Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Những kết quả nổi bật của Bộ VHTTDL trong quý III năm 2019

08/10/2019 | 14:01

Sáng 8/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Họp báo thường kỳ quý III năm 2019 nhằm thông tin đến báo chí những hoạt động và kết quả nổi bật của ngành trong thời gian qua.

Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VHTTDL Nguyễn Thái Bình đã chủ trì cuộc họp.

Theo Bộ VHTTDL, trong quý III năm 2019, Bộ VHTTDL đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính: thực hiện Chương trình công tác năm 2019 của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự án Luật Thư viện; hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Tham mưu trình Chính phủ ban hành: 04 Nghị định; đang soạn thảo 01 Nghị định của Chính phủ, 06 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng 14 Thông tư; đã ban hành theo thẩm quyền 9 Thông tư.

Những kết quả nổi bật của Bộ VHTTDL trong quý III năm 2019 - Ảnh 1.

Toàn cảnh Họp báo

Trong lĩnh vực văn hóa, gia đình: Bộ đã hoàn chỉnh Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững; Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030; Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2025, tầm nhìn 2035. Tổ chức các Hội đồng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 02 nhiệm vụ quy hoạch: Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La.

Thẩm định hồ sơ, xếp hạng 37 di tích quốc gia; cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ tại 25 địa điểm. Hoàn thiện các hồ sơ "Nghệ thuật Xòe Thái", "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" đệ trình UNESCO ghi danh. Quyết định đưa 30 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Công tác phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân đã có cống hiến xuất sắc trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc đặc biệt được quan tâm.

Đẩy mạnh Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và thực hiện các tiêu chí về văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên; Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV; Ngày hội văn hóa Chăm tại tỉnh Phú Yên. Tổ chức các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số có số dân rất ít người; tập huấn công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, tập huấn về công tác tuyên truyền bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số...

Triển khai 02 Đề án: "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" và "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030".

Công tác giám định kịch bản phim; thẩm định, phân loại và cấp phép phổ biến phim; cấp giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh sản xuất phim và giấy phép nhập khẩu phim không nhằm mục đích kinh doanh thực hiện nghiêm túc, đúng quy định pháp luật.

Xây dựng dự thảo: Nghị định về nghệ thuật biểu diễn; Đề án Cuộc thi tài năng Cải lương Trần Hữu Trang; Đề án Nâng cao năng lực về lý luận văn học nghệ thuật; Đề án khuyến khích sáng tác và công bố tác phẩm văn học có giá trị cao về tư tưởng nghệ thuật, phản ánh công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước từ năm 1976 đến nay và Đề án "Xây dựng Văn hóa giao thông an toàn qua các tác phẩm văn học".

Những kết quả nổi bật của Bộ VHTTDL trong quý III năm 2019 - Ảnh 2.

Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VHTTDL Nguyễn Thái Bình tại Họp báo thường kỳ quý III năm 2019 của Bộ VHTTDL

Thực hiện tốt các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị. Chỉ đạo 12 đơn vị nghệ thuật Trung ương tổ chức dàn dựng 53 chương trình, 9 vở diễn mới, nâng cao 17 tiết mục; 1901 buổi biểu diễn. Các đoàn nghệ thuật ở địa phương tổ chức nhiều chương trình biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn, lễ hội của địa phương. Tính đến tháng 9, các đoàn nghệ thuật ở địa phương đã tổ chức dàn dựng 220 chương trình, 80 vở diễn mới, nâng cao 97 tiết mục; 2864 buổi biểu diễn (trong đó có 610 buổi biểu diễn phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo); 890.760.800 lượt người xem; số kinh phí ước tính từ các buổi biểu diễn có bán vé đạt gần 50 tỷ đồng....

Xây dựng và hoàn thiện các dự thảo văn bản, đề án: Thông tư định mức phần mỹ thuật tượng đài, phù điêu; Đề án thương hiệu quốc gia lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh. Thẩm định, cấp phép tổng số 104 giấy phép triển lãm mỹ thuật và Triển lãm nhiếp ảnh theo quy định (trong đó có 81 Triển lãm mỹ thuật, 23 Triển lãm nhiếp ảnh).

Trong lĩnh vực thể dục, thể thao, Bộ VHTTDL đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức SEA Games 31 và Para Games 11 năm 2021 (Báo cáo số 193/BC-BVHTTDL ngày 16/8/2019 về việc giải trình tiếp thu ý kiến đóng góp về Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức SEA Games 31 và Para Games 11 năm 2021).

Tham dự các giải thể thao quốc tế 9 tháng đầu năm, Thể thao Việt Nam đã giành được tổng số 360 huy chương vàng, 269 huy chương bạc, 305 huy chương đồng.

Trong lĩnh vực du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9 đạt 1.561.274 lượt, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng lượng khách 9 tháng đạt 12.870.506 lượt, tăng 10,8% so với cùng kỳ. Khách du lịch nội địa 9 tháng đầu năm đạt 66 triệu lượt, trong đó có 33,7 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt 504.000 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 9 tháng đầu năm đã có 29 cơ sở lưu trú trong phân khúc từ 4-5 sao được công nhận mới (trong đó 15 cơ sở loại 5 sao, 14 cơ sở loại 4 sao). Hiện số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên cả nước là 29.000 cơ sở với trên 590.000 buồng (tăng hơn 1.000 cơ sở lưu trú so với năm 2017), trong đó: 164 khách sạn 5 sao với 56.121 buồng, 284 khách sạn 4 sao với 37.986 buồng.

Tai buổi họp báo, ông Nguyễn Thái Bình cũng làm rõ những vấn đề đang được dư luận quan tâm như trách nhiệm quản lý của địa phương khi xảy ra xây dựng trái phép tại Mã Pì Lèng; xây dựng đề án mô hình quản lý Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam; dự thảo Luật Điện ảnh.../.

Hà An

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×