vụ Thư viện phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức khảo sát, đánh giá điều kiện khai thác phục vụ du lịch của hệ thống thư viện, làm cơ sở xây dựng và triển khai đề án hợp tác khai thác các giá trị của hệ thống thư viện Việt Nam cho phát triển du lịch.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã yêu cầu Tổng cục Du lịch, các bảo tàng, nhà hát, thư viện và các doanh nghiệp cần bàn bạc và đi đến thống nhất để xây dựng mô hình chính sách gắn kết văn hóa, thể thao và du lịch. Đồng thời, kêu gọi đầu tư xã hội hóa và mời các doanh nghiệp lữ hành vào đầu tư cho các sản phẩm du lịch của bảo tàng, nhà hát, thư viện.
HCTC
Theo báo cáo tình hình phối hợp xây dựng sản phẩm du lịch đến các Bảo tàng, Nhà hát và Thư viện trong thời gian qua hoạt động vui chơi giải trí nói chung, các chương trình biểu diễn nghệ thuật nói riêng và các bảo tàng luôn được xác định là nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch và được xếp vào nhóm tài nguyên du lịch nhân văn.
Các Bảo tàng và các Nhà hát là những điểm đến không thể thiếu trong các chương trình du lịch truyền thống và đặc biệt là trong các chương trình du lịch văn hóa. Nhiều bảo tàng ở Việt Nam đã có sự thay đổi hợp lý về nội dung chương trình như: thiết kế những tờ rơi bằng nhiều thứ tiếng, đào tạo các lớp nghiệp vụ cho các hướng dẫn viên du lịch...
Tuy nhiên, thời gian qua, việc khai thác các giá trị này cho việc xây dựng thành các sản phẩm du lịch cũng cấp cho khách còn yếu, hiệu quả kinh tế xã hội còn thấp, ngành Du lịch và Văn hóa đã có những hoạt động phối hợp để cải thiện tình hình, song lượng khách đến với bảo tàng, nhà hát vẫn còn rất ít.
Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ sự hạn chế về quy mô bảo tàng (không gian trưng bày, số lượng hiện vật, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ thuyết minh... ); hạn chế về các chương trình biểu diễn phục vụ khách thường xuyên, sự phối hợp giữa nhà hát với các công ty lữ hành...
Để khắc phục tình trạng đó, Tổng cục Du lịch đã đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho tiếp tục triển khai đề án "Tăng cường gắn kết các bảo tàng với hoạt động Du lịch", chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai Đề án để tăng cường thu hút khách du lịch đến với bảo tàng; có cơ chế tài chính thích hợp để khuyến khích các bảo tàng phát triển trong điều kiện mới; xem xét giao nhiều quyền tự chủ cho các bảo tàng trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động và chỉ đạo Cục Di sản văn hóa nghiên cứu mô hình xã hội hóa hoạt động của bảo tàng theo hướng tạo điều kiện và khuyến khích tư nhân tham gia xây dựng và quản lý bảo tàng.
Đồng thời, xem xét giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Tổng cục Du lịch và các nhà hát tại Hà Nội nghiên cứu, tổ chức lấy ý kiến các doanh nghiệp lữ hành và áp dụng các chương trình nghệ thuật phục vụ khách du lịch tại một số nhà hát có điều kiện trên địa bàn Hà Nội. Tiếp tục bố trí kinh phí và giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Tổng cục Du lịch và các đoàn nghệ thuật, các nhà hát ở các thành phố lớn, các trung tâm du lịch nghiên cứu, nhân rộng mô hình chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ khách thường xuyên tại một địa điểm.
Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Vụ Thư viện phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức khảo sát, đánh giá điều kiện khai thác phục vụ du lịch của hệ thống thư viện, làm cơ sở xây dựng và triển khai đề án hợp tác khai thác các giá trị của hệ thống thư viện Việt Nam cho phát triển du lịch.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã yêu cầu Tổng cục Du lịch, các bảo tàng, nhà hát, thư viện và các doanh nghiệp cần bàn bạc và đi đến thống nhất để xây dựng mô hình chính sách gắn kết văn hóa, thể thao và du lịch. Đồng thời, kêu gọi đầu tư xã hội hóa và mời các doanh nghiệp lữ hành vào đầu tư cho các sản phẩm du lịch của bảo tàng, nhà hát, thư viện.
HCTC