Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

NSND Nguyễn Văn Quang: 44 năm tâm huyết và mong được đi cùng Học viện Múa Việt Nam trên chặng đường mới

12/02/2019 | 09:57

Tin vui đến với trường Cao đẳng Múa Việt Nam ngay trong những ngày đầu năm mới 2019 khi những cố gắng nỗ lực của tập thể lãnh đạo, giảng viên, học sinh, sinh viên nhà trường được "đền đáp" bằng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Học viện Múa Việt Nam, nâng vị thế của Trường lên một tầm cao mới.






"Tôi thấy mình lâng lâng" là lời chia sẻ về cảm xúc khi nhận Quyết định thành lập Trường của NSND Nguyễn Văn Quang- quyền Giám đốc Học viện Múa Việt Nam.

NSND Nguyễn Văn Quang bồi hồi chia sẻ, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Học viện múa Việt Nam cả ngành văn hóa mừng chứ không chỉ riêng Trường. Với Quyết định này Trường sẽ có vị thế khác, môi trường đào tạo khác và mọi người sẽ cố gắng với trường. Cái được chung nhất trong các trường đào tạo giáo dục đại học trong Bộ sẽ có thêm một trường đại học trong đào tạo nghệ thuật, đóng góp cho ngành văn hóa nói chung, nhà trường và ngành múa nói riêng. Đây là một lực lượng hậu thuẫn cho tương lai và rất quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước.

Nói về chặng đường 60 năm đã qua của trường, NSND Nguyễn Văn Quang xúc động, Trường Trung cấp múa được thành lập năm 1959 thì được Bác Hồ về thăm hai lần vào năm 1960 và 1961, chứng tỏ Bác rất quan tâm đến nghệ thuật múa nước nhà, và công tác đào tạo nghệ thuật múa chuyên nghiệp. Sau này, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân và nhu cầu phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ, Bác cũng dặn phải đào tạo và đưa được các tiết mục biểu diễn đến với mọi miền Tổ quốc, đến với các chiến sĩ. Năm 2001 Trường được nâng cấp lên Cao đẳng và tới năm 2019 thành lập Học viện múa Việt Nam trên cơ sở Cao đẳng Múa Việt Nam. Trong 60 năm đó, Trường trưởng thành từng bước một, đào tạo ra hàng nghìn nghệ sĩ, trong số đó có nhiều người là NSND, NSƯT, NGND, NGƯT về nghệ thuật múa.

NSND Nguyễn Văn Quang: 44 năm tâm huyết và mong được đi cùng Học viện Múa Việt Nam trên chặng đường mới  - Ảnh 1.

Lễ công bố Quyết định thành lập Học viện Múa Việt Nam (ảnh tư liệu)

Chặng đường chuyển mình từ Cao đẳng lên Học viện

Trải qua từng giai đoạn lịch sử, đặc biệt từ năm 2009-2010, NSND Nguyễn Văn Quang được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Ông xác định xây dựng chiến lược phát triển Trường và kế hoạch từng bước một để thúc đẩy việc xây dựng đội ngũ, xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn bị cơ sở vật chất… đáp ứng nhu cầu dạy học cho giai đoạn tới.

Năm 2013 Trường xây dựng Đề án, song song với đó là xây dựng đội ngũ, nâng cao trình độ giảng viên. Đến năm 2019 thì có Quyết định. May mắn là trong quá trình xây dựng Đề án, được Chính phủ cho thực hiện theo Thông báo 154/TB-VPCP xây dựng Đề án thành lập trường theo cơ chế đặc thù nên cũng giảm bớt nhiều khó khăn khi xin ý kiến các cơ quan hữu quan trong quá trình xin thành lập học viện theo quy định.

Sự chuẩn bị kỹ càng

Là một đơn vị đầu ngành về đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam, trong khi chưa có tiến sĩ nào trong ngành múa nên để đáp ứng về đội ngũ giảng viên, Hiệu trưởng - NSND Nguyễn Văn Quang đã động viên các giảng viên trong trường đi học để có bằng tiến sĩ (về nghệ thuật, quản lý văn hóa, sân khấu…). Tới thời điểm hiện tại trường đã có 7 tiến sĩ (3 nghiên cứu sinh), 40 thạc sĩ.

NSND Nguyễn Văn Quang: 44 năm tâm huyết và mong được đi cùng Học viện Múa Việt Nam trên chặng đường mới  - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch làm việc, triển khai thành lập Học viện Múa Quốc gia Việt Nam (ảnh: trường Cao đẳng Múa Việt Nam)

NSND Nguyễn Văn Quang xác định, với đặc trưng đào tạo, mỗi năm trường đào tạo khoảng 400 học sinh, sinh viên, quy mô đào tạo thấp, các em lại vào trường từ khi còn nhỏ (11-12 tuổi) nên nếu là đại học sẽ không ổn lắm do những quy định của pháp luật, vì thế Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý cho xây dựng Đề án, trên cơ sở trường Cao đẳng múa Việt Nam, là một thuận lợi cho mô hình đào tạo trong nhà trường, đưa ra các hình thức, bậc học trong trường từ Sơ cấp- Trung cấp- Cao đẳng- Đại học- Sau đại học.

Sự chuẩn bị này rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nếu không chuyển mình vươn tới tương lai thì chúng ta sẽ mất đi nhiều cơ hội, trước hết là những mối quan hệ với quốc tế bởi những hạn chế về giao lưu, hợp tác với một trường cao đẳng nghệ thuật. Vì lý do này mà toàn thể lãnh đạo, cán bộ phải xây dựng được Đề án của một ngôi trường đặc thù về đào tạo nghệ thuật múa trình Thủ tướng.

Trường cũng đã chuẩn bị từ khung chương trình đào tạo đại học đến chương trình chi tiết giáo dục đại học của các môn học, đề án đăng ký hoạt động đào tạo đại học, mở mã ngành đào tạo đại học… Mọi thứ đã sẵn sàng từ đội ngũ tới các đề án hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất, giáo trình… có Quyết định là bắt tay vào triển khai.

Đội ngũ cũng được chuẩn bị cho 3 ngành đào tạo: diễn viên múa, biên đạo múa và huấn luyện múa cho 5 năm đầu và cũng là sự chuẩn bị cho bước tiếp theo lớn hơn, mở ra mô hình đào tạo tốt hơn cho chuyên ngành đào tạo nghệ thuật múa, trong đó có cả chuyên ngành nghiên cứu.

Với quá trình chuyển bước từng giai đoạn một, đến giai đoạn này, Trường được Nhà nước và Chính phủ quan tâm và Học viện múa Việt Nam được thành lập.

NSND Nguyễn Văn Quang: 44 năm tâm huyết và mong được đi cùng Học viện Múa Việt Nam trên chặng đường mới  - Ảnh 3.

Sinh viên biểu diễn tại lễ công bố Quyết định (ảnh tư liệu)

Thuận lợi và những kết quả sẽ có được từ vị thế mới

Nhấn mạnh đến thành tựu mà trường đã đạt được, NSND Nguyễn Văn Quang cũng bày tỏ sự cảm ơn đối với Chính phủ rất quan tâm đến tính nhân văn của Đề án khi xem xét ra quyết định. Từ trước giờ, các em học sinh phải đào tạo trong một thời gian dài (khoảng 7-8 năm), ra trường lại chỉ được hưởng lương ở mức trung cấp nên sẽ rất thiệt thòi cho các em, rồi thời gian làm nghề lại ngắn… những vấn đề này cũng liên quan đến đầu vào của trường. Trở thành Học viện, các em ra trường sẽ được hưởng lương cao hơn, có chế độ ưu đãi xứng đáng với sự hy sinh của các em, gia đình cũng sẽ động viên cho con đi học, nhà trường cũng sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn tài năng và từ đó có thể nâng cao chất lượng nguồn tuyển.

"Trở thành Học viện, các em học sinh, sinh viên sẽ có chế độ ưu đãi xứng đáng với sự hy sinh của các em...

NGND Nguyễn Văn Quang

Trong thời gian qua, nghệ thuật múa phát triển, việc tuyển sinh cũng dễ hơn; được quan tâm hơn còn bởi nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của xã hội, mọi người thích xem những chương trình nghệ thuật có thêm những tiết mục múa sinh động, tuy nhiên nhìn riêng về những khó khăn trong quá trình tuyển sinh thì thấy rõ những tồn tại. Chưa kể trong quá trình tuyển, mặc dù trường tạo điều kiện học tập rất tốt, nhưng khi tuyển xong nhiều em lại không đến học, đây cũng là thiệt thòi cho trường bởi các em này nếu được đào tạo thì sẽ trở thành các diễn viên xuất sắc, tài năng thực sự. Tìm hiểu, khảo sát lại những trường hợp này thì được biết nguyên nhân từ phía gia đình quyết định không cho con em theo học vì phải học lâu, ra trường lương lại thấp, tuổi nghề ngắn, 30 tuổi hết tuổi diễn rồi thì làm gì tiếp…

Là môi trường giáo dục đào tạo trình độ từ Sơ cấp- Trung cấp- Cao đẳng- Đại học- Sau đại học các em sẽ có nhiều cơ hội mở rộng nghề nghiệp cho mình. Sau này các em có trình độ, nếu không làm diễn viên, biên đạo, huấn luyện thì có thể tiếp tục học cao hơn về các chuyên ngành như lý luận múa, nghiên cứu múa… nghề nối nghề thành nghiệp. Xã hội cũng được hưởng thụ thành quả này, đặc biệt là ngành Văn hóa, Bộ VHTTDL sẽ có được một đội ngũ chuyên nghiệp, chất lượng. Nhìn xa hơn 50-100 năm sau, chúng ta sẽ có được những kết quả cụ thể như thế. Nếu không có một cơ sở đào tạo ở trình độ cao từ bây giờ thì mãi sau này chúng ta sẽ chỉ thế thôi. Vì vậy phải nghiên cứu và tìm cách giữ gìn nghệ thuật múa cho mai sau.

NSND Nguyễn Văn Quang cho biết, ngay sau khi có Quyết định thành lập Học viện múa Việt Nam, nhiều học sinh cũng đã bày tỏ mong muốn được quay lại trường để tiếp tục học lên bậc cao hơn.

NSND Nguyễn Văn Quang: 44 năm tâm huyết và mong được đi cùng Học viện Múa Việt Nam trên chặng đường mới  - Ảnh 5.

Sinh viên phải khổ luyện từ nhỏ để có thể thực hiện được các động tác múa với kỹ thuật cao (ảnh: zing)

Kỳ vọng về chặng đường mới của Học viện múa Việt Nam

Là một người tâm huyết với trường, sống và lớn lên, học tập và làm việc tới giờ là 44 năm, tuổi của trường cũng là tuổi của NSND Nguyễn Văn Quang.

Hiện điều mà NSND Nguyễn Văn Quang trăn trở nhất là chỉ còn một thời gian ngắn nữa sẽ về hưu, khi đó không biết người kế nhiệm sẽ 'chèo lái' trường đi tiếp như thế nào khi trường đang đi theo luồng như vậy, hoạt động đào tạo, các quan hệ với quốc tế rồi nhiều vấn đề khác nữa. NSND Nguyễn Văn Quang cho biết, ông cũng đã nghĩ tới việc sẽ xin tiếp tục ở lại trường để cùng anh em đi tiếp, mà theo quy định, với trình độ Tiến sĩ và là NSND ông có thể đề xuất vị trí giảng viên của trường.

Trường cũng đang xây dựng Đề án trình Bộ để Bộ trình Chính phủ về mô hình hoạt động Hội đồng trường, theo đề án này, nếu là thành viên hoặc là chủ tịch hội đồng trường, sát cánh cùng ban giám đốc thì NSND Nguyễn Văn Quang có thể hỗ trợ cho trường nhiều hơn. Được như vậy NSND Nguyễn Văn Quang có thể sẽ đi cùng trường thêm một thời gian nữa và giúp cho trường phát triển hơn nữa trong sự nghiệp đào tạo nghệ thuật múa chuyên nghiệp của nước nhà.

Khánh Vân

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×